Không thể xảy ra kịch bản như các cụ sợ. Để tấn công vào mạng điều khiển, cần:
(1) Hệ thống điều khiển quá trình (DCS, SCADA) cần kết nối với...internet. Mà 99,9999% các hệ thống này KHÔNG nối internet.
(2) Cho là nó có nội gián vô được Hệ thống điều khiển, nó cũng cần hiểu về quá trình công nghệ. Khi đã hiểu được công nghệ, nếu muốn shutdown một thiết bị lớn, cần phải được cấp quyền shutdown. Không phải ai cũng có thể shutdown hay startup một nhà máy, một tổ máy, một lò hơi...
(3) Nếu nó muốn mở van để tăng lưu lượng nhiên liệu làm cho máy chạy nhanh hơn. Thì sẽ có các key bảo vệ các ngưỡng giới hạn. Trong trường hợp cần thiết, người vận hành có thể over ride hay bypass chuyển qua vận hành bằng tay.
Ngoài ra, TQ chưa có tuổi để chế tạo các phần mềm lõi điều khiển. Đây là sân chơi của các bạn G7, đặc biệt là Mẽo. Trong lĩnh vực này, khoảng cách giữa Nhật và Mẽo tương tự khoảng cách giữa...xe đạp và xe máy.
Cụ chủ thớt nói điện lưới chung chung là không là dân ngành điện.
Lưới điện VN bao gồm:
+ Lưới điện truyền tải: Hệ thống lưới điện quốc gia bao gồm lưới cấp cao áp 500kV (và 220kV): gồm đường dây 500kV, các trạm máy biến áp (MBA) 500kV, các thiết bị đo đếm điều khiển, thiết bị đóng cắt, bảo vệ cho hệ thống lưới và MBA (gọi chung là mạch nhị thứ), hệ thống tiếp địa (đường dây và trạm Biến áp) với dây chống sét có lõi cáp quang dùng mạng thông tin riêng cho ngành điện. Tương tự với hệ thống lưới 220kV
+ Lưới điện phân phối: hệ thống lưới điện địa phương với lưới điện cấp cao áp 110kV, và trung áp cấp 22kV (một số nơi vẫn còn lưới 66kV, 15kV là các tiêu chuẩn cũ của Mỹ và 35kV của LX còn lại chưa thay thế bằng chuẩn 22kV của châu Âu IEC).
Và Lưới hạ thế từ lưới phân phối cung cấp cho hộ tiêu thụ công nghiệp đến cấp 22kV/0,4kV 3 pha; cấp cho họ tiêu thụ chiếu sáng và sinh hoạt là 0,4kV 3 pha; và lưới 220V-240V đơn pha.
Người ta chỉ quan tâm đến an toàn vận hành lưới truyền tải quốc gia. Còn lưới địa phương thì việc xảy ra sự cố lưới như mất điện thoáng qua thì dễ dàng khôi phục (không quá 15 phút) nguồn cấp, tách lưới, nếu thời gian mất điện lâu hơn là do phải thay thế thiết bị hay đấu nối cân bằng tải. Hiện tại lưới truyền tải quốc gia 500kV đã là mạch vòng (2 mạch khép kín, khi sự cố mất mạch này, công suất được dồn cho mạch kia), các lưới 220kV cũng đa phần là mạch vòng.
Hàng ngày vận hành hệ thống điện quốc gia (500kV và 220kV), vẫn
thường xuyên xảy ra sự cố, bao gồm sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu dẫn đến đóng cắt tăng giảm công suất hay cô lập tách lưới, và sau đó sẽ được tự động tính toán tái lập hệ thống, nhằm đảm bảo cân bằng phụ tải trào lưu công suất toàn hệ thống. Các sự cố này như máy phát giảm công suất hay sutdown, đường dây bị sự cố (chạm đất, đứt...) dẫn đến nhảy máy cắt tự động.
Cụ Hại Điện comment chuẩn rồi, khẳng định luôn là tòan bộ phần hệ thống điều khiển của của trung tâm điều độ quốc gia A0 đến các trung tâm điều độ khu vực như A1 (miền Bắc), A2 (miền Nam), A3 (miền Trung), và đến các trung tâm điện lực lớn (như Hòa bình, Trị an, Đa nhim, Bà rịa, Phú Mỹ, Cà mau, Nhơn trạch, Uông bí, Hải phòng...), từ nguồn phát lên hệ thống lưới tuyền tải đến từng nút trạm 500kV lớn như Hòa bình, Bắc giang, Thường tín, Hà tĩnh, Plây cu, Phú lâm, Nhà bè, Phú mỹ, Mỹ tho...) đều nằm trong hệ thống điểu khiển
riêng của ngành điện.
Việc ra lệnh tăng/giảm nấc MBA, thao tác đóng/cắt máy cắt hay dao cách ly là do A0 yêu cầu, còn việc tăng giảm công suất từng tổ máy Nhà máy điện do các kíp trực ca vận hành nhà máy thực hiện,
ngoài kênh tự động vẫn duy trì làm qua kênh điện thoại/fax và thao tác bằng tay.
Với các hệ đo đếm điều khiển tự động trong công nghiệp, hay cụ thể hệ dùng cho Nhà máy điện chỉ có phần mềm của Mỹ, châu Âu (Siemens, Alstom, Vatech...) hay cùng lắm là Nhật (MHI). Hệ thống điện Quốc gia cũng chỉ dùng các hệ này.