Lần này, ĐLT nhà ta khôn hơn. Dùng chiêu "thả con săn sắt bắt con cá voi" để lùa nhân dân ta trả phí đường bộ từ 1/1/2013.
Các Bác xem tin dưới đây:
http://m.go.vn/news/kinh-te/tin-963077/se-dep-bo-nhieu-tram-thu-phi.htm
Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí
8 giờ trước
Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trong 57 trạm thu phí nói trên, có 12 trạm nộp ngân sách, 5 trạm trả nợ vay, 5 trạm đang bán quyền thu phí, 29 trạm thu hoàn vốn dự án BOT, 4 trạm thu hỗ trợ vốn dự án BOT, 1 trạm thu để hình thành vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, 1 trạm thu hoàn vốn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Khi Quỹ bảo trì đường bộ bắt đầu thực hiện từ 1-1-2013, Bộ GTVT sẽ tiếp tục duy trì những trạm thu phí theo hình thức BOT, xóa bỏ các trạm thu nộp ngân sách nhà nước. Còn các trạm bán quyền thu phí, các trạm thu hoàn vốn theo quy định của Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi thực hiện xong hợp đồng chuyển giao quyền thu phí và hoàn thành việc trả nợ vay, tối đa đến hết năm 2015, sau đó sẽ xóa bỏ.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết sẽ có 7 trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ được xóa trước khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động. Năm trạm còn lại sẽ được bàn giao cho nhà đầu tư BOT mở rộng quốc lộ 1A, tuy nhiên Bộ GTVT sẽ đề nghị Bộ Tài chính cho tạm dừng thu phí khi quỹ bảo trì đường bộ hoạt động. Khi nào nhà đầu tư hoàn thành việc mở rộng quốc lộ 1 A sẽ cho thu trở lại. Như vậy là sẽ có 12 trạm nộp ngân sách bị xóa bỏ.
Với 5 trạm trả nợ vay thì có trạm Madrắk (quốc lộ 26) đã hoàn vốn vay vào tháng 7-2012 nên được xóa bỏ. 4 trạm còn lại, số tiền nợ dự án còn khoảng gần 200 tỉ đồng, Bộ GTVT dự kiến 2 phương án xử lý. Phương án 1 là sau khi hoàn trả nợ vay, chậm nhất cuối năm 2015 sẽ xóa bỏ. Phương án 2 là sẽ xóa bỏ luôn từ ngày 1-1-2013 và đề nghị bố trí tiền ngân sách để trả nợ 200 tỉ đồng còn lại.
Còn 5 trạm đang bán quyền thu phí, là Nam Cầu Giẽ, Hoàng Mai, Bàn Thạch, trạm số 2 (quốc lộ 1A), Bãi Cháy (quốc lộ 18), sẽ xóa bỏ trạm khi hết hợp đồng bán quyền thu phí, hoặc sẽ bàn giao cho các nhà đầu tư BOT dự án mở rộng quốc lộ 1A (dự kiến vào 2015), ông Trường cho biết. Với việc xóa bỏ 12 trạm nộp ngân sách Nhà nước và 1 trạm đã hoàn đủ vốn vay thì khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động sẽ còn 44 trạm thu phí hoạt đông.
Mặc dù xóa bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước nhưng các trạm BOT vẫn tiếp tục thu khi nào hết hợp đồng. Thời gian tới khi quốc lộ 1A được mở rộng theo hình thức BOT sẽ có thêm trạm thu phí đi vào hoạt động. Hiện nay trên quốc lộ 1A từ Thanh Hóa đến Cần Thơ đã có 22 trạm thu phí. Bộ GTVT đang sắp xếp lại khoảng cách giữa các trạm thu phí để bổ sung thêm 5 trạm thu phí khi thực hiện mở rộng quốc lộ 1 A theo hình thức BOT.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế sài Gòn Online , ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, khi đã thu quỹ bảo trì đường bộ, Nhà nước phải mua lại các dự án BOT tại các tuyến đường độc đạo để không dẫn đến tình trạng phí chồng phí.
Nguồn kinh phí mua lại các trạm BOT có thể trích từ nguồn thu phí xăng dầu hoặc Chính phủ tạm ứng từ ngân sách, sau khi thu phí bảo trì đường bộ sẽ trả lại. Còn các tuyến đường BOT không phải độc đạo thì để người dân tự lựa chọn, nếu muốn đi đường tốt thì phải đóng 2 lần phí là bảo trì đường bộ và phí ở đường BOT.
Theo Lê Anh
TBKTSG
Các Bác xem tin dưới đây:
http://m.go.vn/news/kinh-te/tin-963077/se-dep-bo-nhieu-tram-thu-phi.htm
Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí
8 giờ trước
Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trong 57 trạm thu phí nói trên, có 12 trạm nộp ngân sách, 5 trạm trả nợ vay, 5 trạm đang bán quyền thu phí, 29 trạm thu hoàn vốn dự án BOT, 4 trạm thu hỗ trợ vốn dự án BOT, 1 trạm thu để hình thành vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, 1 trạm thu hoàn vốn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Khi Quỹ bảo trì đường bộ bắt đầu thực hiện từ 1-1-2013, Bộ GTVT sẽ tiếp tục duy trì những trạm thu phí theo hình thức BOT, xóa bỏ các trạm thu nộp ngân sách nhà nước. Còn các trạm bán quyền thu phí, các trạm thu hoàn vốn theo quy định của Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi thực hiện xong hợp đồng chuyển giao quyền thu phí và hoàn thành việc trả nợ vay, tối đa đến hết năm 2015, sau đó sẽ xóa bỏ.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết sẽ có 7 trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ được xóa trước khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động. Năm trạm còn lại sẽ được bàn giao cho nhà đầu tư BOT mở rộng quốc lộ 1A, tuy nhiên Bộ GTVT sẽ đề nghị Bộ Tài chính cho tạm dừng thu phí khi quỹ bảo trì đường bộ hoạt động. Khi nào nhà đầu tư hoàn thành việc mở rộng quốc lộ 1 A sẽ cho thu trở lại. Như vậy là sẽ có 12 trạm nộp ngân sách bị xóa bỏ.
Với 5 trạm trả nợ vay thì có trạm Madrắk (quốc lộ 26) đã hoàn vốn vay vào tháng 7-2012 nên được xóa bỏ. 4 trạm còn lại, số tiền nợ dự án còn khoảng gần 200 tỉ đồng, Bộ GTVT dự kiến 2 phương án xử lý. Phương án 1 là sau khi hoàn trả nợ vay, chậm nhất cuối năm 2015 sẽ xóa bỏ. Phương án 2 là sẽ xóa bỏ luôn từ ngày 1-1-2013 và đề nghị bố trí tiền ngân sách để trả nợ 200 tỉ đồng còn lại.
Còn 5 trạm đang bán quyền thu phí, là Nam Cầu Giẽ, Hoàng Mai, Bàn Thạch, trạm số 2 (quốc lộ 1A), Bãi Cháy (quốc lộ 18), sẽ xóa bỏ trạm khi hết hợp đồng bán quyền thu phí, hoặc sẽ bàn giao cho các nhà đầu tư BOT dự án mở rộng quốc lộ 1A (dự kiến vào 2015), ông Trường cho biết. Với việc xóa bỏ 12 trạm nộp ngân sách Nhà nước và 1 trạm đã hoàn đủ vốn vay thì khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động sẽ còn 44 trạm thu phí hoạt đông.
Mặc dù xóa bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước nhưng các trạm BOT vẫn tiếp tục thu khi nào hết hợp đồng. Thời gian tới khi quốc lộ 1A được mở rộng theo hình thức BOT sẽ có thêm trạm thu phí đi vào hoạt động. Hiện nay trên quốc lộ 1A từ Thanh Hóa đến Cần Thơ đã có 22 trạm thu phí. Bộ GTVT đang sắp xếp lại khoảng cách giữa các trạm thu phí để bổ sung thêm 5 trạm thu phí khi thực hiện mở rộng quốc lộ 1 A theo hình thức BOT.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế sài Gòn Online , ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, khi đã thu quỹ bảo trì đường bộ, Nhà nước phải mua lại các dự án BOT tại các tuyến đường độc đạo để không dẫn đến tình trạng phí chồng phí.
Nguồn kinh phí mua lại các trạm BOT có thể trích từ nguồn thu phí xăng dầu hoặc Chính phủ tạm ứng từ ngân sách, sau khi thu phí bảo trì đường bộ sẽ trả lại. Còn các tuyến đường BOT không phải độc đạo thì để người dân tự lựa chọn, nếu muốn đi đường tốt thì phải đóng 2 lần phí là bảo trì đường bộ và phí ở đường BOT.
Theo Lê Anh
TBKTSG