Ngụy biện ngụy beo gì, ko biết thì đừng có sủa bậy. Trên thực tế là chuyện làm tắt quy trình ở các bệnh viện VN xảy ra thường xuyên, vì áp lực bệnh nhân khám chữa bệnh quá lớn. Con nít ranh ngồi cào phím thì cào gì chẳng được. Anh nêu 1 vài con số để chú tự so sánh, cái thời bà già anh chưa về hưu cách đây hơn chục năm có nói chuyện, bác sĩ mình đi hội thảo bên Tây, nó khoe ngày khám hơn chục bệnh nhân và đã cho rằng đấy đã là very busy mà cứ cười với nhau, vì thực tế 1 ngày ở bệnh viện tuyến trung ương khám độ 200, 300 bệnh nhân. Chuẩn chỉ như Tây thì chết cmn hết rồi. Đành rằng như thế chất lượng không thể bằng Tây nhưng bù lại cứu được rất nhiều người trên diện rộng và trên thực tế chất lượng khám chữa bệnh ở VN cũng ở mức chấp nhận được. Cứ có con cái người thân vào bệnh viện đi đã rồi hẵng phát biểu, chưa cần cấp cứu đâu bệnh bình thường thôi riêng việc chờ cũng đủ ốm cmn người rồi. Giường 1 thì nằm ghép 3,4 bệnh nhi còn chẳng có chỗ phải nằm ra hành lang, bác sỹ làm tắt nhiều thứ mà mãi còn chẳng đến lượt, giờ đòi chuẩn chỉ đúng quy trình nữa thì chỉ có chết 1 loạt
Đệch, chả biết chú tuổi nào mà khoe bà già mới nghỉ hưu. Anh vào Y rồi lại chuồn ra ngoài hơn 20 năm trước rồi.
Thứ 1: Hệ thống Bệnh viện phân tuyến rõ ràng, đông hay vắng là do lượng vượt tuyến lên là chủ yếu. Tiếp nữa hệ thống viện Trung ương nằm chủ yếu ở 2 đầu cầu HN và TPHCM, nơi tập trung lượng dân cư lên đến gần 30% dân số cả nước, nên việc vượt tuyến lên khiến quá tải gấp bội. Đây là lý do tại sao Bộ Y tế cho xây Bv Bạch Mai, Việt Đức... cơ sở 2 ở các tỉnh ven Hà Nội để giảm tải nhé, có điều léo bệnh nhân nào thích nằm ở Phủ Lý cả. Và đây cũng là lý do các bệnh viện tuyến huyện, cơ sở được đầu tư diện rộng rất lớn nhưng tần suất phục vụ chả bao giờ kín buồng cả, ngay cả đỡ đẻ là một quy trình xử lý cơ bản nhất ở tuyến huyện mà nhiều bà đẻ cũng không tin, đòi bằng được lên sản C để đẻ cho mát.
Thứ 2: Về cơ sở vật chất, rất nhiều bác sĩ tuyến TƯ/Thành phố được tăng cường đi cơ sở tuyến huyện để hỗ trợ chuyên môn, về tới nhà tấm tức vì hệ thống thiết bị ở cơ sở xịn hơn ở cả cấp Trung ương, mỗi tội để đắp chiếu cả năm không có ai dùng vì ko có bệnh nhân, đến lúc lôi ra dùng thì hỏng cmnr. Một anh bạn làm NGO chuyên viện trợ trang thiết bị y tế cho tuyến cơ sở đã complain rất nhiều rẳng lần nào đi kiểm tra đánh giá cũng phải lấp liếm cho ta vì máy rõ xịn, nhà chứa rõ ngon nhưng bỏ bụi vì thiếu khách.
Thứ 3: Việt Nam được đánh giá là nước xây dựng được hệ thống y tế cộng đồng tốt từ thời xưa với hệ thống y tế thôn bản, mỗi tội đãi ngộ 4' quá nên thôn bản về thủ đô hành nghề hết, cho nên lỗ hổng y tế cơ sở về con người và lòng tin của bệnh nhân càng lớn, kết quả ai cũng chỉ muốn lên tuyến đầu cho an tâm, việc phá quy trình khám chữa bắt đầu từ đó thôi.
Thứ 4: Quy trình rõ ràng được ban hành rồi, ai cũng biết là thế nhưng chẳng qua quen làm tắt đón đầu từ cả 2 phía người bệnh (người nhà) và bác sĩ nên hình thành cái lối mòn tư duy đó, đến lúc vụ Hoàng Công Lương lở loét cùng một loạt vụ thuốc bậy bạ nổi lên thì mọi người mới ngỡ ngàng thôi. Không ai muốn phải đi viện chữa bệnh hoặc chăm người nhà cả, nhưng nếu ai cũng muốn lên tuyến đầu, muốn vào trước nên chuyện phá quy trình là diễn tiến tự nhiên.
Chia sẻ chút, không biết chú có làm theo nghề gia truyền không, nếu đủ tuổi thì cũng phải tầm phó khoa này nọ rồi nhỉ, vậy mà vẫn phát ngôn kiểu đó thì tệ thật.