- Biển số
- OF-8453
- Ngày cấp bằng
- 18/8/07
- Số km
- 24,589
- Động cơ
- 697,036 Mã lực
Bùng nổ vận chuyển hàng không, từ tháng 8/2016, Việt Nam đã mở tuyến bay cao tốc song hành Bắc Nam
Em thêm cái ảnh này để các cụ hình dũng rõ hơn về Tân Sơn Nhất
Nghĩ mãi mới ra. Hóa ra trước là cái ngõ thôn Hoàng 5, giờ là TDP Hoàng 5, nó thông ra phía đường PVĐ gần BCA phỏng cụ. Cụ DuongHL cứ ngó như em tả ấy. Thôi, em trả cho cụ Nhầm.Nói về cảng hàng không, em biết có cái cảng Hoàng Năm trên địa bàn phường Cổ Nhái, đường lăn sân đỗ đường băng cất hạ cánh đủ phục vụ cả nghìn máy bay cùng một lúc, rồi thì dịch vụ đổ nước mui, rửa ráy máy bay, tắm phi công, vá dù ...các thứ. Mỗi ngày riêng về hạ cất cánh cũng đã tốn đến mấy nghìn cái vỏ cao su chưa kể các trường hơp hạ cánh trực tiếp bằng càng.
bọn dốt nó loạn chữ thôi, thực ra không nên định nghĩa là cảng hàng không.
nên định nghĩa Sân bay thì chuẩn hơn, Sân bay bao gồm đường băng cất hạ cánh, nhà chờ,...tất cả những gì liên quan đến việc vận chuyển bằng đường hàng không.
Sao lại như vậy, vì để phân biệt:
đường thủy thì là cảng: cảng sông, cảng biển (bến đò ngoại lệ)
đường bộ thì là bến: bến xe
đường không: sân bay
đường sắt thì là ga
Tất nhiên địn nghĩa chỉ là định nghĩa, nhưng định nghĩa khoa học khác với định nghĩa dốt
Bác thông não cho em từ viết tắt ĐMC và DTM là cái giề đới ợKhông trả lời đơn giản được. Trên nguyên tắc là xác định ĐMC rồi DTM cho các giải pháp xong mới làm. Dự án lớn phải chia nhiều tiểu dự án, có phản biện độc lập và thẩm tra thẩm định. Túm lại phải định lượng chi tiết để cung cấp thông tin cho các cơ quan thẩm quyền quyết. Thậm chí lấy ý kiến người dân.
Nếu định tính thì không nên chứ bác. Tsn giờ chỉ như sb cũ Hongkong, thượng hải, kinh nghiệm các nước có đầy mà. Làm cái mới là hợp lý. Còn câu trả lời về nguồn lực, thời điểm ... thì phải nghiên cứu.
Giọng rống cán bộ đường lối không bác, he he
Dùng cho kéo đẩy máy bay loại nào đây cụ
Cái này là cần kéo đẩy máy bay ạ, nó nối với phần bánh trước của máy bay và xe kéo để di chuyển máy bay đã hạ cánh/tắt máy vào vị trí yêu cầu.
Bây giờ nước ngoài ít đất , định hướng toàn phải ra biển làm, mà ra đó thì bao la rộng lớnSân bay cũ Hong Kong thế này
Và xây cái mới thế này
Chính xác thì phải là Tổng cục quản lý Đất đai cụ ạ!Luật cũng không đặt ra chuẩn mực cho ngôn ngữ được đâu cụ ạ.
Đang là Tổng cụa Địa chính, vừa hay, vừa đủ ý; bổng dưng bài trừ từ Hán - Việt, gọi là Tổng cục Đất đai. Đất thì còn có người hiểu nó là cái gì, còn Đai thì chịu. Hay Đất đai là Đất chết (die).
Tổng cục Đất chết.
Còn thiếu sân bay ở Trường Sa cụ Lầm ơiVới 1 thế kỷ chiến tranh hiện đại, Việt Nam đang có quá nhiều sân bay, nhưng chưa cái nào thực sự ra tấm ra món
Chuẩn ạ! Cũng giống ngày xưa phân cấp rõ ràng, chỉ một khái niệm Trường phổ thông cơ sở.(cấp 1, 2) Trường phổ thông trung học,(cấp 3) rồi Trường Đại học, dể hiểu cụ, lại đúng bản chất trình tự lên cao dần. Từ và khái niệm luôn đi song hành nhỉ. Bây giờ em dễ đọc nhầm trường trung học cơ sở với trường trung học phổ thông cứ loạn cào cào cụ nhỉ? Vì hai khái niệm trung học cơ sở với Trung học phổ thông chẳng thể phân biệt được trình độ nào cao hơn xét về mặt ngôn ngữ?Đây là bi kịch.
Nói mẹ nó ra là đi sân bay cho gọn.
Nói ra cảng hàng không có thể ra bến Nhà rồng.
Mấy loại bác ạ, cả 747 lẫn ATR 72, ATR 42, A318, A320,... bác ạ. Có loại dùng chung được Airbus lẫn Boeing.Dùng cho kéo đẩy máy bay loại nào đây cụ
Em góp mấy cái ảnh cho sinh động cụ nhéThời Pháp, đây là sân bay dã chiến phục vụ cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Năm 1958, vận tải hàng không dân dụng chính thức được mở tại sân bay Điện Biên và do quân đội đảm nhiệm nhưng các chuyến bay còn rất ít. Đến năm 1984, kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tuyến đường bay Hà Nội- Điện Biên bằng máy bay AN24, AK40... được khôi phục. Sau 10 tháng khai thác, do các điều kiện kỹ thuật không cho phép, ngày 30/1/1995 đường bay đã bị cắt để sửa chữa đường cất hạ cánh.
Sau khi sửa chữa, CHK Điện Biên đã hoạt động trở lại và máy bay là loại ATR72. Năm 2004, CHK Điện Biên được đầu tư mở rộng sân đỗ máy bay diện tích 12.000m2 đảm bảo cho 4 vị trí máy bay đỗ. Nhà ga hành khách với diện tích sử dụng 2.500m2, đủ năng lực phục vụ hai chuyến bay ATR72 tương đương với 150 hành khách/giờ cao điểm.
Ngày nay, sân bay này đã được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ. Cảng hàng Điện Biên Phủ có tọa độ 21°23'50 vĩ Bắc, 103°00'28 kinh Đông. Sân bay có: Đài kiểm soát không lưu. Hệ thống rada dẫn đường. Đường băng bê tông xi măng để hạ, cất cánh, dài 1830 m, rộng 30 m.
Đường lăn, sân đỗ rộng 7.500m2 với 04 vị trí đỗ máy bay. Nhà ga hành khách rộng 2.500m2 với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, phục vụ một lúc cả chuyến bay quốc tế và nội địa.
Đây là sân bay lớn nhất miền Tây Bắc Việt Nam. Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ thực hiện ngày 2 chuyến Hà Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà Nội,một số ngày đặc biệt có thể tăng lên 4 chuyến trên ngày và có khả năng đáp ứng mỗi ngày 4 chuyến bay, hạ cánh một giờ cao điểm.
Ko đúng cụ ơi. Nếu có đất cụ vẫn tổ chức khéo hơn về sân bãi, đường xá để bớt tắc hơn chứ.Liệu câu hỏi của cụ này đã có câu trả lời chưa?
Tại sao sân bay tắc nghẽn lại còn xây sân Golf?
Đơn giản là: Nếu xây thêm chỗ sân gôn thì cũng không đủ, thêm tiền và vẫn tắc ạ.