[CCCĐ] Rumani (Romania) 2016 – Tranh thủ lượn lờ khi đi công tác

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Cảm ơn mod và cccm đã quan tâm đến thớt này của e. E cũng đang cố gắng sắp xếp ảnh và typing đây ạ >:D<
 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Về khách sạn nghỉ 1 lúc, tối e lượn ra làm cái pizza ở 1 tiệm bánh nhỏ gần đấy. Tầm 7h hơn thì gọi taxi lên trung tâm Bucharest

Vài nét về khu phố cổ: là những những gì cổ kính ít ỏi còn sót lại của Bucharest sau khi bị phá hủy bởi bom đạn trong Thế Chiến thứ 2 cũng như sau thời kỳ cộng sản dưới sự cầm quyền của nhà độc tài Ceausescu. Giờ đây trên nền đất được coi là khởi nguồn của Bucharest chỉ còn 1 số căn nhà từ TK 19, các phế tích của kiến trúc thời trung cổ, nhà thờ … cùng những con đường nhỏ, lát bằng đá cuội dọc ngang gợi nhớ những kí ức xa xăm và mơ hồ về 1 thời thịnh vượng của Bucharest khi nó bắt đầu được gây dựng từ thế kỷ 13, bên bờ đông của con sông Dambovita. Tuy vậy khu phố cổ vẫn là điểm đến thu hút không chỉ khách du lịch mà còn cả người dân địa phương, đặc biệt là lớp trẻ với rất nhiều quán bar, pub hay nhà hàng luôn nhộn nhịp vào buổi tối hay những dịp cuối tuần, nghỉ lễ …

Bảo taxi dừng ở Đài phun nước trên đại lộ Unirii, e lại lang thang :)>-

Trên mạng thì toàn ảnh đẹp với góc nhìn từ đài phun nước này hướng về tòa nhà Quốc hội. Nhưng hôm em đến thì thực tế hơi phũ phàng: Đài phun nước chỉ phun 1 phần nhỏ, con đường dọc về nhà Quốc hội cũng ko có vòi phun nào hoạt động cả, còn tòa nhà Quốc hội thì tối om, chả đèn đóm trang hoàng gì xất =((





Cuối con đường chạy thẳng từ đài phun nước là tòa nhà Quốc hội – trọng tâm trong kế hoạch tái thiết Bucharest của nhà độc tài Ceausescu sau trận động đất năm 1977, bắt đầu xây dựng từ năm 1984 và cuối cùng hoàn thành năm 1997 với khoản chi phí khổng lồ (khoảng 3 tỉ $ - ước tính thời giá 2006) và cả tổn thất lớn về con người trong quá trình xây dựng. Toàn bộ vật liệu đều của Rumani, ngoại trừ các cửa ra vào của hội trường Nicolae Balescu được Tổng thống nước CH Zaire – Mobutu Sese Seko – tặng cho Ceausescu. Tòa nhà có 12 tầng, xây dựng trên khu đất rộng 365.000m2 với diện tích sử dụng lên tới 2.5 triệu m2. Tòa nhà này vẫn được coi là tòa nhà hành chính lớn thứ hai thế giới chỉ sau Lầu Năm Góc và là tòa nhà lớn thứ 3 thế giới nói chung. Ngày nay nó thường được mở cửa 1 phần để trưng bày, đón du khách tham quan chứ ít được dùng với công năng hành chính của mình, chủ yếu do chi phí vận hành, quản lý và bảo dưỡng quá tốn kém.





Bình thường vẫn có mở bán tour vào thăm quan tòa nhà này, tuy nhiên lúc e đến thì đã tối, với cả em cũng ko hứng thú lắm. C/m nào có thêm thông tin hay đã đi vào tòa nhà này thì cùng chia xẻ :-bd
Quang cảnh đường phố:





Một trung tâm thương mại lớn trên cạnh đại lộ Urinii, gần Đài phun nước



Ấn tượng với e về khu nội đô là các chung cư thấp tầng (khoảng 10-12 tầng) có kiến trúc na ná nhau, mầu sơn tối xám, hơi nặng nề được xây dựng hàng loạt dưới thời Ceausescu, phần lớn đều đã cũ kỹ, 1 số hư hỏng theo thời gian, phần nào phản ánh nền kinh tế cũng như mức thu nhập trung bình của người dân so với nền kinh tế chung của Châu Âu.

Trên đường lượng xe khá nhiều. Ở các đường không phải là đường chính, cảnh xe ô tô đỗ la liệt dọc 2 bên đường còn để 1 làn đi duy nhất ở giữa là rất bình thường. Rất ít các điểm đỗ xe ngầm, có lẽ do hầu hết các chung cư đã xây từ lâu nên ko có hầm. Xe ở Ru cũng có nhiều loại xe, nhưng số đông vẫn là các dòng xe cơ bản, bình dân. Hãng xe nội địa Dacia khá được ưa chuộng do có giá cả tốt, tính năng vừa đủ.

 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Chẹp, mỏi tay, mờ mắt roài. Xin phép cccm e đi ngủ, mai lại hầu chuyện mọi người tiếp ợ (:|
 

hoangchung06

Xe buýt
Biển số
OF-64061
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
760
Động cơ
446,759 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Xếp dép ngồi ngóng chuyến Ct kết hợp du lịch Rumani của dzuonglt
 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Trời bắt đầu tối, e lang thang vào khu phố cổ từ phía đường Calea Victoriei rẽ vào đường Stavropoleos. Đi vào độ trăm mét là gặp quán Caru' cu Bere – nhà hàng có tiếng nhất khu phố cổ với những món ăn đặc trưng, truyền thống của Rumani. Tối T7 nên rất đông khách



Hình như là 1 nhà thờ, trời tối e nhìn ko rõ lắm



Bà con dạo phố trên những con đường nhỏ, lát đá đặc trưng





1 phía đường khác đi vào khu phố cổ



Trong khu phố cổ, thi thoảng có căn nhà đã quá cũ, đang được sửa chữa, trùng tu



Bỗng dưng gặp cái xe đỗ chình ình trong phố cổ, e đương lầm bầm "Tộ sư thằng nào mặt dầy thế“. Đi lên nhìn kỹ hóa ra là 1 trụ sở cảnh sát, hehe



Loanh quanh, đi ngược đi xuôi 1 hồi rồi cũng thấy mỏi chân, lại hơi đói nữa. Hơn 10h tối rồi, e định quay lại quán Caru’cu Bere xem nó có tiếng thế nào, dưng mờ khi quay lại nó còn đông hơn lúc trước, ối người còn đứng chờ có bàn. Thấy có vẻ ko ổn, e cũng dính vài bận đi mấy nơi cứ nhăm nhăm vào quán có tiếng, y rằng phí tiền nên lần này tính bài khác. E lại ngược lại chỗ nhiều nhà hàng, nhằm bừa 1 quán rồi xông vào :-bd, một Irish Pub

Gọi món truyền thống (Transylvania gì gì đó – giờ ngồi gõ e quên mịe mất :-??) cùng vại beer, e ngồi nhâm nhi, nhìn anh Bartender pha đồ cho khách cũng hay phết





Tầm 11’30 thì e về, ngủ lấy sức mai còn đi tour thăm lâu đài nữa. Đi bộ ra đầu phố chỗ mấy taxi đỗ để bắt xe. Quả taxi này mới đau thương. Ku lái xe trẻ, taxi đón khách khu phố cổ này thường nói tiếng Anh khá ok. Tính cước theo đồng hồ đàng hoàng, trên xe cũng nói chuyện qua lại khá vui. Về đến khách sạn thì đồng hồ cước báo 45 lei, e đã nghĩ trả hẳn hắn 50 lei cho vui vẻ. Mệ, sai lầm lần 1. E nhớ là mình rút tiền trong ví (tờ 100 lei) đưa cho hắn rồi bảo tao trả 50 lei cho tròn thì cực nhanh hắn bỗng chìa lại đồng 10 lei cho e rồi bảo: sao mày đưa tao có 10 lei? Thú thực e chỉ thoáng trong đầu cái thôi rồi chả nghi ngờ gì, lại rút tờ 100 lei nữa đưa cho hắn, còn sori rối rít nữa chứ. Sai lầm lần 2. Mệ, cáu thế. Đến lúc lên phòng bình tĩnh nghĩ lại thì mới biết mình ăn quả lừa. Thảo nào lúc gần về khách sạn e thấy nó rút vài tờ tiền mặt từ ví nó ra, chuẩn bị gì đó. Kiểu lừa này nó phải làm rất nhiều lần vì cực thành thạo. Mình đưa nó tiền là tay kia nó đã chuẩn bị sẵn tờ tiền của nó dí ngay sang mình rồi. Thế là tổng cộng e đưa nó 200 lei, nhận lại có 10 lei + 50 lei --> mất toi 90 lei. Bố láo thế chứ. Đành AQ là chắc ko chỉ mỗi mình ăn quả lừa này, ối người dính òi x-(

Thôi, e đi ngủ cho đỡ ức vậy. Mai còn dậy sớm chút.

Hết ngày 1, ăn quả chốt kinh nghiệm đau thương b-(
 
Chỉnh sửa cuối:

info

Xe tải
Biển số
OF-38506
Ngày cấp bằng
17/6/09
Số km
282
Động cơ
473,320 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chẹp, mỏi tay, mờ mắt roài. Xin phép cccm e đi ngủ, mai lại hầu chuyện mọi người tiếp ợ (:|
Nhà cháu chưa đến Châu âu lần nào, mấy nước cháu đi thì thuộc dạng ít người mò đến, cơ mà nhìn cụ chủ viết thế này cháu xin mời rượu vì tỉ mỷ, giành thời gian vì cộng đồng rất nhiều. Cháu chưa làm được thế này. like
 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Nhà cháu chưa đến Châu âu lần nào, mấy nước cháu đi thì thuộc dạng ít người mò đến, cơ mà nhìn cụ chủ viết thế này cháu xin mời rượu vì tỉ mỷ, giành thời gian vì cộng đồng rất nhiều. Cháu chưa làm được thế này. like
Hehe, vâng, e cũng cố gắng cho ngọn ngành tí. Lần đầu thường còn nhiều cảm xúc :) Mà mấy chỗ cụ đi cũng hay lắm ấy chứ, bao nhiêu chuyện lạ <:-P
 

luonglyhung

Xe hơi
Biển số
OF-356273
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
126
Động cơ
263,110 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cháu hóng xem nền văn mình nước bạn như thế nào ạ :D
 

manhhung126

Xe hơi
Biển số
OF-101605
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
121
Động cơ
398,902 Mã lực
Nơi ở
1
Hồi xưa các cụ chỉ đi Bungari khối XHCN, Rumani tới 1989 đã sang tư bản rồi, ít có điều kiện đi công tác sang đó
 

Rốn lồi

Xe điện
Biển số
OF-305224
Ngày cấp bằng
15/1/14
Số km
2,186
Động cơ
319,879 Mã lực

Ford Ranger 2016

Xe tải
Biển số
OF-457305
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
292
Động cơ
207,589 Mã lực
Tuổi
44
cháu hóng xem hơn nước mình nhiều không ạ :D
 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Mời cccm tiếp tục lịch trình :o)

Ngày 2: Tour đi thăm lâu đài Peles và Bran

Tour này e boook mấy ngày trước qua TravelMaker, web đây: http://www.bucharestcitytour.com/Day_Trip_Bucharest_to_Peles_and_Bran_Castles

Giá tour là 75Eur/pax + 10Eur nếu chọn thêm pickup/drop-off tại hotel của mình. E chọn luôn cả cái này, tổng cộng là 85 eur, trả trước qua web hoặc = tiền mặt cho tour guide lúc lên xe đều được.

Ngặt nỗi đi mấy cái tour kiểu này thì cũng phải sơ lược lịch sử tí, chứ không nghe HDV nói 1 hồi là ung thủ, loạn óc ngay nên e nghĩ tốt hơn là có tí tóm tắt ở đây để dễ hiểu hơn về các địa điểm mình sắp đến. Mấy thông tin này đều trên mạng, e mò mẫm dịch ngược dịch xuôi tẹo thôi. Vốn tiếng Anh của em chỉ dạng abc đủ dùng cho công việc kỹ thuật và gọi rau thịt mỗi khi …đói chứ ko phải chuyên môn nên có chỗ nào sai hay nhầm lẫn gì thì cccm cứ nhắc để e sửa nhé :D Cảm ơn cccm trước >:D<

E bắt đầu từ TK 13 thôi vì nó có liên quan đến truyền thuyết Dracula gắn với lâu đài Bran. Cccm chịu khó đọc nhá :)

- Thế kỷ 13: đánh dấu sự phân chia chính thức đầu tiên ở đất nước Rumani xưa bằng việc thành lập 3 xứ Wallachia, Moldavia và Transylvania – mỗi xứ có 1 lãnh chúa (lãnh vương) cai quản riêng. Trong đó Transylvania trở thành 1 công quốc tự trị dưới sự cai quản đến năm 1526 của Magyar – 1 quốc gia/đạo quân do tộc người có nguồn gốc từ Hungary.

- Thế kỷ 14-15: là các cuộc chiến liên miên của 2 xứ Wallachia và Moldavia chống lại sự cai trị của đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) --> cái ông gắn với truyền thuyết Dracula là từ thời này này

- Thế kỷ 16-17: Sau 1 thời gian ngắn ngủi có sự thống nhất nhờ Mihai Viteazul (lãnh vương xứ Wallachia), xứ Transylvania lại rơi vào tay đế chế Habsburg (Áo) trong khi Wallachia và Moldavia vẫn nằm dưới sự cai quản của đế chế Ottoman.

- Sau rất nhiều các cuộc chiến xâu xé nhằm cai trị các xứ của các đạo quân từ Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Nga cùng các biến động lịch sử khác - năm 1859, Alexandru loan Cuza được giữ ngôi vương của Wallachia và Moldavia và 3 năm sau, năm 1862 hợp nhất thành nhà nước Romania.

- Năm 1866 Alexandru loan Cuza bị ép phải nhường ngôi, chủ yếu do chính sách cải cách ruộng đất mà ông đã ban hành năm 1863 gây ra quá nhiều xung khắc về lợi ích giữa các phe phái. Nghị viện lúc này ra quyết định ngai vàng đang bỏ trống phải được một người trung lập nắm giữ ---> vì vậy họ đã mời Hoàng tử Karl of Hohenzollern-Sigmaringen (từ Đức) làm hoàng tử và ông đã đồng ý (trước đó Nghị viện đã có lời mời Hoàng tử Phillipe của Flanders (Bỉ) nhưng ông này từ chối).

--> Hehe, e thấy đoạn này hay phết, để đỡ đau đầu tranh giành quyền lợi phe phái, mời mịe một đ/c từ đẩu đâu về làm vua cho công bằng ;))

- Năm 1877: nhà nước Romania tuyên bố độc lập (ngày 9 tháng 5)

Vương quốc Rumani

- Năm 1881, nhà nước Romania trở thành vương quốc, Hoàng tử Karl of Hohenzollern-Sigmaringen trở thành King Carol I, vợ ông Elizabeth là Hoàng hậu.

- Năm 1914, King Carol I chết. Do không có con trai (thực ra là ông có một cô con gái nhưng không may mất sớm) nên cháu trai ông – Ferdinand trở thành vị vua thứ hai của Rumani – King Ferdinand I. Vợ King Ferdinand I, bà Maria trở thành Hoàng hậu. Theo dòng lịch sử thì King Ferdinand I và Hoàng hậu Maria là cặp Vua và Hoàng hậu được người dân Rumani yêu mến nhất.

Rumani bước vào Thế Chiến thứ nhất.

- Năm 1927, King Ferdinand I chết, cháu trai ông – Michael lúc đó mới 6 tuổi được đưa lên làm vua, vị vua thứ ba King Michael I. Điều này là do con trai của King Ferdinand I – King Carol II sau này (bố của King Michael I) vào thời điểm đó không hề có hứng thú với việc ngồi trên ngai vàng để cai quản đất nước, ông còn bận bịu với những chuyến du ngoạn khắp Châu Âu cùng đám tùy tùng/thê thiếp của mình. Vì vậy mà sau này ông còn có biệt hiệu là “playboy-king” :-j

- Năm 1930, King Carol II mới quay lại Rumani và trở thành vị vua thứ 4 của Rumani. Sau 10 năm trị vì, năm 1940, King Carol II bị yêu cầu thoái vị, nhường ngôi cho con trai ông, King Michael I lên làm vua lần thứ 2. King Carol II trốn khỏi Rumani, sống lưu vong ở Bồ Đào Nha và không bao giờ quay lại Rumani nữa.

- Thế Chiến thứ 2 nổ ra, Rumani bước vào cuộc chiến với tư thế đối đầu với Hồng quân Liên Xô

- Năm 1944, King Michael I thực hiện đảo chính, Rumani quay trở lại cuộc chiến, lần này cùng phía với quân Đồng minh.

- Từ đây dẫn đến chế độ cộng sản ở Rumani và thời kỳ của nhà độc tài Ceausescu. Gia đình Hoàng gia đều bị buộc phải sống lưu vong.

- Năm 1989, cách mạng Rumani diễn ra, vợ chồng Ceausescu bị bắt rồi xử tử (việc này gây tranh cãi ngay cả trong nội bộ người dân Rumani).

- King Michael I năm nay đã 95 tuổi (1921), ông đang sống tại Thụy Sỹ và mang bệnh nặng. Hoàng gia Rumani hiện giờ được đại diện bởi công chúa Margareta (gọi là công chúa thôi, chứ bà cũng đã gần 7 xịch òi :D)

---to be continued --- :-h
 
Chỉnh sửa cuối:

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Ăn sáng xong tầm 8h e xuống sảnh chờ xe tour đến đón. Tầm 8h20 thì xe đến, e leo lên xe và khởi hành. Trên xe tầm có khoảng hơn 20 khách: 1 nhóm người Mỹ, Li băng, 1 cặp Hà Lan, Iceland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, 1 cô người Ucraina, 1 anh người Burkina Faso … nhõn mình em Châu Á da vàng :((

Xe thì đây, loại 29 chỗ, khá thoải mái và tiện nghi (màu blue nhá)



Cô HDV tên Valentina (1 tên con gái khá phổ biến, còn con trai thì là Valentino) sau màn chào hỏi vòng quanh thì bắt đầu giới thiệu qua về tour cũng như các điểm đến. Sơ lược tí về điểm dừng chân đầu tiên (cách Bucharest khoảng 135km):

Lâu đài Peles nằm trên dãy núi Carpath, gần Sinaia, một điểm trượt tuyết rất được ưa thích ở Rumani. Lâu đài này do King Carol I trong 1 lần đến khu vực này vì rất thích khung cảnh ở đây nên ông đã cho xây dựng từ năm 1873 để làm nơi nghỉ dưỡng cho gia đình Hoàng gia những dịp nghỉ lễ. Mang nét kiến trúc pha trộn giữa phong cách thời Phục Hưng và Gothic, có nét tương đồng với một lâu đài rất nối tiếng khác ở Châu Âu là Neuschwanstein ở vùng Bavaria (Đức). Điều này cũng dễ hiểu vì King Carol I vốn là một người Đức và ông cũng thuê 1 KTS người Đức để thiết kế ban đầu lâu đài này. Về mặt công năng và bề ngoài thì Peles là 1 cung điện (palace) tuy nhiên nó lại thường được gọi là lâu đài. Peles chính thức mở cửa năm 1883, sau đó thêm 1 số hạng mục được hoàn thành, tu sửa đến năm 1914.

Hehe, e cũng đã có dịp đến thăm lâu đài Neuschwanstein này hồi năm 2010, và với em thì lâu đài đíu nào cũng same same nhau vì e chả biết gì về kiến trúc :-?? Nhớ hồi sang Rome chơi e cũng tẩu hỏa nhập ma luôn, cả thành phố như cái bảo tàng, nhìn chỗ nào cũng hoa hết cả mắt. Cái thiết thực nhất cảm nhận được có lẽ là đĩa pizza và cốc Capuchino hịn được xơi ở chính quốc :-"

Rồi, ngồi xe 1 hồi thì đến nơi. Cả đoàn lục đục xuống xe

Mấy nhà hàng chỗ đường dẫn vào lâu đài





View đầu tiên bên ngoài Peles



Trong lúc chờ đến lượt đi vào tham quan bên trong thì cả đoàn loanh quanh bên ngoài chụp ảnh. View đẹp nhất theo lời cô HDV là hất từ dưới cùng của khu vườn lên phía lâu đài

Nhìn xuống khu vườn



Cái chỗ view đẹp nhất nhìn về lâu đài đây. Bình thường đông lắm, ko vắng vẻ để chụp được ảnh đẹp như trên mạng đâu cccm ah [-X



 

hangve01

Xe tải
Biển số
OF-324077
Ngày cấp bằng
18/6/14
Số km
381
Động cơ
291,043 Mã lực
Ước gì đc 1 lần như cụ chủ ...
 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Đến lượt đoàn em đi vào trong tham quan, giá vé vào trong đi kèm theo tour nên e ko để ý là bao nhiêu. Lúc đi vào thì mỗi người phải đi cái nilon bọc giầy tránh bụi bẩn sàn nhà, vào trong thì có HDV riêng thuyết minh chứ cô HDV của đoàn chỉ đi cùng thôi. Vào bên trong nếu cccm muốn chụp ảnh thì xin mời … mua vé riêng – 35 lei nữa. Hehe, lúc cô HDV của đoàn tập hợp mọi người mua vé chụp ảnh bên trong thì e lại chạy … đi tè nên ko biết, lúc vào mới ớ ra, thôi chả bắt tội cô ấy quay lại mua vé cho e nữa. E đành chụp ảnh cơ = mắt và lưu vào thẻ nhớ gắn trong đầu vậy, sori cccm L-) Chụp trộm cũng hơi khó đấy vì khắp nơi đều có các bà cô đi tới đi lui nhăm nhăm dòm ai không có sticker vé chụp ảnh dán trên người mà cố chụp là nhắc nhở ngay

Nội thất, đồ dùng bên trong rất đẹp, hầu hết đều là nguyên bản. Bố trí phòng ốc cũng như các lâu đài khác: phòng tiếp khách, nghe nhạc, phòng đọc sách, phòng ăn, phòng ngủ …. Có cả 1 phòng trưng bày các loại vũ khí, áo giáp, ngựa …

Cô HDV riêng của lâu đài thì xinh nhưng nói đúng kiểu theo bài, đều đều và không mấy cảm xúc. Mà bên trong thì đông lắm nên em nghe cũng cắc bụp, ko được mấy. 1 tour standard như đoàn e thì tầm 30’, ngoài ra ai muốn tham quan thêm thì mua extra ticket nữa, lại có HDV dẫn đi thăm 1 số khu vực, phòng ốc khác của lâu đài. Đoàn e ko ai mua vé thêm nên mọi người cùng nhau ra ngoài. Thêm tầm 15-20’ nữa luanh quanh bên ngoài chụp ảnh, ngắm Peles. E cũng tranh thủ lôi mobile ra chộp thêm mấy cái

Anh chàng có cô bạn gái rất xinh



Bỗng đâu thấy 1 cô gái tóc vàng ngồi cô đơn bên hồ nước ;;)



E gái quay mặt lại, e chết đứ đừ :x



Một hồi vẫn thấy e gái ngồi 1 mình. E lại vốn tốt bụng, đang định ra an ủi e gái thì thấy 1 đ/c cao to vạm vỡ, đẹp giai như danh thủ Maldini đi về phía em ấy, 2 đứa hôn nhau chíu chíu rồi dắt tay nhau đi vào trong lâu đài. Mệ, báo hại e mất mấy phút mới hoàn hồn, tiếc hùi hụi, hehe

Cả đoàn tập trung đủ, cô HDV Valentina dẫn mọi người ra phía ngoài. Cách Peles không xa là Pelisor Chateau – một bản sao nhỏ và hiện đại hơn của Peles, được King Carol I cho xây dựng từ năm 1889 đến 1903 để làm nơi ở cho King Ferdinand I và Hoàng hậu Maria. Theo lời kể của Valentina thì kể cả sau này khi được thừa kế Peles, King Ferdinand I và Hoàng hậu Maria vẫn thích lưu lại ở Pelisor hơn.

Nhỏ và xinh xắn, có lẽ vì thế mà Pelisor được Hoàng hậu Maria – 1 người có tính cách giản dị, hòa đồng nhưng cũng tinh tế ưa thích

Cũng tại Pelisor Chateau này, Hoàng hậu Maria đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 18/7/1938 khi bà 62 tuổi. Trái tim của Hoàng hậu sau 77 năm lưu lại 1 số địa điểm trên khắp đất nước, cuối cùng được đưa trở lại đây vào ngày 3/11/2015, ngay tại căn phòng mà nó đã “đập nhịp cuối cùng”.

Câu chuyện về trái tim của Hoàng hậu Maria mọi người có thể tìm trên mạng, hoặc ngó qua tin này:

http://www.dailymail.co.uk/news/article-3302510/Soldiers-transfer-HEART-Queen-Victoria-s-grand-daughter-former-Queen-Romania-silver-casket-room-drew-final-breath-77-years-ago.html



 

dzuonglt

Xe tải
Biển số
OF-165857
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
298
Động cơ
349,430 Mã lực
Kết thúc chuyến thăm điểm đến đầu tiên, cả đoàn lên xe di chuyển tiếp đến Brasov, 1 thị trấn mang phong cách điển hình của xứ Transylvania xưa. Ngày nay Brasov là 1 thành phố nhỏ và rất hút khách du lịch

Chạy xe chừng 45km là đến Brasov. Hơn 1pm, Valentina hẹn cả đoàn giờ tập trung lại lúc 3pm, mọi người có khoảng 1,5h để tự do dạo bộ quanh khu vực trung tâm của Brasov cũng như ăn trưa tự túc

Bức ảnh đầu tiên ở Brasov



Nếu để ý cccm có thể thấy cả tuyến cáp treo để đưa khách lên chỗ cái chữ Brasov to tướng dựng trên núi để ngắm toàn cảnh thành phố. Tour của em ko có mục này. Ghi chú thêm là bên này 1-2pm mới là h ăn trưa, bên tour họ cũng sắp xếp hợp lý cả rồi. E thì chưa đói lắm nên cũng lượn lờ khu vực trung tâm chút

Toàn cảnh quảng trường trung tâm



Những con phố đi bộ, nhang nhác khu phố cổ ở Bucharest





Các gian hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch







Dạo 1 vòng rồi e vào 1 quán ăn trưa. Ăn xong thì vừa kịp đến giờ tập trung đoàn, Valentina sẽ dẫn cả đoàn 1 short walk vài địa điểm nổi bật ở Brasov

1 góc Nhà thờ Đen (Black Church), mặt trước vẫn đang trùng tu



Thấy Valentina kể từ ngày cô dẫn tour đến đây gần chục năm rồi mà Nhà thờ này vẫn chưa trùng tu xong. Hehe, e nghĩ bụng “nhằm nhò gì so với Việt nam chúng tao” :D

Mặt sau của Nhà thờ, có bức tượng của ông nào đấy mà e quên mất rồi



Tiếp đó là đi qua con phố hẹp thứ 2 Châu Âu (sau phố gì đó ở Barcelona thì phải) – thực chất là 1 ngõ nhỏ giữa 2 tòa nhà --> 1 tip làm du lịch tạo điểm nhấn =D>







Kết thúc short-walk ở Brasov, cả đoàn lại lên xe đến điểm cuối cùng của tour – lâu đài Bran

Chốt quả ảnh đường phố Brasov trước khi lên xe

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top