- Biển số
- OF-596685
- Ngày cấp bằng
- 30/10/18
- Số km
- 17
- Động cơ
- 128,573 Mã lực
- Tuổi
- 35
VĂN HÓA ĐỘI ĐẦU Ở BURUNDI
Đến với Burundi hay các quốc gia Đông Phi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân không dùng tay mang xách các đồ vật mà tất cả đều cho lên đầu để đội.
Đội nước về nhà để sinh hoạt là công việc mỗi ngày của phụ nữ
Tôi sang Burundi vào một ngày hè của tháng năm, khi hoa phượng trong sân bay quốc tế Bujumbura đỏ rực, tiếng ve râm ran dày đặc trên cành quýt. Xung quanh sân bay trồng nhiều cây ăn trái và ruộng lúa, xa xa cũng có nhà dân, nhưng lụp xụp và không có điện đóm sáng bừng.
Tôi nghe kể nhiều về Châu Phi nghèo đói, cái chết, súng đạn và khô cằn của khí hậu. Bạn bè thường hỏi tôi “Con gái sang Châu Phi sống, có sợ không?”, tôi cũng không biết câu hỏi này tôi trả lời được chính xác bao nhiêu phần. Cuộc sống Châu Phi mà tôi cảm nhận ở Burundi nó khác xa trong trí tưởng tượng của mọi người. Tôi đang có một cuộc sống mới mẻ, vừa phấn khích thú vị, vừa bỡ ngỡ trải nghiệm tuổi trẻ trên đất nước nằm giữa lục địa đen này.
Khung cảnh hiền hòa của Burundi
Sống tại Burundi trong tháng đầu tiên, rất nhiều người tại đây làm tôi bối rối và thấy kì lạ, mọi thứ người dân nơi đây đều đội lên trên đầu.
Trẻ em ở Burundi (đất nước thuộc vùng đất trung tâm của Châu Phi), từ nhỏ đã quen với việc mang vác bằng đầu.
Đặc biệt tại văn phòng làm việc của tôi ở Thủ Đô Bujumbura, chỉ cần bước chân ra đường là bạn đã có thể thấy cách mang vác đồ đặc trưng của người dân xứ này. Tôi bắt đầu thắc mắc với các anh em đồng nghiệp sống tại đây trước tôi “Tại sạo người Burundi lại mang mọi thứ trên đầu?”. Vâng, câu trả lời bạn nhận được nhiều nhất sẽ là “uhm, thật thú vị, họ thích như vậy”.
Điều làm bạn thấy lạ ở chỗ, Burundi là đất nước có địa hình đồi núi. Hầu hết cả nước là các vùng đồi núi, dốc đá, di chuyển khó khăn. Chỉ vài con đường ở Thủ Đô mới được bằng phẳng, nên cách đặt mọi thứ trên đầu và di chuyển như thế này không phải chuyện đơn giản.
Dần dần sống tại đây thêm một thời gian nữa, tôi nhận ra không phải tuyệt đối một trăm phần trăm mọi người đều sử dụng cách mang vác này, nhưng nó là phổ biến và được ưa chuộng. Tại đây không có phương tiện, cách tốt nhất để mang vác hàng là đội lên trên đầu để giảm sức nặng của đôi tay, vai, lưng và để cảm thấy thoải mái hơn khi cầm thêm nhiều thứ khác.
Tất nhiên có nhiều lý do khác làm cho người dân Burundi đội tất cả mọi lên đầu. Một số người cho rằng cách mang vác đồ này làm họ dễ dàng di chuyển khi trên con đường đồi dốc. Dần dần hình thành thói quen cho cả một dân tộc qua nhiều thế hệ, đến các em bé xíu cũng có thể mang những vật rất nặng trên đầu và đi đứng nhanh nhẹn.
Trong một lần đi công tác tại Ngozi (một tỉnh của Burundi). Tôi khá bất ngờ khi bắt gặp nhiều phụ nữ đội một thùng nước 30 lít trên đầu. Họ đi, ngừng lại, cúi xuống, ngẩng lên, tiếp tục đi như không có gì trên đầu! Họ có thể giữ thăng bằng với thùng nước trên đầu, leo lên một ngọn đồi cao, vừa đi vừa hát, thậm chí là vừa đi vừa múa. Sự lạc quan, vui vẻ và sức khỏe của người dân Burundi làm tôi thán phục.
Anh chàng này đang mời tôi mua giày, cho dù tôi từ chối nhưng vẫn cho tôi chụp tấm hình trước khi đi.
Ngoài ra để giảm sự ma sát với da đầu, người ta đặt một miếng vải quấn thành vòng tròn, đặt trên đầu của họ trước khi đặt các mặt hàng khác lên.
Trong các thứ mà họ đã đặt lên đầu, tôi khâm phục nhất là sức mạnh và khả năng đội trống trên đầu nhảy múa của các anh chàng bản địa.
Múa trống là một trong những hoạt động truyền thống văn hóa của Burundi. Vào các dịp lễ tết hay chào đón khách quý trong một sự kiện, người Burundi sẽ biểu diễn múa trống. Một cái trống làm từ thân cây gỗ bọc da bò nặng khoảng một trăm kilogam nhưng vũ công có thể tung hứng, đội lên đầu và nhảy múa rất điêu luyện.
Tại các khu vực miền núi của Burundi, người dân có thể mang khối lượng một vật bằng 70% trọng lượng cơ thể của họ trên đầu. Dần dần hình thành thói quen, người dân xem đây như một văn hóa cho dù vật nhẹ hay nặng họ đều đặt lên đầu và di chuyển.
Bất cứ thứ gì cũng có thể cho lên đầu, những cây mía này thực sự là rất khó để người đội thăng bằng khi di chuyển.
Nói tới chuyện đội mọi thứ trên đầu tôi lại nhớ ra câu chuyện giữa tôi và những người phụ nữ bán tóc giả người bản địa. Tôi đi tới đâu cũng được các chị hàng rong bán tóc giả bám đuôi mời mua tóc nhiệt tình. Sau một hồi đôi bên không hiểu nhau (họ nói tiếng thổ ngữ Kirundi). Một chị mạnh dạn tiến lên, sát lại gần tôi, nói vài câu tôi không thể hiểu nổi. Sau đó họ giật nhẹ nhẹ tóc tôi, thích thú rẽ tóc ra xem tôi đang đội tóc giả hay tóc thật. Sau một hồi tự kiểm tra, các chị phá lên cười.
Mái tóc dày và thẳng của tôi làm họ cảm thấy thú vị. Con nít thường vây quanh tôi chỉ để kéo tóc tôi xem là tóc thật hay tóc giả. Tôi lại phát hiện, một trăm phần trăm người Phi không lai tóc sẽ xoắn sát da đầu. Các cô tết tóc, thắt bím là tóc được nối hoặc các loại tóc giả được đội lên đầu. Hầu hết chúng ta luôn thấy người Châu Phi để loại tóc bím cộng nhỏ, cộng to. Nhưng thực chất đa phần họ cũng ao ước có được mái dài suông thẳng hoặc uốn lọn. Chỉ là vì tóc giả được thắt sẵn từ sợi ni lông sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn.
Phụ nữ ở Burundi nếu đi làm văn phòng sẽ dành một khoảng chi tiêu khá lớn cho việc làm các kiểu tóc và mua tóc giả, khoảng một phần tư tiền lương trên tháng.
Trong khitôi thấy họ lạ thì họ cũng thấy tôi rất lạ. Con gái ở Việt Nam thường rất sợ nắng, nắng sẽ làm đen da, thói quen của hầu hết mọi người là mặc áo khoác, mang khẩu trang, vớ chân, bao tay để che nắng…nói chung là càng kín càng tốt, tôi cũng không ngoại lệ.
Ngày đầu tiên đi làm, tôi đúng y phong cách đó đến văn phòng, có việc bước ra khỏi cửa công ty là tôi lại mang áo khoác vào. Đồng nghiệp người bản xứ bắt đầu xì xầm sau lưng tôi, họ nhìn chằm chằm vào chân tôi (tôi mang vớ che nắng). Lúc đầu tôi còn không hiểu, sau có một cô đến trực tiếp đến hỏi tôi “có phải mày thấy lạnh không? Đang bị ốm phải không?” (cô này chắc không nhịn được nữa nên phải hỏi). Thì ra mọi người ở đây không thể hiểu nổi, tại sao nắng nóng lại phải mang áo khoác, tại sao phải sợ đen da, tại sao phải đeo khẩu trang…
Văn hóa thể hiện qua nhiều giá trị vật chất tinh thần khác nhau, nhưng đơn giản nhất như là thói quen sở thích trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi dân tộc, vùng miền, cũng tạo nên sự hấp dẫn mới lạ cho đối phương. Đến với một vùng đất mới lại giàu bản sắc như Châu Phi, tôi không khỏi ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Đi ra bên ngoài luôn làm người ta choáng ngợp với những điều mới mẻ và thêm yêu thế giới muôn màu xung quanh.
THÔNG TIN THÊM:
Burundi là quốc gia thuộc vùng trung tâm Châu Phi, nằm trong liên kết các nước Đông Phi, phía bắc giáp Rwanda, phía đông và nam giáp Tanzania, phía tây giáp Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô và hồ Tanganyika.
Du lịch: Vì là một quốc gia khá nhỏ nên nếu muốn ghé thăm Burundi bạn nên đi trong tour tham quan cùng các nước Đông Phi khác như Tanzania, Kenya, Công-Gô.
Thời tiết: Burundi có khí hậu đặc biệt tốt, nhiệt độ trung bình ngày vào khoảng 24-26 độ C, nắng ráo mát mẻ. Quanh năm mưa ít, rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Cho dù bạn đến Burundi ngay vào tháng có mưa cũng không đáng ngại. Các cơn mưa rào ở Burundi kết thúc nhanh chóng, đất ráo sạch không gây bùn lầy.
Di chuyển: Hiện tại Việt Nam không có chuyến bay thẳng đến Burundi. Bạn có thể đi hãng hàng không Kenya, sau khi đến sân bay Kenya sẽ có máy bay trung chuyển đến Burundi (mất khoảng 30 phút bay).
Visa: Đến Burundi bạn có thể xin visa du lịch ngay tại sân bay quốc tế Bujumbura ( nước này chỉ có duy nhất một sân bay). Chi phí cho visa là 50USD, tuy nhiên ở Burundi, tình trạng “xin thêm” diễn ra thường xuyên, bạn chỉ cần vui vẻ từ chối là được.
Ẩm thực: Burundi không có nét đặc trưng về ẩm thực địa phương, vì hầu hết nước này ảnh hưởng văn hóa ẩm thực phương tây. Tại đây, việc ăn uống không làm khó được bạn. Phổ biến là các nhà hàng Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi vị thơm ngon và dễ ăn.
Lưu ý: Burundi không công nhận mối quan hệ đồng giới. Luật lệ hà khắc của nước này đối với mối quan hệ đồng giới là bỏ tù hoặc tử hình.
Đến với Burundi hay các quốc gia Đông Phi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân không dùng tay mang xách các đồ vật mà tất cả đều cho lên đầu để đội.
Đội nước về nhà để sinh hoạt là công việc mỗi ngày của phụ nữ
Tôi sang Burundi vào một ngày hè của tháng năm, khi hoa phượng trong sân bay quốc tế Bujumbura đỏ rực, tiếng ve râm ran dày đặc trên cành quýt. Xung quanh sân bay trồng nhiều cây ăn trái và ruộng lúa, xa xa cũng có nhà dân, nhưng lụp xụp và không có điện đóm sáng bừng.
Tôi nghe kể nhiều về Châu Phi nghèo đói, cái chết, súng đạn và khô cằn của khí hậu. Bạn bè thường hỏi tôi “Con gái sang Châu Phi sống, có sợ không?”, tôi cũng không biết câu hỏi này tôi trả lời được chính xác bao nhiêu phần. Cuộc sống Châu Phi mà tôi cảm nhận ở Burundi nó khác xa trong trí tưởng tượng của mọi người. Tôi đang có một cuộc sống mới mẻ, vừa phấn khích thú vị, vừa bỡ ngỡ trải nghiệm tuổi trẻ trên đất nước nằm giữa lục địa đen này.
Khung cảnh hiền hòa của Burundi
Sống tại Burundi trong tháng đầu tiên, rất nhiều người tại đây làm tôi bối rối và thấy kì lạ, mọi thứ người dân nơi đây đều đội lên trên đầu.
Trẻ em ở Burundi (đất nước thuộc vùng đất trung tâm của Châu Phi), từ nhỏ đã quen với việc mang vác bằng đầu.
Đặc biệt tại văn phòng làm việc của tôi ở Thủ Đô Bujumbura, chỉ cần bước chân ra đường là bạn đã có thể thấy cách mang vác đồ đặc trưng của người dân xứ này. Tôi bắt đầu thắc mắc với các anh em đồng nghiệp sống tại đây trước tôi “Tại sạo người Burundi lại mang mọi thứ trên đầu?”. Vâng, câu trả lời bạn nhận được nhiều nhất sẽ là “uhm, thật thú vị, họ thích như vậy”.
Điều làm bạn thấy lạ ở chỗ, Burundi là đất nước có địa hình đồi núi. Hầu hết cả nước là các vùng đồi núi, dốc đá, di chuyển khó khăn. Chỉ vài con đường ở Thủ Đô mới được bằng phẳng, nên cách đặt mọi thứ trên đầu và di chuyển như thế này không phải chuyện đơn giản.
Dần dần sống tại đây thêm một thời gian nữa, tôi nhận ra không phải tuyệt đối một trăm phần trăm mọi người đều sử dụng cách mang vác này, nhưng nó là phổ biến và được ưa chuộng. Tại đây không có phương tiện, cách tốt nhất để mang vác hàng là đội lên trên đầu để giảm sức nặng của đôi tay, vai, lưng và để cảm thấy thoải mái hơn khi cầm thêm nhiều thứ khác.
Tất nhiên có nhiều lý do khác làm cho người dân Burundi đội tất cả mọi lên đầu. Một số người cho rằng cách mang vác đồ này làm họ dễ dàng di chuyển khi trên con đường đồi dốc. Dần dần hình thành thói quen cho cả một dân tộc qua nhiều thế hệ, đến các em bé xíu cũng có thể mang những vật rất nặng trên đầu và đi đứng nhanh nhẹn.
Trong một lần đi công tác tại Ngozi (một tỉnh của Burundi). Tôi khá bất ngờ khi bắt gặp nhiều phụ nữ đội một thùng nước 30 lít trên đầu. Họ đi, ngừng lại, cúi xuống, ngẩng lên, tiếp tục đi như không có gì trên đầu! Họ có thể giữ thăng bằng với thùng nước trên đầu, leo lên một ngọn đồi cao, vừa đi vừa hát, thậm chí là vừa đi vừa múa. Sự lạc quan, vui vẻ và sức khỏe của người dân Burundi làm tôi thán phục.
Anh chàng này đang mời tôi mua giày, cho dù tôi từ chối nhưng vẫn cho tôi chụp tấm hình trước khi đi.
Ngoài ra để giảm sự ma sát với da đầu, người ta đặt một miếng vải quấn thành vòng tròn, đặt trên đầu của họ trước khi đặt các mặt hàng khác lên.
Trong các thứ mà họ đã đặt lên đầu, tôi khâm phục nhất là sức mạnh và khả năng đội trống trên đầu nhảy múa của các anh chàng bản địa.
Múa trống là một trong những hoạt động truyền thống văn hóa của Burundi. Vào các dịp lễ tết hay chào đón khách quý trong một sự kiện, người Burundi sẽ biểu diễn múa trống. Một cái trống làm từ thân cây gỗ bọc da bò nặng khoảng một trăm kilogam nhưng vũ công có thể tung hứng, đội lên đầu và nhảy múa rất điêu luyện.
Tại các khu vực miền núi của Burundi, người dân có thể mang khối lượng một vật bằng 70% trọng lượng cơ thể của họ trên đầu. Dần dần hình thành thói quen, người dân xem đây như một văn hóa cho dù vật nhẹ hay nặng họ đều đặt lên đầu và di chuyển.
Bất cứ thứ gì cũng có thể cho lên đầu, những cây mía này thực sự là rất khó để người đội thăng bằng khi di chuyển.
Nói tới chuyện đội mọi thứ trên đầu tôi lại nhớ ra câu chuyện giữa tôi và những người phụ nữ bán tóc giả người bản địa. Tôi đi tới đâu cũng được các chị hàng rong bán tóc giả bám đuôi mời mua tóc nhiệt tình. Sau một hồi đôi bên không hiểu nhau (họ nói tiếng thổ ngữ Kirundi). Một chị mạnh dạn tiến lên, sát lại gần tôi, nói vài câu tôi không thể hiểu nổi. Sau đó họ giật nhẹ nhẹ tóc tôi, thích thú rẽ tóc ra xem tôi đang đội tóc giả hay tóc thật. Sau một hồi tự kiểm tra, các chị phá lên cười.
Mái tóc dày và thẳng của tôi làm họ cảm thấy thú vị. Con nít thường vây quanh tôi chỉ để kéo tóc tôi xem là tóc thật hay tóc giả. Tôi lại phát hiện, một trăm phần trăm người Phi không lai tóc sẽ xoắn sát da đầu. Các cô tết tóc, thắt bím là tóc được nối hoặc các loại tóc giả được đội lên đầu. Hầu hết chúng ta luôn thấy người Châu Phi để loại tóc bím cộng nhỏ, cộng to. Nhưng thực chất đa phần họ cũng ao ước có được mái dài suông thẳng hoặc uốn lọn. Chỉ là vì tóc giả được thắt sẵn từ sợi ni lông sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn.
Phụ nữ ở Burundi nếu đi làm văn phòng sẽ dành một khoảng chi tiêu khá lớn cho việc làm các kiểu tóc và mua tóc giả, khoảng một phần tư tiền lương trên tháng.
Trong khitôi thấy họ lạ thì họ cũng thấy tôi rất lạ. Con gái ở Việt Nam thường rất sợ nắng, nắng sẽ làm đen da, thói quen của hầu hết mọi người là mặc áo khoác, mang khẩu trang, vớ chân, bao tay để che nắng…nói chung là càng kín càng tốt, tôi cũng không ngoại lệ.
Ngày đầu tiên đi làm, tôi đúng y phong cách đó đến văn phòng, có việc bước ra khỏi cửa công ty là tôi lại mang áo khoác vào. Đồng nghiệp người bản xứ bắt đầu xì xầm sau lưng tôi, họ nhìn chằm chằm vào chân tôi (tôi mang vớ che nắng). Lúc đầu tôi còn không hiểu, sau có một cô đến trực tiếp đến hỏi tôi “có phải mày thấy lạnh không? Đang bị ốm phải không?” (cô này chắc không nhịn được nữa nên phải hỏi). Thì ra mọi người ở đây không thể hiểu nổi, tại sao nắng nóng lại phải mang áo khoác, tại sao phải sợ đen da, tại sao phải đeo khẩu trang…
Văn hóa thể hiện qua nhiều giá trị vật chất tinh thần khác nhau, nhưng đơn giản nhất như là thói quen sở thích trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi dân tộc, vùng miền, cũng tạo nên sự hấp dẫn mới lạ cho đối phương. Đến với một vùng đất mới lại giàu bản sắc như Châu Phi, tôi không khỏi ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Đi ra bên ngoài luôn làm người ta choáng ngợp với những điều mới mẻ và thêm yêu thế giới muôn màu xung quanh.
THÔNG TIN THÊM:
Burundi là quốc gia thuộc vùng trung tâm Châu Phi, nằm trong liên kết các nước Đông Phi, phía bắc giáp Rwanda, phía đông và nam giáp Tanzania, phía tây giáp Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô và hồ Tanganyika.
Du lịch: Vì là một quốc gia khá nhỏ nên nếu muốn ghé thăm Burundi bạn nên đi trong tour tham quan cùng các nước Đông Phi khác như Tanzania, Kenya, Công-Gô.
Thời tiết: Burundi có khí hậu đặc biệt tốt, nhiệt độ trung bình ngày vào khoảng 24-26 độ C, nắng ráo mát mẻ. Quanh năm mưa ít, rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Cho dù bạn đến Burundi ngay vào tháng có mưa cũng không đáng ngại. Các cơn mưa rào ở Burundi kết thúc nhanh chóng, đất ráo sạch không gây bùn lầy.
Di chuyển: Hiện tại Việt Nam không có chuyến bay thẳng đến Burundi. Bạn có thể đi hãng hàng không Kenya, sau khi đến sân bay Kenya sẽ có máy bay trung chuyển đến Burundi (mất khoảng 30 phút bay).
Visa: Đến Burundi bạn có thể xin visa du lịch ngay tại sân bay quốc tế Bujumbura ( nước này chỉ có duy nhất một sân bay). Chi phí cho visa là 50USD, tuy nhiên ở Burundi, tình trạng “xin thêm” diễn ra thường xuyên, bạn chỉ cần vui vẻ từ chối là được.
Ẩm thực: Burundi không có nét đặc trưng về ẩm thực địa phương, vì hầu hết nước này ảnh hưởng văn hóa ẩm thực phương tây. Tại đây, việc ăn uống không làm khó được bạn. Phổ biến là các nhà hàng Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi vị thơm ngon và dễ ăn.
Lưu ý: Burundi không công nhận mối quan hệ đồng giới. Luật lệ hà khắc của nước này đối với mối quan hệ đồng giới là bỏ tù hoặc tử hình.