- Biển số
- OF-43193
- Ngày cấp bằng
- 13/8/09
- Số km
- 966
- Động cơ
- 474,090 Mã lực
Sau một hồi tốn nhiều công sức mò mẫm thì nay kết quả đã viên mãn, chú Rafale đã chiến thắng trong cuộc đọ sức lớn nhất lịch sử máy bay chiến đấu khi cả 5 ông lớn có nền CN hàng không phát triển cùng tham gia. nhưng chắc chắn trong đó còn để lại nhiều uẩn khúc và cũng nhiều cay cú . Vậy AE ta cùng nhau tham gia mổ xẻ, chém gió với nhau về cái của người nhé
Thủ tướng Anh David Cameron lên tiếng sẽ làm mọi cách để có thể chiến thắng trong thương vụ MMRCA với Không quân Ấn Độ.
Ngay lập tức, Thủ tướng Anh David Cameron lên tiếng, Anh sẽ tiếp tục đàm phán với Ấn Độ về hợp đồng trị giá hàng tỷ USD này.
"Quyết định lựa chọn máy bay Rafale rõ ràng là đáng thất vọng, Ấn Độ đã chú ý đến giá đấu thầu hơn chất lượng của máy bay. Do đó, cần có thêm các cuộc đàm phán vì hợp đồng trên vẫn chưa được chính thức ký kết", ông Cameron tuyên bố trước Quốc hội Anh.
Ông Cameron cho biết, Anh không bị thiệt hại gì trước quyết định của Ấn Độ nhưng họ sẽ không bỏ cuộc. Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon được hợp tác sản xuất bởi bốn nước châu Âu là Anh, Ý, Tây Ban Nha và Đức.
"Đây (Typhoon) là một loại máy bay tuyệt vời có khả năng tốt hơn nhiều so với Rafale và chúng tôi mong muốn Ấn Độ xem xét lại", Thủ tướng Cameron nói.
Vượt qua các cuộc trình diễn trước Không quân Ấn Độ, cuối cùng Rafale và Eurofighter Typhoon trở thành 2 ứng viên của trận chung kết giành lấy bản hợp đồng béo bở MMRCA.
Những chiến đấu cơ lọt vào “trận chung kết” có một lịch sử khá đặc biệt. Dassault Rafale được người Pháp bắt tay vào phát triển khi họ chia tay các đồng minh Châu Âu, những nước đang thiết kế Eurofighter.
Cả 2 loại máy bay này đều được đưa sang thị trường vũ khí với những tính năng bị cắt giảm, đồng thời có điểm chung là gặp vấn đề với khách mua. Liên minh EADS/BAE/Finmeccanica đang tìm kiếm khách hàng thứ 2 cho chiếc Eurofighter sau Saudi Arabia, còn Rafale thậm chí còn thảm hại hơn khi chưa có đơn đặt hàng nào ngoài nước Pháp!?
Rafale
Về cơ bản thì Rafale có thiế kế khí động học tốt, khả năng mang vũ khí hiếm có so với kích thước.
Dassault tuyên bố Rafale có thể bay hành trình ở tốc độ siêu âm Mach 1+ mà không cần đốt nhiên liệu lần 2, điều đó đã được trình diễn với động cơ Snecma R88-2.
Pháp vốn có lịch sử cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ấn Độ. Nên một lợi thế nữa cho Rafale nhờ chung phụ tùng, quy trình bảo dưỡng với Mirage-2000 đang có trong biên chế của Không quân Ấn Độ.
Rafale có thiết kế rất "mềm mại" Hơn nữa, biến thể nRafale-M có khả năng tác chiến trên tàu sân bay, điều mà Ấn Độ rất cần trong thời gian tới. Tuy nhiên, để Rafale-M bay, tàu sân bay phải có máy phóng, điểm này thì các tàu sân bay Ấn Độ sở hữu trong hiện tại và tương lai gần chưa có.
Rafale thiếu các thiết bị quan sát và chỉ thị thích hợp, điều cần thiết cho tình trạng "năm cha, ba mẹ" của kho vũ khí Ấn Độ. Điểm yếu khác của loại máy bay này là thiếu radar AESA do Dassault chưa hoàn thiện radar RBE2-AA.
Ngoài ra việc Rafale cũng chịu áp lực từ thất bại trong các cuộc bỏ thầu trước đó. Có quá ít đơn đặt hàng sẽ khiến việc nâng cấp sau này gặp nhiều khó khăn, Rafale sẽ sớm trở nên lạc hậu trong 30 năm tới, trừ phi có một "ông lớn" như Ấn Độ "ngó ngàng”.
Eurofighter Typhoon
Một số nhà phân tích cho rằng ngoài F-22A Raptor, Eurofighter là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế giới, thông qua những cuộc tỉ thí như Indra Dhanush 2007 hay đối đầu với Su-30 MKI của Ấn Độ.
Việc Ấn Độ liên tục trì hoãn công bố kết quả MMRCA càng tạo thuận lợi cho Eurofighter hoàn thiện và cung cấp các loại vũ khí mới để đảm bảo hơn nữa vai trò của chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm.
Giống Rafale, Typhoon có khả năng bay “hành trình siêu âm”, dù điều này không hoàn toàn tốt cho một chiến đấu cơ mang vũ khí.
Eurofighter GmbH thậm chí còn đưa ra biến thể Hải quân tại Aero India 2011 có thế cất cánh trên tàu sân bay Ấn Độ mà không cần máy phóng, điều này rõ ràng lợi thế hơn nhiều so với Rafale.
Điểm yếu của EuroTyphoon là giá thành khá đắt, hơn 100triệu USD/chiếc, hệ thống bảo dưỡng bảo trì cho một chiếc máy bay mới hoàn toàn như EuroTyphoon trong Không quân Ấn Độ là số không, máy bay thiếu khả năng tham gia hải chiến, radar AESA của EF-2000 chưa hoàn thiện, và việc mua EF-2000 chưa chắc sẽ mang lại lợi ích địa-chính trị nào.
Với hiệu quả và giá thành của EF-2000, Ấn Độ có thể mua nhiều Su-30MKI hơn. Tuy vậy, danh sách ứng viên vào chung kết của MMRCA cho thấy, trong thương vụ này, giá thành không thành vấn đề. Do đó, EF-2000 và Rafale thực sự là "kẻ tám lạng, người nửa cân".
Ảnh phụ chú:
Thời báo Ấn Độ cho biết, hãng Dassault Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (châu Âu) là hai ứng viên còn lại trong cuộc đấu thầu MMRCA.
Theo thông báo từ phía Quân đội Ấn Độ, các ứng viên F-16, F-18 (Mỹ), Jas Gripen (Thụy Điển) và MiG-35 (Nga) đã không thể đi tiếp vào vòng sau của MMRCA. Trong số này, MiG-35 của Nga đã không tham gia trình diễn bay trong Triển lãm hàng không Aero India được tổ chức đầu hồi tháng 2/2011.
Đồng thời, phía Ấn Độ đã liên hệ với các nhà sản xuất Dassault Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (châu Âu) về những điều khoản của vòng đầu thầu tiếp theo.
Đã có hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 5 với Ấn Độ Nga không "ham hố" MMRCA nên thậm chí, không đưa MiG-35 trình diễn bay ở Aero Inda. Trong ảnh là "ứng viên" bị đánh trượt MiG-35 (Nga).
Trong khi đó, Rafale không chỉ có màn trình diễn ở Ấn Độ, mà còn thể hiện sức mạnh trên chiến trường Libya.
Đại diện giới chức quốc phòng Ấn Độ nói với hãng thông tấn IANS rằng, đó chưa phải là tuyên bố chính thức nhưng có thể coi là một lời thông báo, có giá trị cho tới hết tháng 4/2011. Dự kiến, phía Ấn Độ muốn hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu và ký kết ghi nhớ trước ngày 31/5/2011.
Theo một số điều khoản, nhà thầu chiến thắng phải cam kết dành 50% giá trị hợp đồng để đầu tư cho việc sản xuất máy bay tại các cơ sở nằm trong lãnh thổ Ấn Độ của hãng Hindustan Aeronaustic. Đồng thời, chỉ có 18 chiếc máy bay đầu tiên là chế tạo ở hải ngoại.
MMRCA (Medium Multi-role Combat Aircraft) là chương trình đầu thầu trị giá hơn 10 tỷ USD, nhằm vũ trang 126 máy bay chiến đấu tầm trung đa nhiệm cho Không quân Ấn Độ. Cuộc thầu quy tụ sự tham gia của 6 nhà thầu lớn, đến từ các quốc gia và khu vực có năng lực công nghiệp hàng không mạnh như Mỹ, Nga, Thụy Điển, Pháp, châu Âu.
Thủ tướng Anh: Typhoon tốt hơn Rafale
Thủ tướng Anh David Cameron lên tiếng sẽ làm mọi cách để có thể chiến thắng trong thương vụ MMRCA với Không quân Ấn Độ.
Thủ tướng Anh cho rằng máy bay Typhoon tốt hơn Rafale của Pháp.
Theo nguồn tin từ giới quân sự Ấn Độ, hãng chế tạo máy bay Dassault Aviation của Pháp vừa được chọn làm nhà thầu cung cấp 126 máy bay cho Không quân Ấn Độ, với giá bỏ thầu thấp hơn.Ngay lập tức, Thủ tướng Anh David Cameron lên tiếng, Anh sẽ tiếp tục đàm phán với Ấn Độ về hợp đồng trị giá hàng tỷ USD này.
"Quyết định lựa chọn máy bay Rafale rõ ràng là đáng thất vọng, Ấn Độ đã chú ý đến giá đấu thầu hơn chất lượng của máy bay. Do đó, cần có thêm các cuộc đàm phán vì hợp đồng trên vẫn chưa được chính thức ký kết", ông Cameron tuyên bố trước Quốc hội Anh.
Ông Cameron cho biết, Anh không bị thiệt hại gì trước quyết định của Ấn Độ nhưng họ sẽ không bỏ cuộc. Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon được hợp tác sản xuất bởi bốn nước châu Âu là Anh, Ý, Tây Ban Nha và Đức.
"Đây (Typhoon) là một loại máy bay tuyệt vời có khả năng tốt hơn nhiều so với Rafale và chúng tôi mong muốn Ấn Độ xem xét lại", Thủ tướng Cameron nói.
So sánh 2 ứng viên của MMRCA
Vượt qua các cuộc trình diễn trước Không quân Ấn Độ, cuối cùng Rafale và Eurofighter Typhoon trở thành 2 ứng viên của trận chung kết giành lấy bản hợp đồng béo bở MMRCA.
Những chiến đấu cơ lọt vào “trận chung kết” có một lịch sử khá đặc biệt. Dassault Rafale được người Pháp bắt tay vào phát triển khi họ chia tay các đồng minh Châu Âu, những nước đang thiết kế Eurofighter.
Cả 2 loại máy bay này đều được đưa sang thị trường vũ khí với những tính năng bị cắt giảm, đồng thời có điểm chung là gặp vấn đề với khách mua. Liên minh EADS/BAE/Finmeccanica đang tìm kiếm khách hàng thứ 2 cho chiếc Eurofighter sau Saudi Arabia, còn Rafale thậm chí còn thảm hại hơn khi chưa có đơn đặt hàng nào ngoài nước Pháp!?
Rafale
Về cơ bản thì Rafale có thiế kế khí động học tốt, khả năng mang vũ khí hiếm có so với kích thước.
Dassault tuyên bố Rafale có thể bay hành trình ở tốc độ siêu âm Mach 1+ mà không cần đốt nhiên liệu lần 2, điều đó đã được trình diễn với động cơ Snecma R88-2.
Pháp vốn có lịch sử cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ấn Độ. Nên một lợi thế nữa cho Rafale nhờ chung phụ tùng, quy trình bảo dưỡng với Mirage-2000 đang có trong biên chế của Không quân Ấn Độ.
Rafale thiếu các thiết bị quan sát và chỉ thị thích hợp, điều cần thiết cho tình trạng "năm cha, ba mẹ" của kho vũ khí Ấn Độ. Điểm yếu khác của loại máy bay này là thiếu radar AESA do Dassault chưa hoàn thiện radar RBE2-AA.
Ngoài ra việc Rafale cũng chịu áp lực từ thất bại trong các cuộc bỏ thầu trước đó. Có quá ít đơn đặt hàng sẽ khiến việc nâng cấp sau này gặp nhiều khó khăn, Rafale sẽ sớm trở nên lạc hậu trong 30 năm tới, trừ phi có một "ông lớn" như Ấn Độ "ngó ngàng”.
Eurofighter Typhoon
Một số nhà phân tích cho rằng ngoài F-22A Raptor, Eurofighter là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế giới, thông qua những cuộc tỉ thí như Indra Dhanush 2007 hay đối đầu với Su-30 MKI của Ấn Độ.
Việc Ấn Độ liên tục trì hoãn công bố kết quả MMRCA càng tạo thuận lợi cho Eurofighter hoàn thiện và cung cấp các loại vũ khí mới để đảm bảo hơn nữa vai trò của chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm.
Giống Rafale, Typhoon có khả năng bay “hành trình siêu âm”, dù điều này không hoàn toàn tốt cho một chiến đấu cơ mang vũ khí.
Eurofighter GmbH thậm chí còn đưa ra biến thể Hải quân tại Aero India 2011 có thế cất cánh trên tàu sân bay Ấn Độ mà không cần máy phóng, điều này rõ ràng lợi thế hơn nhiều so với Rafale.
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon
Mặt khác, tập đoàn BAE đang sở hữu đơn hàng 123 máy bay huấn luyện Hawk, 69 chiếc trong số đó đã được lắp ráp ở Ấn Độ. Hợp đồng này lúc đầu gặp rắc rối nhưng sau đó đã được giải quyết, thậm chí Ấn Độ còn tăng đơn đặt hàng từ 66 lên 123 chiếc. Điều đó càng giúp cho BAE nhiều kinh nghiệm và uy tín hơn trong thương vụ MMRCA.Điểm yếu của EuroTyphoon là giá thành khá đắt, hơn 100triệu USD/chiếc, hệ thống bảo dưỡng bảo trì cho một chiếc máy bay mới hoàn toàn như EuroTyphoon trong Không quân Ấn Độ là số không, máy bay thiếu khả năng tham gia hải chiến, radar AESA của EF-2000 chưa hoàn thiện, và việc mua EF-2000 chưa chắc sẽ mang lại lợi ích địa-chính trị nào.
Với hiệu quả và giá thành của EF-2000, Ấn Độ có thể mua nhiều Su-30MKI hơn. Tuy vậy, danh sách ứng viên vào chung kết của MMRCA cho thấy, trong thương vụ này, giá thành không thành vấn đề. Do đó, EF-2000 và Rafale thực sự là "kẻ tám lạng, người nửa cân".
Ảnh phụ chú:
Khoang lái của Rafale.
Rafale-M biến thể hải quân trên tàu sân bay
Eurofighter Typhoon và vũ khí đi kèm
Khoang lái của EuroTyphoon
Nga, Mỹ, Thụy Điển 'rụng' khỏi MMRCA
Nga, Mỹ, Thụy Điển 'rụng' khỏi MMRCA
Thời báo Ấn Độ cho biết, hãng Dassault Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (châu Âu) là hai ứng viên còn lại trong cuộc đấu thầu MMRCA.
Theo thông báo từ phía Quân đội Ấn Độ, các ứng viên F-16, F-18 (Mỹ), Jas Gripen (Thụy Điển) và MiG-35 (Nga) đã không thể đi tiếp vào vòng sau của MMRCA. Trong số này, MiG-35 của Nga đã không tham gia trình diễn bay trong Triển lãm hàng không Aero India được tổ chức đầu hồi tháng 2/2011.
Đồng thời, phía Ấn Độ đã liên hệ với các nhà sản xuất Dassault Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (châu Âu) về những điều khoản của vòng đầu thầu tiếp theo.
Đại diện giới chức quốc phòng Ấn Độ nói với hãng thông tấn IANS rằng, đó chưa phải là tuyên bố chính thức nhưng có thể coi là một lời thông báo, có giá trị cho tới hết tháng 4/2011. Dự kiến, phía Ấn Độ muốn hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu và ký kết ghi nhớ trước ngày 31/5/2011.
Theo một số điều khoản, nhà thầu chiến thắng phải cam kết dành 50% giá trị hợp đồng để đầu tư cho việc sản xuất máy bay tại các cơ sở nằm trong lãnh thổ Ấn Độ của hãng Hindustan Aeronaustic. Đồng thời, chỉ có 18 chiếc máy bay đầu tiên là chế tạo ở hải ngoại.
MMRCA (Medium Multi-role Combat Aircraft) là chương trình đầu thầu trị giá hơn 10 tỷ USD, nhằm vũ trang 126 máy bay chiến đấu tầm trung đa nhiệm cho Không quân Ấn Độ. Cuộc thầu quy tụ sự tham gia của 6 nhà thầu lớn, đến từ các quốc gia và khu vực có năng lực công nghiệp hàng không mạnh như Mỹ, Nga, Thụy Điển, Pháp, châu Âu.