Rủi ro khi mua ôtô qua hình thức UQCC

Dieu Thao

Xe buýt
Biển số
OF-84327
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
593
Động cơ
416,586 Mã lực
Em được biết rủi ro khi mua xe ôtô qua hình thức UQCC là khi bên bán (A) chết thì hợp đồng UQCC hết hiệu lực. Nhưng em vẫn chưa hiểu khi bên được UQCC (B) lại UQCC tiệp lần 2 cho người thứ 3 (C). Vậy nếu A chết thì hợp đồng UQCC giữa B và C có mất hiệu lực không? Cụ nào có hiểu biết cặn kẽ giúp em với. Em cám ơn nhiều!
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
12,637
Động cơ
633,662 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cứ dùng đại đi, người ta dùng đầy. Cứ lo thì chết chưa hết lo với rừng luật nhưng toàn luật rừng ở VN.
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,181
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Cứ dùng đại đi, người ta dùng đầy. Cứ lo thì chết chưa hết lo với rừng luật nhưng toàn luật rừng ở VN.
Với em thì UQCC 4b là xa xỉ, chạy mấy đời xe cũ rồi mà chưa biết cái UQCC nó dư lào...lúc bán lại cũng chả thấy cụ nào yêu cầu :P
 

Mistral

Xe tải
Biển số
OF-47765
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
303
Động cơ
462,920 Mã lực
Em không rành lắm, nhưng em được mấy ông bán xe cũ của mấy salon giải thích thì không đến nỗi rủi ro như thế đâu bác. Đại loại là vơi UQCC lần đầu nghĩa là từ chính chủ A (người đứng tên trên giấy dăng ký xe) UQ cho người mua xe cũ đầu tiên ông B thì là loại UQ định đoạt sử dụng và bán, thường có thời hạn đến 10 năm. Khi đó, việc UQ lần 2 của ông B cho người mua xe cũ lần 2 ông C là chẳng cần liên quan, dính dáng gì đến ông A nữa. Ông A có giở quẻ gì cũng chẳng ảnh hưởng được tới việc mua bán của ông B và C, đấy là bên salon giải thích với em thế. Thông thương salon mua xe cũ đóng vai trò ông B, còn e và bác mà đi mua xe cũ của salon thì đóng vai ông C. Lưu ý với bác là nếu ông C muốn bán cho ông D thì không trốn thuế bằng cách UQ được nữa mà phải làm hợp đồng mua bán, nộp thuế, sang tên đấy. Các salon thì thương cam đoan là khi C bán cho D thì salon B sẽ làm thủ tục hủy UQCC lần 2 để làm UQ trực tiếp cho ông D, coi như giúp ông C dễ dàng bán xe hơn :D em viết hơi lủng củng, nếu bác nào thấy sai sót hoặc văn hơn thì vào tư véo thêm nhé
 

giangbinh

Xe tải
Biển số
OF-110416
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
368
Động cơ
394,310 Mã lực
Cụ cứ phải lo lắng làm gì . Cứ cầm HĐUQ đó mà chạy . Khi nào mà hết được Ủy Quyền thì làm giấy mua bán sang tên . Luật Việt Nam khó thì cũng có cái khó mà dễ cũng có cái dễ .
 

Dieu Thao

Xe buýt
Biển số
OF-84327
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
593
Động cơ
416,586 Mã lực
Em không rành lắm, nhưng em được mấy ông bán xe cũ của mấy salon giải thích thì không đến nỗi rủi ro như thế đâu bác. Đại loại là vơi UQCC lần đầu nghĩa là từ chính chủ A (người đứng tên trên giấy dăng ký xe) UQ cho người mua xe cũ đầu tiên ông B thì là loại UQ định đoạt sử dụng và bán, thường có thời hạn đến 10 năm. Khi đó, việc UQ lần 2 của ông B cho người mua xe cũ lần 2 ông C là chẳng cần liên quan, dính dáng gì đến ông A nữa. Ông A có giở quẻ gì cũng chẳng ảnh hưởng được tới việc mua bán của ông B và C, đấy là bên salon giải thích với em thế. Thông thương salon mua xe cũ đóng vai trò ông B, còn e và bác mà đi mua xe cũ của salon thì đóng vai ông C. Lưu ý với bác là nếu ông C muốn bán cho ông D thì không trốn thuế bằng cách UQ được nữa mà phải làm hợp đồng mua bán, nộp thuế, sang tên đấy. Các salon thì thương cam đoan là khi C bán cho D thì salon B sẽ làm thủ tục hủy UQCC lần 2 để làm UQ trực tiếp cho ông D, coi như giúp ông C dễ dàng bán xe hơn :D em viết hơi lủng củng, nếu bác nào thấy sai sót hoặc văn hơn thì vào tư véo thêm nhé
Cám ơn bác nhiều.
 

otooi

Xe buýt
Biển số
OF-118405
Ngày cấp bằng
27/10/11
Số km
500
Động cơ
389,281 Mã lực
Cụ cứ phải lo lắng làm gì . Cứ cầm HĐUQ đó mà chạy . Khi nào mà hết được Ủy Quyền thì làm giấy mua bán sang tên . Luật Việt Nam khó thì cũng có cái khó mà dễ cũng có cái dễ .
Cụ chủ thớt hỏi nếu A chết mà cụ, lúc đấy thì làm giấy mua bán sang tên với ma à.
 

tomcar

Xe hơi
Biển số
OF-96036
Ngày cấp bằng
20/5/11
Số km
154
Động cơ
401,940 Mã lực
Em hỏi hơi ngố tý là nếu mất giấy tờ xe thì người được uq vẫn phải nhờ đến người uq phải ko ợ?
 

hieutd2

Xe tăng
Biển số
OF-6594
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
1,158
Động cơ
548,875 Mã lực
UQCC có rủi ro khi người uỷ quyền mất thì tài sản họ sở hữu sẽ xử lý theo qui định về thừa kế nên các bác mua xe thì chọn chủ xe khoẻ mạnh, tuổi trẻ để đề phòng rủi ro nhé. Trường hợp người uỷ quyền có đủ 2 yếu tố e nói mà đột tử thì coi như đen thôi các bác ạ.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,505
Động cơ
417,335 Mã lực
Ủy quyền công chứng có nhiều loại rủi ro lắm, nhưng đa phần dân mình cứ tin rằng như thế là quá chắc ăn rồi.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,505
Động cơ
417,335 Mã lực
Các cụ đọc thêm nhé

Uỷ quyền công chứng: Lợi bất cập hại


Thứ Tư, 9.12.2009 | 08:36 (GMT + 7)

http://laodong.com.vn/Home/Uy-quyen-cong-chung-Loi-bat-cap-hai/200912/166480.laodong

(LĐ) - Luật Công chứng có hiệu lực thi hành từ năm 2007, tuy nhiên khi thực thi thì việc uỷ quyền công chứng đã gây khó cho người uỷ quyền và người được uỷ quyền.

Huỷ uỷ quyền công chứng được thực hiện theo Luật Dân sự hay Luật Công chứng, bởi một số điều khoản trong hai luật lại vênh nhau.

Người được uỷ quyền nắm đằng chuôi

Ông Nguyễn Văn Hoàng hốt hoảng tìm đến toà soạn, theo hướng dẫn của luật sư qua Tổng đài 1080 thì có lẽ ông sẽ mất trắng số tiền trên 2 tỉ đồng mà ông đã mua lại căn hộ 72m2. Theo tư vấn của luật sư (LS) thì người uỷ quyền (UQ) được quyền huỷ bỏ hợp đồng UQ công chứng, trong khi người UQ không chịu cung cấp cho ông các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất (GCN).

Ông Hoàng cho hay, theo tư vấn của LS thì giấy viết tay mua bán giữa hai người không được công nhận về tính pháp lý. Những người "hàng xóm" của ông Hoàng đã cung cấp cho chúng tôi 5 bản hợp đồng uỷ quyền (HĐUQ) được công chứng thì cả 5 bản có nội dung "mỗi bản một ý", người được UQ không biết đâu mà lần.

Về bản HĐUQ của ông Hoàng thì ghi thời hạn UQ là 10 năm, còn bản HĐUQ của ông Phạm Văn Đức thì lại ghi thời hạn là đến khi làm xong thủ tục cấp GCN. Bản HĐUQ của bà Trần Thị Nga lại "thòng" thêm câu: "Thời hạn UQ là kể từ ngày ký giấy UQ này cho đến khi hoàn thành việc xây dựng căn hộ nói trên và chính thức bàn giao giấy tờ sở hữu cho người chủ mới hợp pháp". Bản HĐUQ của ông Nguyễn Cảnh Khang thì lại được quyền cả bán và cho thuê.

Theo phản ánh của người dân thì việc thực hiện HĐUQ công chứng hoàn toàn mới mẻ với người dân, nội dung bản hợp đồng người UQ và người được UQ đều "phó mặc" cho công chứng viên soạn thảo.

Ông Hoàng nói: "Chúng tôi có biết Luật Công chứng thế nào đâu, nên khi nghe công chứng đọc nội dung thấy cũng không có gì vướng mắc nên ký ngay, chỉ đến khi bà con tập hợp giấy tờ để làm thủ tục cấp GCN thì mới thấy mỗi hợp đồng một vẻ. Bất lợi thuộc về người được UQ".

Theo nội dung của bản HĐUQ thì người UQ cam đoan cung cấp các giấy tờ liên quan để người được UQ thực hiện các công việc được UQ. Tuy nhiên trong thực tế, sau khi mua bán "tiền trao, cháo múc" thì người được UQ lại phải "nắm dao đằng lưỡi" vì người UQ gây khó dễ khi cung cấp các giấy tờ liên quan để bên được UQ làm thủ tục cấp GCN. Có bản HĐUQ thì công chứng viên không ghi điều khoản này mà chỉ vắn tắt ghi: " Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục xin cấp GCN liên quan đến căn hộ".

Với "cam kết" đã được công chứng như vậy thì người được UQ không thể yêu cầu người UQ cung cấp các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục cấp GCN. Theo ghi nhận của chúng tôi tại các phòng công chứng thì HĐUQ chủ yếu thực hiện đối với đối tượng mua - bán tại các khu đô thị, rất hãn hữu UQ tài sản trong nội bộ gia đình.

Rối như canh hẹ

Ông Nguyễn Văn Hoàng cho hay, chỉ đến khi đi làm thủ tục cấp GCN căn hộ, mới thấy UQ công chứng lợi bất cập hại. Tại hợp đồng UQ, người UQ và người được UQ đều phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân như hộ khẩu, giấy CMND với công chứng viên. Sau khi xem bản chính, công chứng viên còn photocopy lưu lại, thế nhưng khi tiến hành làm thủ tục cấp GCN thì cán bộ địa chính lại yêu cầu đủ điều, như giấy CMND, hộ khẩu đều phải sao y bản chính của UBND, không chấp nhận bản photocopy.

Người được UQ lại lâm vào "con đường khổ ải" khi người UQ gây khó không cấp giấy tờ như cán bộ địa chính yêu cầu, bởi lẽ họ đã trình công chứng viên như vậy số CMND cũng như hộ khẩu đều đã được công chứng, vậy tại sao cán bộ địa chính lại cho mình có quyền cao hơn khi đã được Nhà nước công chứng.

Chưa hết khó, ông Hoàng trình bày tiếp: Người UQ và được UQ đã được công chứng viên chứng nhận tính pháp lý khi hai bên thực hiện UQ, thế nhưng cán bộ địa chính lại viện thêm cả Luật Hôn nhân gia đình khi làm thủ tục cấp GCN, họ đòi hỏi phải lập lại công chứng UQ vì trong bản hợp đồng thiếu tên vợ hoặc chồng người UQ, vì tài sản của vợ chồng là tài sản chung, nếu là tài sản riêng thì phải có giấy từ chối tài sản đó. Hầu hết HĐUQ công chứng thực tế là hợp đồng mua - bán, nhưng vì chưa có GCN nên không thể hợp đồng mua - bán công chứng, đành phải thực hiện UQ công chứng.

Theo LS Nguyễn Hải Đăng (Hà Nội) thì HĐUQ công chứng đang bị lạm dụng. Theo Luật Dân sự thì người UQ có quyền đơn phương chấm dứt HĐUQ, nhưng theo Luật Công chứng thì người UQ không thể đơn phương chấm dứt HĐUQ, nếu có sự tranh chấp của hai bên thì phải ra toà giải quyết. Luật vênh nhau, người dân khó thực thi để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
 

lancer_gala

Xe hơi
Biển số
OF-60794
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
122
Động cơ
442,640 Mã lực
cụ chủ sợ rủi ro thì làm sang tên đê :))
 

gia doi

Xe điện
Biển số
OF-72158
Ngày cấp bằng
6/9/10
Số km
2,870
Động cơ
451,570 Mã lực
Nơi ở
Trên trời
Em nghĩ đến 90% dân mình mua xe toàn chơi ủy quyền đỡ tốn mấy chục củ
 

CanBoNgam

Xe tải
Biển số
OF-130824
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
379
Động cơ
374,694 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
h ủy quyền nhiều mà bác,lo gì,khó người khó ta !
 

hathuloan

Xe điện
Biển số
OF-115413
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
2,030
Động cơ
407,292 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Website
www.anthinhauto.vn
UQCC có rủi ro khi người uỷ quyền mất thì tài sản họ sở hữu sẽ xử lý theo qui định về thừa kế nên các bác mua xe thì chọn chủ xe khoẻ mạnh, tuổi trẻ để đề phòng rủi ro nhé. Trường hợp người uỷ quyền có đủ 2 yếu tố e nói mà đột tử thì coi như đen thôi các bác ạ.
các cụ lưu ý nhé, khi làm mua xe bao giờ cũng có giấy mua bán viết tay của chủ xe viết bán, còn cái hợp đồng ủy quyền thì nó là trách nhiệm mình yêu cầu bên bán xe phải làm cho mình. dù chủ xe chẳng may chết thì cũng ko có nghĩa là chiếc xe đó lại trở về chủ cũ đc , con cái họ đc kế thừa đâu. nếu gặp phải ng nào tham lam muốn lật lọng có đưa ra tòa cũng ko thể lấy lại xe của mình dễ như vậy đâu. cho nên ko có gì phai lo lắng cả. nếu các cụ ngại thì yêu cầu người ta làm cái giấy bán xe cho minh có xác nhận của ủy ban xã phuòng họ đang cư trú,hợac có người làm chứng nữa
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top