Quy trình chạy thử dầu động cơ

daunhotshell

Đi bộ
Biển số
OF-207046
Ngày cấp bằng
21/8/13
Số km
3
Động cơ
317,930 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
dauthuyluc.org.vn
Đã khi nào các bác có ý định thay đổi loại dầu động cơ các bác đang sử dụng không? tham khảo bài viết sau đây để biết quy trình chạy thử ntn các cụ nhé

I-CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1.Chọn xe thử dầu:

Chọn xe tiêu biểu , xe chưa qua sửa chữa lớn ( trung tu), hoạt động tương đối ổn định, chưa có biểu hiện lọt nhiên liệu. Trong đội xe hỗn hợp nhiều thương hiệu (của nhiều hãng trong, ngoài nước, nên chọn xe của Hàn Quốc làm đại diện để thử dầu).
  1. Chuẩn bị dầu để thử:
– Chuẩn bị đủ lượng dầu dùng thử cho xe cùng với lượng dầu cùng loại để xúc tráng trước khi chạy thử.

– Dụng cụ: Cờ lê, mỏ lết, khay đựng, xô hứng dầu thải, chai đựng mẫu, giẻ sạch, phễu hứng,…

II- TIẾN HÀNH ĐỔ DẦU DÙNG THỬ:

  1. Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng sạch sẽ.
  2. Vận hành cho máy nóng lên, làm cặn, chất bẩn tuần hoàn tan lẫn vào trong dầu máy.
  3. Tháo dầu cũ, thay phin lọc.
  4. Đổ dầu mới (cùng loại với dầu để thử càng tốt), nổ máy khoảng 10 phút
Để xúc rửa toàn bộ động cơ, sau đó tháo ra. Có thể sử dụng dầu này để xúc tráng lần 2 rồi bỏ. Tuyệt đối không dùng xăng, diesel để xúc rửa.

  1. Đổ dầu mới, nổ máy khoảng 10 phút, lấy 500 ml mẫu.
  2. Chai lấy mẫu phải sạch, không cặn, khô. Mẫu này lấy làm chuẩn để so sánh các mẫu về sau.
  3. Dán mác của mẫu ghi rõ: Loại dầu, số giờ, km đã sử dụng, tên đơn vị sử dụng, ngày tháng lấy mẫu, nhiên liệu sử dụng, mục đích phân tích, lắc đều trước khi phân tích.
  4. Chu kỳ lấy mẫu: khoảng 2500 km lấy mẫu 1 lần, mỗi lần lấy mẫu xong lại bổ sung dầu mới đến mức trên của que thăm dầu. Ghi lại mức bổ sung để đánh giá mức độ tiêu hao dầu.
  5. Khi động cơ có sự cố kỹ thuật cần phải phân tích dầu.
III- GIỚI HẠN THAY DẦU:

Các loại dầu đặc tính khác nhau, giới hạn thay dầu khác nhau. Cụ thể căn cứ vào lịch thay dầu mà đơn vị sử dụng thử đang thực hiện để so sánh và áp dụng.

PHÂN TÍCH MẤU DẦU:

Sau đây là các thông số của dầu cần thiết phải kiểm tra:

  1. Độ nhớt:
Độ nhớt tăng: do dầu bị ô xi hóa, hàm lượng cặn không tan cao, lẫn dầu có độ nhớt cao hay lẫn nước

Độ nhớt giảm: Do lẫn dầu có độ nhớt thấp, lẫn nhiên liệu, chất làm mát,do các phân tử polyme bị bẻ gẫy do pha thêm phụ gia tăng chỉ số độ nhớt

  1. Nhiệt độ chớp cháy cốc hở:
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở giảm là do lẫn nhiên liệu hoặc do mạch Cacbuahydro bị bẻ gẫy ở nhiệt độ cao

  1. Cặn không tan: căn không tan trong Pen tan gồm các cặn vô cơ, hữu cơ, căn
bẩn, kim loại mòn, cặn các bon của nhiên liệu

  1. Chỉ số axit : Chỉ số axit tổng TAN để đo độ suy giảm của dầu do bị oxy hóa, tạo ra sản phẩm axit. Hầu hết các loại dầu đông cơ dều có TAN ban dầu thấp sau tăng dần.Chỉ số kiềm tổng TBN tăng chứng tỏ bị lẫn loại dầu có độ kiềm cao. Nếu giảm chứng tỏ giảm lượng phụ gia để trung hòa axit sinh ra do sản phẩm cháy hoặc phụ gia bị thủy phân do nước.
  1. Hàm lượng kim loại:
Đánh giá 3 kim loại chính là Sắt ( Fe), Đồng (Cu), Chì (Pb) để xác định độ nhiễm bẩn của dầu, đánh giá độ mài mòn của vòng găng, ống lót xilanh, bạc đỡ, vòng đệm, …

  1. Đánh giá các tiêu chuẩn của dầu tùy theo từng hãng sản xuất động cơ qui định
Theo hãng Caterpillar:

* Sự thay đổi độ nhớt ở 40oC và 100oC: +/- 25%

*Nhiệt độ chớp cháy tối thiểu < 160-180oC

*Độ kiềm tổng ( tối thiểu) 50% của độ kiềm ban đầu

*Độ cặn: ( tối đa) 3%-5%

*Hàm lượng kim loại: trong bảng
Lượng kim loại mài mòn (ppm) Bình thường Bất thường
Sắt ( Fe) 35 80
Đồng (Cu) 10 20
Chì (Pb) 20 50
Kết luận: Căn cứ vào kết quả , đánh giá loại dầu sử dụng.
Nguồn: Dauthuyluc.org.vn
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top