- Biển số
- OF-151623
- Ngày cấp bằng
- 4/8/12
- Số km
- 6
- Động cơ
- 356,160 Mã lực
[video=youtube;y_7iOPbiasA]http://www.youtube.com/watch?v=y_7iOPbiasA[/video]
VIỆT NAM THAM GIA DƯỚI VAI TRÒ QUAN SÁT VIÊN PHI QUÂN SỰ
2:45 Có cờ Việt Nam nhe bà con
VIỆT NAM THAM GIA DƯỚI VAI TRÒ QUAN SÁT VIÊN PHI QUÂN SỰ
2:45 Có cờ Việt Nam nhe bà con
Cuộc tập trận hải quân quốc tế thường niên lớn nhất thế giới RIMPAC (Rim of the Pacific Exercise) vừa kết thúc ngày 3/08/2012 trên quần đảo Haiwai.
Tập trận RIMPAC do Hạm đội Thái Bình Dương (USPACOM) của Mỹ tổ chức từ năm 1971 và hiện nay là cuộc tập trận lớn nhất thế giới.
Khởi thủy của tập trận RIMPAC là mục đích phối hợp hành động tương hỗ giữa Hải quân Mỹ và các nước đồng minh trải dài “theo vùng biển Thái Bình Dương”. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đối thủ giả định trong các cuộc tập trận RIMPAC là Hải quân Liên Xô.
Năm 2012, ngoài Mỹ còn có 22 quốc gia tham gia RIMPAC. Trong khi đó, RIMPAC 2010 chỉ có 14 nước gửi quân. Mục đích của cuộc tập trận được tuyên bố rõ là phối hợp hành động tương trợ lẫn nhau giữa hải quân các nước - tham gia trong cuộc chiến chống cướp biển, khủng bố và cung cấp viện trợ nhân đạo cho cư dân thiệt hại bởi các thảm họa thiên nhiên.
Cuộc tập trận năm nay có hai điểm đáng lưu ý.
Thứ nhất, đây lần đầu tiên Ấn Độ và Nga tham gia - trước đây 2 nước này chỉ đóng vai trò là quan sát viên
Thứ hai, Trung Quốc – một cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không được mời tham dự.
Hai điểm này phù hợp với logic địa chính trị tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi đang hình thành thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chính giới ở Washington đang nhận thức rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt của Trung Quốc là nguồn gốc đe dọa lợi ích toàn cầu của Mỹ. Minh chứng điển hình là sự dịch chuyển” chiến lược quân sự và chính sách đối ngoại của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương được mô tả là “sự trở lại châu Á” (thực tế Mỹ chưa bao giờ từ bỏ khu vực này, có chăng là tăng giảm sự hiện diện - ĐV). Theo chiến lược mới, khu vực này sẽ tập trung phần lớn tiềm lực quốc phòng nói chung và tiềm lực hải quân nói riêng của Mỹ.
Cùng với việc tái bố trí và triển khai lực lượng, Mỹ đã củng cố các liên minh sẵn có của mình với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore) và tìm kiếm những quan hệ mới. Trong đó có Việt Nam, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ.
Hiện nay, Ấn Độ ngày càng tỏ thái độ đề phòng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia láng giềng. Điển hình là sự đầu tư của Bắc Kinh vào dự cảng biển nước sâu tại Hambantota (Sri-Lanka) cùng một loạt các dự án cơ sở hạ tầng tại Pakistan, dự án đường sắt bắc qua Bangladesh và Nepal, khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Vương quốc Butan (được ký kết bên lề hội nghị nhóm các nước G20 tại Los-Cabos). Dù Trung Quốc luôn lên tiếng “trấn an”, “sự lo ngại của Ấn Độ là điều dễ hiểu, nhưng đó là sự lo lắng không cần thiết” thì các dự án trên vẫn cứ kích thích Ấn Độ tham gia các hoạt động chính trị-quân sự vơMỹ.
Trước cuộc tập trận này đã có hàng loạt các cuộc tập trận quân sự khác được tiến hành trong vùng biển Thái Bình Dương lôi kéo nhiều quốc gia khác tham gia. Ví dụ, cuộc tập trận giữa Mỹ-Philippines tại phía Nam biển Đông.
Cuộc tập trận giữa Mỹ và Indonesia tại phía Nam biển Đông (đầu tháng 7/2012), tập trận giữa Nhật Bản - Ấn Độ tại vùng ven biển Nhật Bản tỉnh Kanagawa hồi đầu tháng 6/2012 (đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước diễn ra cuộc tập trận song phương).
Sau đó là cuộc tập trận giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc từ bán đảo Triều Tiên về phía Nam (từ ngày 21-23/6), từ ngày 24-26/06 Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục tập trận mà không có sự tham gia của Nhật Bản.
Cuối cùng là cuộc tập trận quốc tế thường niên mang tên “Đối tác Thái Bình Dương” - với kịch bản nhấn mạnh đến yếu tố nhân đạo - được tổ chức từ ngày 18/6 đến hết ngày 1/7 với sự tham gia của nhiều tàu chiến đến từ 17 quốc gia (Trung Quốc không có mặt trong cuộc tập trận này) .
Trong các cuộc tập trận trên và kể cả RIMPAC, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong số 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc không được mời tham gia.
Thực tế này được đánh giá như là “một lời nhắn nhủ không mấy thân thiện” về phía Trung Quốc rằng:
Thứ nhất, việc phô diễn sức mạnh để chứng minh rằng Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất.
Thứ hai, các cuộc tập trận là cách “làm yên lòng” đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đang có mâu thuẫn với Trung Quốc.
Quy mô tiến hành tập trận được xem như một bằng chứng chứng tỏ rằng, trong nhận thức chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang dần thay thế vị trí của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chỉnh sửa cuối: