- Biển số
- OF-4742
- Ngày cấp bằng
- 23/5/06
- Số km
- 5,733
- Động cơ
- 849,800 Mã lực
Để hiểu rõ Remap ECU thì trước tiên chúng ta nên hiểu rõ Map là gì và ECU là gì? Để hiểu chi tiết các bác có thể tìm trên gúc định nghĩa và cấu tạo của những cái này, ở đây em chỉ diễn giải một cách đơn giản và dễ hình dung nhất.
ECU chính là linh hồn của chiếc xe, nếu như khối động cơ được ví như trái tim và khung gầm là hệ xương sống nâng đỡ cơ thể thì ECU là bộ não. ECU (Engine Control Unit) thiết bị điều khiển trung tâm nơi tiếp nhận và xử lý thông tin của toàn bộ các cảm biến được trang bị trên xe như nhiệt độ, khí thải, kim phun, bướm ga vân vân và mây mây. Các dòng xe cao cấp, ECU có thêm chức năng can thiệp và xử lý tình huống nguy hiểm khi con người mất kiểm soát. Ở các đời xe cũ khi các cảm biến chưa được trang bị thì ECU chính là bộ não của người cầm lái nên ở các đời xe tuy cùng hãng, cùng năm sản xuất, cùng model nhưng ECU mỗi xe mỗi khác.
Nếu trên một chiếc máy tính, con chip xử lý CPU chính là ECU thì hệ điều hành chính là MAP. Hiểu đơn giản Map chính là một phần mềm quản lý tất cả các hoạt động điện tử trên chiếc xe của các bác. Map quản lý các thông số như cảm biến nhiệt độ máy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến khí xả. Một số dòng xe cao cấp hơn còn có cảm biến vị trí bướm ga, chân ga và van xả…
Anh em trong ao hồ có truyền tai nhau rằng, mỗi mẫu xe được xuất xưởng thì các thông số của nhà sản xuất chỉ là thông số ngưỡng an toàn còn thực lực chiếc xe có thể vượt được cái ngưỡng đó gấp nhiều lần. Và muốn đẩy được thực lực của chiếc xe lên cao vượt ngưỡng như thế thì người ta cần tác động vào một số chỗ, cũng giống như spider men phải bị nhện cắn mới có được năng lực X thì chiếc xe cũng cần phải có cái gì đó cắn vào thì mới trở nên mạnh hơn. Và thế là Remap (hoặc có thể gọi là tune) hay tinh chỉnh ECU ra đời.
Quay trở lại với mô phỏng Map là cái hệ điều hành trên máy tính, nếu muốn cái máy chạy nhanh hơn trâu bò hơn thì phải làm gì? Tất nhiên là sẽ phải nâng cấp cho nó, có 2 cách để nâng cấp đó là nâng phần cứng hoặc phần mềm và cách thứ 3 là nâng cả cứng và mềm. Tất nhiên cách thứ 3 thì máy xe chạy cực ngon nhưng lục tốn. Với xe ô tô, việc Remap cũng giống như ta nâng cấp cái xe vậy, ta có thể tác động vào Map để nâng cấp phần mềm như hiệu chỉnh lại tỷ lệ xăng gió, thời điểm đánh lửa, độ trễ chân ga…Nên nhớ rằng để có được hiệu năng tốt nhất thì nên thì các hiệu chỉnh trong Map phải căn cứ vào vào giới hạn độ bền và công suất chịu tải tối đa của phần cứng. Và nếu bạn giàu thì còn chần chờ gì nữa thay luôn cả cứng cả mềm thôi.
Mục đích cơ bản nhất của việc remap là mở thêm giới hạn công suất, mô-men xoắn của động cơ, mở giới hạn vòng tua, hay đơn giản là loại bỏ giới hạn tốc độ điện tử mà nhà sản xuất đã cài đặt sẵn. Việc trải nghiệm chiếc xe sau khi Remap sẽ như thế nào chắc nhiều bác sẽ muốn biết nhưng lại chưa đủ mạnh mẽ để mang xe đi chuột bạch. Hãy hỏi bạn bè xem ai có những xe đời cao có nhiều chế độ lái khác nhau ấy, thực ra mỗi chế độ lái giống như một lần remap có ý đồ. Nhưng cái ý đồ đó là ý đồ trong sự tính toán của nhà sản xuất. Hãy thử lái ở chế độ bình thường sau đó chuyển qua chế độ sport rồi nhẹ nhàng lút chân ga để trải nghiệm nhé. Chúc các bác có một chuyến bay vui vẻ hehe.
Với việc Remap thì sẽ mang lại công suất cao hơn cho chiếc xe vậy tại sao các nhà sản xuất lại không làm điều đó ngay từ khi sản xuất để có được những cỗ máy mạnh mẽ và tăng sức cạnh tranh với đối thủ? Đây là một câu hỏi khá phổ biến từ những người dùng khi họ bắt đầu tìm hiểu và biết đôi chút về Remap. Các nhà sản xuất xe đã mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu mỗi hãng xe sẽ có một thế mạnh riêng nhưng hầu hết các hãng xe đều muốn sản phẩm của mình có tính ổn định cao và bền bỉ. Thế nên trong quá trình sản xuất thường các hãng sẽ cân đo đong đếm để ra được một biểu đồ vận hành của hệ thống vừa kinh tế vừa ổn định, đảm bảo sức khỏe thương hiệu của mình. Kèm theo việc các nhà sản xuất thường muốn cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn để khách hàng có thể móc hầu bao nhiều hơn thế là họ cho ra nhiều option, cùng một mẫu xe nhưng có xe lại thế này có xe lại thế kia…chi tiền thôi.
Theo các bác với những lợi ích kể trên chúng ta có nên mang xe của mình đi Remap không? Theo em, nếu các bác đơn thuần không hiểu sâu về động cơ cũng như việc chiếc xe chỉ là phương tiện để đi chuyển thì tốt hơn là mua thế nào dùng thế ấy. Còn việc các bác thích xe của mình khỏe hơn, bốc hơn, mạnh mẽ hơn và tiền thì cũng rủng rỉnh thì ‘uống đi cho khỏe’.
Nếu trên một chiếc máy tính, con chip xử lý CPU chính là ECU thì hệ điều hành chính là MAP. Hiểu đơn giản Map chính là một phần mềm quản lý tất cả các hoạt động điện tử trên chiếc xe của các bác. Map quản lý các thông số như cảm biến nhiệt độ máy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến khí xả. Một số dòng xe cao cấp hơn còn có cảm biến vị trí bướm ga, chân ga và van xả…
Anh em trong ao hồ có truyền tai nhau rằng, mỗi mẫu xe được xuất xưởng thì các thông số của nhà sản xuất chỉ là thông số ngưỡng an toàn còn thực lực chiếc xe có thể vượt được cái ngưỡng đó gấp nhiều lần. Và muốn đẩy được thực lực của chiếc xe lên cao vượt ngưỡng như thế thì người ta cần tác động vào một số chỗ, cũng giống như spider men phải bị nhện cắn mới có được năng lực X thì chiếc xe cũng cần phải có cái gì đó cắn vào thì mới trở nên mạnh hơn. Và thế là Remap (hoặc có thể gọi là tune) hay tinh chỉnh ECU ra đời.
Quay trở lại với mô phỏng Map là cái hệ điều hành trên máy tính, nếu muốn cái máy chạy nhanh hơn trâu bò hơn thì phải làm gì? Tất nhiên là sẽ phải nâng cấp cho nó, có 2 cách để nâng cấp đó là nâng phần cứng hoặc phần mềm và cách thứ 3 là nâng cả cứng và mềm. Tất nhiên cách thứ 3 thì máy xe chạy cực ngon nhưng lục tốn. Với xe ô tô, việc Remap cũng giống như ta nâng cấp cái xe vậy, ta có thể tác động vào Map để nâng cấp phần mềm như hiệu chỉnh lại tỷ lệ xăng gió, thời điểm đánh lửa, độ trễ chân ga…Nên nhớ rằng để có được hiệu năng tốt nhất thì nên thì các hiệu chỉnh trong Map phải căn cứ vào vào giới hạn độ bền và công suất chịu tải tối đa của phần cứng. Và nếu bạn giàu thì còn chần chờ gì nữa thay luôn cả cứng cả mềm thôi.
Mục đích cơ bản nhất của việc remap là mở thêm giới hạn công suất, mô-men xoắn của động cơ, mở giới hạn vòng tua, hay đơn giản là loại bỏ giới hạn tốc độ điện tử mà nhà sản xuất đã cài đặt sẵn. Việc trải nghiệm chiếc xe sau khi Remap sẽ như thế nào chắc nhiều bác sẽ muốn biết nhưng lại chưa đủ mạnh mẽ để mang xe đi chuột bạch. Hãy hỏi bạn bè xem ai có những xe đời cao có nhiều chế độ lái khác nhau ấy, thực ra mỗi chế độ lái giống như một lần remap có ý đồ. Nhưng cái ý đồ đó là ý đồ trong sự tính toán của nhà sản xuất. Hãy thử lái ở chế độ bình thường sau đó chuyển qua chế độ sport rồi nhẹ nhàng lút chân ga để trải nghiệm nhé. Chúc các bác có một chuyến bay vui vẻ hehe.
Với việc Remap thì sẽ mang lại công suất cao hơn cho chiếc xe vậy tại sao các nhà sản xuất lại không làm điều đó ngay từ khi sản xuất để có được những cỗ máy mạnh mẽ và tăng sức cạnh tranh với đối thủ? Đây là một câu hỏi khá phổ biến từ những người dùng khi họ bắt đầu tìm hiểu và biết đôi chút về Remap. Các nhà sản xuất xe đã mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu mỗi hãng xe sẽ có một thế mạnh riêng nhưng hầu hết các hãng xe đều muốn sản phẩm của mình có tính ổn định cao và bền bỉ. Thế nên trong quá trình sản xuất thường các hãng sẽ cân đo đong đếm để ra được một biểu đồ vận hành của hệ thống vừa kinh tế vừa ổn định, đảm bảo sức khỏe thương hiệu của mình. Kèm theo việc các nhà sản xuất thường muốn cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn để khách hàng có thể móc hầu bao nhiều hơn thế là họ cho ra nhiều option, cùng một mẫu xe nhưng có xe lại thế này có xe lại thế kia…chi tiền thôi.
Theo các bác với những lợi ích kể trên chúng ta có nên mang xe của mình đi Remap không? Theo em, nếu các bác đơn thuần không hiểu sâu về động cơ cũng như việc chiếc xe chỉ là phương tiện để đi chuyển thì tốt hơn là mua thế nào dùng thế ấy. Còn việc các bác thích xe của mình khỏe hơn, bốc hơn, mạnh mẽ hơn và tiền thì cũng rủng rỉnh thì ‘uống đi cho khỏe’.