- Biển số
- OF-30978
- Ngày cấp bằng
- 10/3/09
- Số km
- 3,708
- Động cơ
- 516,772 Mã lực
- Nơi ở
- Quanh Bờ Hồ
- Website
- hoamoctrang1.multiply.com
Cuối tuần vừa rồi, gia đình đứa bạn Em rủ đi Sầm Sơn 3 ngày. Đắn đo mãi, chả nhẽ ... Sầm Sơn cách Hà Nội chưa đầy 200km, hợp lý cho 1 kỳ nghỉ ngắn ngày bằng xe tự lái. Từ Hà Nội, chỉ mất khoảng 4 - 5h đồng hồ là đã tới nơi. Lý do duy nhất khiến Em ít có thiện cảm với Sầm Sơn là lâu nay nghe dân tình bàn tán về thái độ và cách làm dịch vụ ở đây mà thấy ... sợ. Vì sợ nên 10 năm nay Sầm Sơn không có khái niệm trong đầu. Vừa rồi, em có đọc Thread của 1 Cụ trên OF, thấy các Cụ nhà mềnh vào tranh cãi sôi nổi ... người khen, người chê, rất nhiều ý kiến trái chiều... Khổ thân Cụ chủ Thread cứ phải thanh minh, thanh nga mãi . Nghĩ vậy và bảo vậy...em quyết định nhận lời mời, đi để mục sở thị....
Nhà khách Bộ Ngoại Giao - nơi em nghỉ đây ạ:
3 ngày, dù không nhiều nhưng cũng đủ để có 1 vài cảm nhận. Đúng là Sầm Sơn đã thay đổi, phải ghi nhận điều này. Tuy nhiên sự thay đổi đó chưa đủ để đổi thay những suy nghĩ không mấy thiện cảm từ lâu nay của cá nhân Em và mọi người đối với Sầm Sơn.
Đầu tiên là những cái được: Nhà nghỉ: Bạn em book trước khi đi 1 tuần (nhà khách của Bộ Ngoại Giao). Ở đây nội thất, phòng ốc bình thường, nó chỉ tương xứng như 1 cái nhà nghỉ bình dân nhưng được cái là thuận tiện cho các Cụ đi tắm biển. Chỉ vài bước chân, qua đường là ra tới biển. Khuyến mại các Cụ thích chơi Tennis là có cả sân cho các Cụ nếu muốn chơi (cái này em tiếc hùi hụi vì không biết là nó có sân, nhìn cái sân trống trơn mà thèm ... nếu biết trước thì đã xách vợt theo). Cảnh mua bán, bắt chẹt khách không còn (hoặc còn mà Em không biết)! Nói thách, lừa đảo cũng không thấy. Hàng hóa được bán theo đúng giá niêm yết. Bãi biển không thấy rác vì lệnh cấm bán hàng rong trên bãi biển được loa đài nhắc đi nhắc lại cả ngày.... Các Cụ cứ yên tâm tắm biển vì trên bờ lúc nào cũng có đội cứu hộ.
Những ngày cuối tuần bãi biển rất đông người:
Không thấy bóng hàng rong:
Ghế ngồi cho các Cụ/Mợ ngồi mát: 20k/1ghế. Ăn sáng có bánh cuốn chả (25k/1 xuất), trứng gà ta luộc sẵn còn nóng hôi hổi: 50k/10 quả ... hợp lý cho 1 nơi du lịch. Ăn tối thì nhà em thuê xe điện xuống làng chài (gần resort vạn chài), các Cụ có thể lựa chọn ngồi ăn và view ngay sát bãi biển hoặc ngồi trong nhà sàn mái lá. Giá cả đắt hơn Hà Nội 1 tí (500k cho 1kg Cua gạch), nhưng được cái là tươi sống.
Nhà hàng đây ạ:
Các loại hải sản:
Chú Sam, lần đầu em nhìn thấy:
Hào sống (món khoái khẩu của các Cụ):
Tiếp đến là Cua: 500k/1kg Cua gạch.
Rồi đến Ốc Hương:
Có thể ngồi ăn trong nhà:
Hoặc thích view thì ngồi ngoài bãi biển:
Và những cái chưa được: Tình trạng hàng rong chèo kéo khách vẫn còn trên đường phố. Các Cụ/Mợ có cảm thấy khó chịu không khi mà ngồi ăn sáng trong 1 nhà hàng, phải trả lời mỏi miệng những người bán hàng rong? (Em ngồi ăn bánh cuốn, vừa ăn vừa trả lời không dưới 20 Mợ). Mợ thì bán xôi, Mợ thì bán trứng, Mợ thì bán bắp luộc ...Tình trạng lộn xộn và cãi cự nếu chẳng may va chạm giao thông xảy ra thường xuyên, nhất là vào buổi tối. Sự phát triển của phương tiện xe điện mang lại sự tiện lợi cho du khách (giá cả cũng hợp lý), tuy nhiên cũng vì nó quá phát triển nên vào những ngày cuối tuần, khi lượng du khách đổ về nhiều thì loại phương tiện này cũng chính là thủ phạm gây ra cảnh tắc đường. Cảnh báo với những người thích đi xe đạp đôi dạo phố vào buổi tối nhé! Đường phố Sầm Sơn rất nhỏ, đã vậy lại còn đủ các phương tiện tham gia, có 2 buổi tối mà Em chứng kiến mấy vụ xe đạp va chạm với xe điện rồi đấy!
Kể các Cụ/Mợ nghe tiếp câu chuyện này, đây cũng chính là lý do mà em chụp ít ảnh trong chuyến đi. Buổi sáng ngày đầu tiên ở Sầm Sơn, sau một hồi đi dạo biển Em và F1 nhà em đi ăn sáng. Ngồi bên cạnh em lúc đó có 2 Mợ (dân chính gốc Sầm Sơn), em quay qua hỏi Mợ ấy chợ có gần đây không? 2 Mợ ấy rất nhiệt tình, không những chỉ dẫn em đường tới chợ lại còn nhắc em phải cẩn thận với mấy bác xe điện. Vì các Bác ấy thường cô ti nhê với mấy chị ngoài chợ, kiểu gì họ cũng ăn %. Em thì chỉ hỏi cho vui thôi chứ cũng chưa có ý định đi chợ. Thấy 2 Mợ nhiệt tình và thân thiện nên em cũng tám với 2 Mợ ấy vài câu. Qua câu chuyện các Mợ ấy cũng phàn nàn là do 1 số người làm ăn không đứng đắn nên Sầm Sơn bị mất khách và bị mang tiếng xấu. Sau lưng Em lúc đó cũng có 1 Bác thợ ảnh, nghe 2 Mợ kia nói chuyện với Em cũng đánh tiếng xen vào ... đại thể là Bác ấy khó chịu vì nghe chính người nhà mình tố chuyện nhà mình (em nghĩ thế). Bác ấy buông 1 câu: Đi du lịch thì ở đâu chẳng vậy, nếu sợ thì ở nhà đi làm gì ...? Nói xong Bác ấy té. Em nghe thấy thế, bụng bảo dạ căng rồi đây ... 2 Mợ kia lập tức im thin thít, ăn vội ăn vàng rồi lên xe đạp. Em và F1 thì vẫn ngồi ăn bình thường, một lúc sau thấy kéo ở đâu ra khoảng gần chục ông Hiếp ảnh (em nhận biết qua đồng phục). Ngồi ăn ngay sau lưng em. Câu chuyện lại bắt đầu ... em đoán lúc nãy Bác kia về gọi “đồng bọn” ra xử lý 2 Mợ kia nhưng không ngờ là 2 Mợ ấy đi mất rồi. Còn lại Em và F1, lúc này em cũng vừa ăn xong, chuẩn bị đứng lên. Em chuẩn bị tinh thần, nếu có biến thì gọi Sói nhà em và anh em đi cùng ra đối ứng vì nhà khách em ở ngay bên kia đường. Đội quân Hiếp ảnh vừa ăn vừa chửi đổng tục tĩu, lại còn đánh tiếng bóng gió là hôm trước có 1 thằng nhà báo (Sorry em trích nguyên văn lời đội quân Hiếp ảnh thôi ạ) cũng mang máy ảnh đi viết bài lấy tin, tý nữa thì bị đập. Đến đây thì em mới chột dạ vì bên cạnh em là cái túi máy ảnh to tổ bố. Ka...ka.... mấy chú Hiếp ảnh kia nhìn em và nhìn túi máy ảnh của em chắc đoán nhầm em là phóng tinh viên của 1 báo nào đó đây. Nghĩ cho cùng em cũng chả làm gì, chả nói xấu gì quê hương của các Bác ấy. Em đứng dậy, thản nhiên thanh toán tiền và cùng F1 về nhà nghỉ, bụng bảo dạ chỉ muốn chuồn cho nhanh. Hú hồn vì thấy mình vẫn bình yên vô sự.
Qua đây em có 1 cảm nhận: Sầm Sơn đúng là có thay đổi, nhưng sự thay đổi này là nhờ có sự áp đặt của chính quyền. Nó chưa thực sự tìm được sự đồng thuận của người dân nơi đây, bởi tư duy và cách thức làm du lịch 1 cách chộp giựt của họ đã quá lâu rồi. Không thể trong 1 mùa mà dễ dàng thay đổi. Dù sao cũng phải ghi nhận những cố gắng từ chính quyền để lấy lại lòng tin của du khách khi đến với Sầm Sơn.
Tóm lại. Ngoài câu chuyện em vừa kể ra thì chuyến đi của Em ổn. Nó thích hợp cho 1 chuyến đi ngắn ngày. Còn dài hơn nữa thì Sầm Sơn vẫn chỉ là sự lựa chọn top sau mà thôi.
Em thêm cái ảnh hoa hoét để các Cụ/Mợ thư giãn sau khi đọc bài của em:
Hoa Muống Biển chộp ở Biển:
P/S: Chuyện hơi dài, các Cụ/Mợ chịu khó đọc 1 chút. Hy vọng truyền tải đến các Cụ 1 vài thông tin mà em cảm nhận được từ Sầm Sơn.
Nhà khách Bộ Ngoại Giao - nơi em nghỉ đây ạ:
3 ngày, dù không nhiều nhưng cũng đủ để có 1 vài cảm nhận. Đúng là Sầm Sơn đã thay đổi, phải ghi nhận điều này. Tuy nhiên sự thay đổi đó chưa đủ để đổi thay những suy nghĩ không mấy thiện cảm từ lâu nay của cá nhân Em và mọi người đối với Sầm Sơn.
Đầu tiên là những cái được: Nhà nghỉ: Bạn em book trước khi đi 1 tuần (nhà khách của Bộ Ngoại Giao). Ở đây nội thất, phòng ốc bình thường, nó chỉ tương xứng như 1 cái nhà nghỉ bình dân nhưng được cái là thuận tiện cho các Cụ đi tắm biển. Chỉ vài bước chân, qua đường là ra tới biển. Khuyến mại các Cụ thích chơi Tennis là có cả sân cho các Cụ nếu muốn chơi (cái này em tiếc hùi hụi vì không biết là nó có sân, nhìn cái sân trống trơn mà thèm ... nếu biết trước thì đã xách vợt theo). Cảnh mua bán, bắt chẹt khách không còn (hoặc còn mà Em không biết)! Nói thách, lừa đảo cũng không thấy. Hàng hóa được bán theo đúng giá niêm yết. Bãi biển không thấy rác vì lệnh cấm bán hàng rong trên bãi biển được loa đài nhắc đi nhắc lại cả ngày.... Các Cụ cứ yên tâm tắm biển vì trên bờ lúc nào cũng có đội cứu hộ.
Những ngày cuối tuần bãi biển rất đông người:
Không thấy bóng hàng rong:
Ghế ngồi cho các Cụ/Mợ ngồi mát: 20k/1ghế. Ăn sáng có bánh cuốn chả (25k/1 xuất), trứng gà ta luộc sẵn còn nóng hôi hổi: 50k/10 quả ... hợp lý cho 1 nơi du lịch. Ăn tối thì nhà em thuê xe điện xuống làng chài (gần resort vạn chài), các Cụ có thể lựa chọn ngồi ăn và view ngay sát bãi biển hoặc ngồi trong nhà sàn mái lá. Giá cả đắt hơn Hà Nội 1 tí (500k cho 1kg Cua gạch), nhưng được cái là tươi sống.
Nhà hàng đây ạ:
Các loại hải sản:
Chú Sam, lần đầu em nhìn thấy:
Hào sống (món khoái khẩu của các Cụ):
Tiếp đến là Cua: 500k/1kg Cua gạch.
Rồi đến Ốc Hương:
Có thể ngồi ăn trong nhà:
Hoặc thích view thì ngồi ngoài bãi biển:
Và những cái chưa được: Tình trạng hàng rong chèo kéo khách vẫn còn trên đường phố. Các Cụ/Mợ có cảm thấy khó chịu không khi mà ngồi ăn sáng trong 1 nhà hàng, phải trả lời mỏi miệng những người bán hàng rong? (Em ngồi ăn bánh cuốn, vừa ăn vừa trả lời không dưới 20 Mợ). Mợ thì bán xôi, Mợ thì bán trứng, Mợ thì bán bắp luộc ...Tình trạng lộn xộn và cãi cự nếu chẳng may va chạm giao thông xảy ra thường xuyên, nhất là vào buổi tối. Sự phát triển của phương tiện xe điện mang lại sự tiện lợi cho du khách (giá cả cũng hợp lý), tuy nhiên cũng vì nó quá phát triển nên vào những ngày cuối tuần, khi lượng du khách đổ về nhiều thì loại phương tiện này cũng chính là thủ phạm gây ra cảnh tắc đường. Cảnh báo với những người thích đi xe đạp đôi dạo phố vào buổi tối nhé! Đường phố Sầm Sơn rất nhỏ, đã vậy lại còn đủ các phương tiện tham gia, có 2 buổi tối mà Em chứng kiến mấy vụ xe đạp va chạm với xe điện rồi đấy!
Kể các Cụ/Mợ nghe tiếp câu chuyện này, đây cũng chính là lý do mà em chụp ít ảnh trong chuyến đi. Buổi sáng ngày đầu tiên ở Sầm Sơn, sau một hồi đi dạo biển Em và F1 nhà em đi ăn sáng. Ngồi bên cạnh em lúc đó có 2 Mợ (dân chính gốc Sầm Sơn), em quay qua hỏi Mợ ấy chợ có gần đây không? 2 Mợ ấy rất nhiệt tình, không những chỉ dẫn em đường tới chợ lại còn nhắc em phải cẩn thận với mấy bác xe điện. Vì các Bác ấy thường cô ti nhê với mấy chị ngoài chợ, kiểu gì họ cũng ăn %. Em thì chỉ hỏi cho vui thôi chứ cũng chưa có ý định đi chợ. Thấy 2 Mợ nhiệt tình và thân thiện nên em cũng tám với 2 Mợ ấy vài câu. Qua câu chuyện các Mợ ấy cũng phàn nàn là do 1 số người làm ăn không đứng đắn nên Sầm Sơn bị mất khách và bị mang tiếng xấu. Sau lưng Em lúc đó cũng có 1 Bác thợ ảnh, nghe 2 Mợ kia nói chuyện với Em cũng đánh tiếng xen vào ... đại thể là Bác ấy khó chịu vì nghe chính người nhà mình tố chuyện nhà mình (em nghĩ thế). Bác ấy buông 1 câu: Đi du lịch thì ở đâu chẳng vậy, nếu sợ thì ở nhà đi làm gì ...? Nói xong Bác ấy té. Em nghe thấy thế, bụng bảo dạ căng rồi đây ... 2 Mợ kia lập tức im thin thít, ăn vội ăn vàng rồi lên xe đạp. Em và F1 thì vẫn ngồi ăn bình thường, một lúc sau thấy kéo ở đâu ra khoảng gần chục ông Hiếp ảnh (em nhận biết qua đồng phục). Ngồi ăn ngay sau lưng em. Câu chuyện lại bắt đầu ... em đoán lúc nãy Bác kia về gọi “đồng bọn” ra xử lý 2 Mợ kia nhưng không ngờ là 2 Mợ ấy đi mất rồi. Còn lại Em và F1, lúc này em cũng vừa ăn xong, chuẩn bị đứng lên. Em chuẩn bị tinh thần, nếu có biến thì gọi Sói nhà em và anh em đi cùng ra đối ứng vì nhà khách em ở ngay bên kia đường. Đội quân Hiếp ảnh vừa ăn vừa chửi đổng tục tĩu, lại còn đánh tiếng bóng gió là hôm trước có 1 thằng nhà báo (Sorry em trích nguyên văn lời đội quân Hiếp ảnh thôi ạ) cũng mang máy ảnh đi viết bài lấy tin, tý nữa thì bị đập. Đến đây thì em mới chột dạ vì bên cạnh em là cái túi máy ảnh to tổ bố. Ka...ka.... mấy chú Hiếp ảnh kia nhìn em và nhìn túi máy ảnh của em chắc đoán nhầm em là phóng tinh viên của 1 báo nào đó đây. Nghĩ cho cùng em cũng chả làm gì, chả nói xấu gì quê hương của các Bác ấy. Em đứng dậy, thản nhiên thanh toán tiền và cùng F1 về nhà nghỉ, bụng bảo dạ chỉ muốn chuồn cho nhanh. Hú hồn vì thấy mình vẫn bình yên vô sự.
Qua đây em có 1 cảm nhận: Sầm Sơn đúng là có thay đổi, nhưng sự thay đổi này là nhờ có sự áp đặt của chính quyền. Nó chưa thực sự tìm được sự đồng thuận của người dân nơi đây, bởi tư duy và cách thức làm du lịch 1 cách chộp giựt của họ đã quá lâu rồi. Không thể trong 1 mùa mà dễ dàng thay đổi. Dù sao cũng phải ghi nhận những cố gắng từ chính quyền để lấy lại lòng tin của du khách khi đến với Sầm Sơn.
Tóm lại. Ngoài câu chuyện em vừa kể ra thì chuyến đi của Em ổn. Nó thích hợp cho 1 chuyến đi ngắn ngày. Còn dài hơn nữa thì Sầm Sơn vẫn chỉ là sự lựa chọn top sau mà thôi.
Em thêm cái ảnh hoa hoét để các Cụ/Mợ thư giãn sau khi đọc bài của em:
Hoa Muống Biển chộp ở Biển:
P/S: Chuyện hơi dài, các Cụ/Mợ chịu khó đọc 1 chút. Hy vọng truyền tải đến các Cụ 1 vài thông tin mà em cảm nhận được từ Sầm Sơn.
Chỉnh sửa cuối: