- Biển số
- OF-161961
- Ngày cấp bằng
- 22/10/12
- Số km
- 751
- Động cơ
- 353,964 Mã lực
Sấu lúc lỉu trên cây
Sấu tràn trề các thúng, các mẹt của những người bán hàng.
Sấu trĩu nặng trên các poac ba ga xe đạp
Hà nội mùa Sấu, cũng là mùa của những ngọn rau muống mơn mởn sau những cơn mưa rào. Nước rau muống luộc dầm Sấu, một món ăn dân dã từ hai loại nguyên liệu không thể dân dã hơn và kết hợp với nhau không thể nhuần nhị hơn, làm ứa nước chân răng của các đệ tử ăn Sấu và xua tan nhanh cái khô khát mùa hè.
Người ta mua Sấu về luộc rau, mua Sấu về ngâm đường, làm ô mai, về om thịt Vịt và Sấu còn quý giá đến mức người ta mua về để trữ đông dùng dần trong những ngày không có Sấu.
Nhà nhà mua Sấu, người người ăn Sấu nhưng ít ai biết và chẳng ai hỏi là Sấu được thu hoạch như thế nào. Hà nội nhiều Sấu, những cây Sấu non một vài năm tuổi đã cho quả, những cây Sấu già vài chục năm tuổi cũng vẫn cho quả. Ban ngày đường phố tấp nập, người xe như mắc cửi và chẳng ai để ý cây ít cây nhiều quả. Nhưng khi đêm về, những người đi thu hoạch Sấu với những chiếc sào dài có gắn móc và lòng quả cảm vô biên, treo mình trên cây để thu hái cho người ở dưới đón, nhặt Sấu và cho vào những chiếc sọt tre. Phố đêm rộn ràng với Sấu.
Tuổi thơ Hà nội gắn bó với Sấu, mùa quả ăn quả, mùa không quả ăn lá, ăn cậng. Chẳng có gì là không ăn. Người lớn thu hoạch Sấu bằng sào, trẻ con thu hoạch bằng dép. Dép ném lên, Sấu rụng xuống. Mỗi chiếc dép ném trúng đich, vài ba quả Sấu rơi tứ tung, nhảy lâng câng trên vỉa hè, dăm bảy thằng trẻ con tranh nhau nhặt. Quên chiếc dép bay đi đâu và quên luôn thằng ném dép. Nhặt rồi xoa xoa đập đập cho sạch đất, chẳng cần gọt vỏ,cứ thế chấm muối ăn câng cấc, giòn tan. Sấu chua nhăn mặt.
Nay đã đi hơn nửa cuộc đời, Sấu Hà Nội vẫn tràn trề các ngõ phố. Vẫn mua Sấu luộc rau. Đôi lúc cắn Sấu chấm muối, vẫn cái vị chan chát của vỏ và chua chua của cùi ấy nhưng chẳng còn đâu cái nhăn mặt của Tuổi Thơ.
Sấu tràn trề các thúng, các mẹt của những người bán hàng.
Sấu trĩu nặng trên các poac ba ga xe đạp
Hà nội mùa Sấu, cũng là mùa của những ngọn rau muống mơn mởn sau những cơn mưa rào. Nước rau muống luộc dầm Sấu, một món ăn dân dã từ hai loại nguyên liệu không thể dân dã hơn và kết hợp với nhau không thể nhuần nhị hơn, làm ứa nước chân răng của các đệ tử ăn Sấu và xua tan nhanh cái khô khát mùa hè.
Người ta mua Sấu về luộc rau, mua Sấu về ngâm đường, làm ô mai, về om thịt Vịt và Sấu còn quý giá đến mức người ta mua về để trữ đông dùng dần trong những ngày không có Sấu.
Nhà nhà mua Sấu, người người ăn Sấu nhưng ít ai biết và chẳng ai hỏi là Sấu được thu hoạch như thế nào. Hà nội nhiều Sấu, những cây Sấu non một vài năm tuổi đã cho quả, những cây Sấu già vài chục năm tuổi cũng vẫn cho quả. Ban ngày đường phố tấp nập, người xe như mắc cửi và chẳng ai để ý cây ít cây nhiều quả. Nhưng khi đêm về, những người đi thu hoạch Sấu với những chiếc sào dài có gắn móc và lòng quả cảm vô biên, treo mình trên cây để thu hái cho người ở dưới đón, nhặt Sấu và cho vào những chiếc sọt tre. Phố đêm rộn ràng với Sấu.
Tuổi thơ Hà nội gắn bó với Sấu, mùa quả ăn quả, mùa không quả ăn lá, ăn cậng. Chẳng có gì là không ăn. Người lớn thu hoạch Sấu bằng sào, trẻ con thu hoạch bằng dép. Dép ném lên, Sấu rụng xuống. Mỗi chiếc dép ném trúng đich, vài ba quả Sấu rơi tứ tung, nhảy lâng câng trên vỉa hè, dăm bảy thằng trẻ con tranh nhau nhặt. Quên chiếc dép bay đi đâu và quên luôn thằng ném dép. Nhặt rồi xoa xoa đập đập cho sạch đất, chẳng cần gọt vỏ,cứ thế chấm muối ăn câng cấc, giòn tan. Sấu chua nhăn mặt.
Nay đã đi hơn nửa cuộc đời, Sấu Hà Nội vẫn tràn trề các ngõ phố. Vẫn mua Sấu luộc rau. Đôi lúc cắn Sấu chấm muối, vẫn cái vị chan chát của vỏ và chua chua của cùi ấy nhưng chẳng còn đâu cái nhăn mặt của Tuổi Thơ.
Chỉnh sửa cuối: