[Thảo luận] "Quy tắc 2 giây"

DVG

Xe điện
Biển số
OF-51870
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
4,067
Động cơ
490,329 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the earth
Vầng, qui tắc này luôn đúng khi ở đường quốc lộ hoặc cao tốc ạ :-|
 

PhanhGap

Xe điện
Biển số
OF-25617
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
2,772
Động cơ
514,370 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Tham gia Giao thông tại Vịt nhà mình chẳng khác nào nhốt chung phòng với mấy thằng bị tâm thần (ở đây E không có ý xúc phạm người bệnh nhé). Chẳng biết lúc nào nó tự cởi đồ hay ném mứt vào mình cả. Lúc nào cũng nơm nớp lo nó nhảy vào mình giật tóc móc mắt.:-w
 

khangtit

Xe đạp
Biển số
OF-82219
Ngày cấp bằng
7/1/11
Số km
19
Động cơ
413,790 Mã lực
Đi đường trong tp nói chung đều phải nhìn bỏ cách, tức là nếu thấy xe trên xe ngay trước mình chớp đỏ là mình đã phải giảm tốc độ và chuẩn bị phanh rồi, còn có phanh hay không thì lại là chuyện khác, phụ thuộc tình huống. Trong tp, nếu thấy ông nào động tí lại đỏ mà trong khi đường không quá chật, ún ứ thì biết ngay là vẫn còn non, ngược lại, xe nào chạy nhịp nhàng, ngay ngắn, đỏ chớp đúng lúc đúng chỗ là lái hay - biết làm chủ tốc độ - không mấy khi bị xxx thổi còi hay bị người đi đường chửi đổng. Do vậy để đỡ mất tiền nộp phạt không cần thiết và không bị ăn chửi đổng hoặc cái nhìn thiếu thiện cảm thì nên rèn luyện kỹ năng lái xe thanh thạo, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh LGTDB.
Đi đường trong phố làm sao đi được đến 40km/h hở bác.
 

LeTai1979

Xe ba gác
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
21,997
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cái này chỉ áp dụng khi đi đường trường thôi, chứ đi trong Tp thì không đc.
Nhiều khi đi trên đường mình giữ khoảng cách với xe trước tầm 15-20m (tốc độ 80) thôi, là đã có bố vượt phải và chen vào giữa rồi.
 

PhanhGap

Xe điện
Biển số
OF-25617
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
2,772
Động cơ
514,370 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Đi đường trong phố làm sao đi được đến 40km/h hở bác.
Chạy 40km/h tốt mà cụ. ví dụ những đường cấm 1 chiều o to, mình đè đầu 2b ngược lại là xong (vạch đứt hoặc k kẻ vạch). 50km/h thì chỉ chạy được khi đường vắng vẻ thôi. Cái quan trọng là mình lái xe sao cho thoát đường bằng cách dọn đường trước, tránh vượt đúng qui định và đề phòng các ngõ có khả năng 2b phi bừa lên.
 

khangtit

Xe đạp
Biển số
OF-82219
Ngày cấp bằng
7/1/11
Số km
19
Động cơ
413,790 Mã lực
Chạy 40km/h tốt mà cụ. ví dụ những đường cấm 1 chiều o to, mình đè đầu 2b ngược lại là xong (vạch đứt hoặc k kẻ vạch). 50km/h thì chỉ chạy được khi đường vắng vẻ thôi. Cái quan trọng là mình lái xe sao cho thoát đường bằng cách dọn đường trước, tránh vượt đúng qui định và đề phòng các ngõ có khả năng 2b phi bừa lên.
Phố của bác là phố vắng rồi bác ạ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,905
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Cụ chưa đọc kỹ đã ném đá em roài. Cụ đọc lại giúp em với, ví dụ đó chứng minh 2 giây hay 3 giây ko có ý nghĩa thực tiễn với tốc độ thấp (như đi trong phố chẳng hạn) để thấy rằng lý thuyết 2 giây hay 3 giây ko hoàn toàn đúng với mọi tốc độ.

2. Cái tim tím của cụ em thấy hơi chủ quan. Như em phân tích ở dưới, nó tùy vào chất lượng phanh từng xe và phản xạ thần kinh từng người nên ko nên lấy 2 giây ra làm chuẩn, cũng ko nên lấy mấy mét ra làm chuẩn mà cuối cùng thì nên lấy mấy cái dòng đỏ ở dưới mà em đề xuất để trải nghiệm.

Ko biết em nói thế có lằng nhằng quá ko ạ.
Như vậy em và cụ có cái giống nhau (và nhiều người cũng đồng tình): nguyên tắc 2s hoặc 3s là chỉ đúng với đường lộ. Tất nhiên ai phanh kém, xe dở thì nên cộng thêm số giây vào. Bọn tây nó cũng có nguyên tắc đó: đường bình thường = 2s, mưa = 4s; tuyết = 6s còn băng = vô hạn, có nghĩa là nên ở nhà hoặc đi tầu hỏa.
Còn cái tím tím thì nó như này: khi đi trên cao tốc, với tốc độ >= 80km/h, nếu có va chạm thì thường là thảm khốc, kể cả thắt dây hay túi khí đều có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nhẹ ra thì tài xế cũng bị chấn thuơng và xe cộ thì tàn tệ. Còn đi trong phố, trừ trường hợp cụ đâm thẳng đối đầu chứ với tốc độ vài ba chục km/h, có lẽ va chạm cũng chỉ xước xát bên ngoài, còn tài xế nói chung là yên tâm phải không cụ?, vả lại phanh ở tốc độ chậm bao giờ cũng ít bị lết bánh, khó quay xe. Đó ý em là chỗ đó.
Vấn đề đếm giây thực ra là nó dựa trên vệt phanh an toàn trung bình. Tốc độ càng cao, vệt phanh an toàn càng phải dài hơn, và đếm giây có điểm lợi là: tốc độ cao hơn thì quãng đường đi được trong cùng số giây đó lớn hơn, do vậy nó tỷ lệ đúng với quãng đường phanh an toàn. Tất nhiên khi tính 2s hay 3s là tính chung cho mọi loại xe cộ và mưc độ xử lý trung bình. Một cụ xử lý chậm thì cứ đi 4s cho nó chắc, để thời gian xử lý mất 2s còn 2s là quãng đường phanh. Như em là cứ 3s là ổn (kinh nghiệm đi xuyên Việt 5 lần) và cũng có vài ba bận xe trước phanh mà em vẫn ko có vấn đề gì. Khi đi quen rồi, không mấy khi phải đếm. Nhưng thoảng đếm thử để kiểm tra và cũng để đỡ buồn (hoặc buồn ngủ).

Nhắc lại với các cụ là nguyên tắc này ko có ý nghĩa gì khi đi trong phố hoặc khi đi chậm cả, chỉ thực sự có ý nghĩa khi đi tốc độ cao ở quốc lộ hoặc freeway.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,905
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này chỉ áp dụng khi đi đường trường thôi, chứ đi trong Tp thì không đc.
Nhiều khi đi trên đường mình giữ khoảng cách với xe trước tầm 15-20m (tốc độ 80) thôi, là đã có bố vượt phải và chen vào giữa rồi.
Nếu đang vít 80 mà có đứa chen vào thì em khuyên cụ lại phải giữ khoảng cách tiếp, hoặc tìm cách vượt cả 2 xe !
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,083
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Đường lộ hoặc cao tốc mà cụ ví dụ 15km/h e rằng chẳng hợp tí nào. Có lẽ cụ quen bò?
Quy tắc này nói chung là rất quan trọng, ít ra là mỗi người lái xe sẽ tự cảm nhận khoảng cách an toàn với xe trước. Như em đã nói ở phần trên, nó chỉ nên áp dụng với tốc độ cỡ 60 - 70km/h chở lên. Còn các tốc độ chậm hơn hoặc rất chậm như cụ ví dụ, hoàn toàn ko ý nghĩa mấy. Một là tốc độ chậm, phanh có hiệu quả tốt hơn và thứ đến nếu lỡ có va chạm thì không gây hậu quả nghiêm trọng lắm với tốc độ chậm.
1. Cái đoạn đỏ thâm trên kia cụ chưa đọc kỹ đã ném đá em roài. Cụ đọc lại giúp em cái đoạn xanh với, ví dụ đó chứng minh 2 giây hay 3 giây ko có ý nghĩa thực tiễn với tốc độ thấp (như đi trong phố chẳng hạn) để thấy rằng lý thuyết 2 giây hay 3 giây ko hoàn toàn đúng với mọi tốc độ.

2. Cái tim tím của cụ em thấy hơi chủ quan. Như em phân tích ở dưới, nó tùy vào chất lượng phanh từng xe và phản xạ thần kinh từng người nên ko nên lấy 2 giây ra làm chuẩn, cũng ko nên lấy mấy mét ra làm chuẩn mà cuối cùng thì nên lấy mấy cái dòng đỏ ở dưới mà em đề xuất để trải nghiệm.

Ko biết em nói thế có lằng nhằng quá ko ạ.


Ngoài Quốc lộ thì quy tắc 3 giây là gần đúng, gần đúng thôi vì còn phu thuộc vào mặt đường, thời tiết, độ dừng của xe khi phanh, độ nhạy thần kinh của người lái....vv. Trong phố thì nên kiểm thử xe và phản xạ của mình rồi rút KN dần mà giữ khoảng cách tùy theo tốc độ chứ cứ vác 2 giây với 3 giây ra áp thì ko đi nổi đâu.

Em ví dụ với tốc độ 15km/h tức là khoảng hơn 4m/s. Nếu giữ khoảng cách 2 giây là = 8m như vậy quá thừa chhứ chưa nói đến 3 giây vì:
Với tốc độ 15km/h xe em dậm phanh phát đứng yên ngay nên em có thể giữ khoảng cách khoảng 2m là vừa. Vì sao cần 2m? vì ở tốc độ 15km/h, 2m tương đương quãng đường đi được trong 0,5 giây. Khi mắt ta nhìn thấy dấu hiệu nguy hiểm phía trước (cụ thể là đèn phanh xe trước đỏ) bộ não ta cần phân tích và đưa ra quyết định, ra lệnh cho cái chân phải bỏ chân ga, nhấc lên, đạp xuống bàn đạp phanh (quá trình này mất trung bình 0,1 đến 0,3 giây tùy người). Tùy từng xe, hành trình chân phanh lớn hay nhỏ từ lúc bắt đầu đạp phanh đến lúc lực phanh thực sự có tác dụng lên các bánh xe, quá trình này cũng chiếm từ 0,1 đến 0,3 giây (đó là xe có hệ thống phanh tốt). Như vậy, về lý thuyết với khoảng cách 2m, xe phanh tốt, thấy xe trước đỏ đ.ít phát, dậm bàn phanh hết cỡ luôn, cũng chỉ còn cách đuôi xe trước chừng 0,4m. Với xe phanh ko ăn mấy, hoặc ăn nhưng lốp ko bám đường mấy, xe sẽ dê thêm 1 ít, thế là khoảng cách 2m với tốc độ 15km/h vẫn có thể dính chưởng. Nhưng lại ít bị dính vì sao? khi xe trước chạy cùng tốc độ với mình phanh thì nó cũng cần 1 quãng đường phanh tương tự như xe mình (có thể ngắn hơn, có thể dài hơn tùy theo xe) nên khi xe mình lao tới thì xe trước cũng lướt đi một quãng đường tương tự.

Vấn đề cần xác định ở đây cuối cùng chính là mức độ ăn của phanh xe mình đang lái (quãng đường phanh theo tốc độ) và phản xạ của mình nhanh đến đâu. Cuối cùng đi trong Phố thì hầu như khoảng cách an toàn là do cảm nhận của người lái xe là chính (cảm nhận sai hay lơ là tí là hôn hít thôi). Đi trong phố em ko giữ được khoảng cách 2s, cũng ko bám sát được như một số cụ (nhiều cụ đi 20-30 mà cứ dí sát cỡ 1m, em chịu) nên toàn bị 2b chèn vào giữa, nhưng được cái hầu như chưa bao giờ phải nhổm đ.ít lên phanh khi xe trước phanh đột ngột.

Em phân tích lằng nhằng tí, các cụ ném nhè nhẹ nhá.=P~
@cụ Anhtho: em đang sửa bài thì cụ đã comment rùi nên thành ra cụ tiên tri trước!=))
 

phongvvv

Xe tải
Biển số
OF-13597
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
423
Động cơ
522,212 Mã lực
Đấy là lý thuyết, đi trong HN cách nhau 22m đi vào mắt, chiều qua em bò từ đường Láng về Lò Đúc mất hơn 1 tiếng kia kìa !
Vâng, đi xe mà cách 1m thôi hai bánh nó chen vào giữa thì có mà cả tiếng không qua được ngã tư. Thế mới nói phép vua thua lệ làng mà các cụ, em nghĩ qui tắc này bổ ích khi chạy đường trường...Trong thành phố thì bó tay
 

pipilazi

Xe tăng
Biển số
OF-49807
Ngày cấp bằng
30/10/09
Số km
1,304
Động cơ
469,822 Mã lực
Nơi ở
OF Hà Nam
Em vẫn chưa hiểu cái quy tắc này lắm
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,905
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vẫn chưa hiểu cái quy tắc này lắm
Nguyên tắc này dựa trên 1 thực tế là tốc độ càng cao, quãng đường phanh càng dài, và tất nhiên là nếu va chạm xẩy ra thì càng thảm khốc.
Do vậy, khi tốc độ càng cao thì các xe càng phải đi xa nhau hơn để khi có sự cố bất ngờ thì không va chạm nhau khi phanh.
Nguyên tắc 2s (hoặc 3s) là cách hữu hiệu nhất để đảm bảo khoảng cách giữa các xe tỷ lệ thuận với tốc độ.
Ví dụ:
Tốc độ xe = 30km/h --> theo quy tắc 2s, khoảng cách sẽ là 16,6m và 3s sẽ là 25m (bằng tốc độ tính theo m/s nhân với số giây)
40 km/h ....................................................................... 22m....................33m
50.................................................................................27,7m..................41,6m
60................................................................................ 33,3m..................50m
70.................................................................................38,8m..................58m
80..................................................................................44m.....................66m
90..................................................................................50m.....................75m
100................................................................................55,5m ..................83m

Em theo quy tắc 3s khi đi trên đường cao tốc. Còn khi đi 50km trở lại, nói chung ít nguy hiểm, tự ước lượng khoảng cách là ổn. Còn đi trong phố, càng không thể áp dụng.
Hôm nào đường mưa ướt, các cụ phải tăng thêm thành 4s (ở tây có đường tuyết thì phải tăng thành 6s).
 
Chỉnh sửa cuối:

pipilazi

Xe tăng
Biển số
OF-49807
Ngày cấp bằng
30/10/09
Số km
1,304
Động cơ
469,822 Mã lực
Nơi ở
OF Hà Nam
Nguyên tắc này dựa trên 1 thực tế là tốc độ càng cao, quãng đường phanh càng dài, và tất nhiên là nếu va chạm xẩy ra thì càng thảm khốc.
Do vậy, khi tốc độ càng cao thì các xe càng phải đi xa nhau hơn để khi có sự cố bất ngờ thì không va chạm nhau khi phanh.
Nguyên tắc 2s (hoặc 3s) là cách hữu hiệu nhất để đảm bảo khoảng cách giữa các xe tỷ lệ thuận với tốc độ.
Ví dụ:
Tốc độ xe = 30km/h --> theo quy tắc 2s, khoảng cách sẽ là 16,6m và 3s sẽ là 25m (bằng tốc độ tính theo m/s nhân với số giây)
40 km/h ....................................................................... 22m....................33m
50.................................................................................27,7m..................41,6m
60................................................................................ 33,3m..................50m
70.................................................................................38,8m..................58m
80..................................................................................44m.....................66m
90..................................................................................50m.....................75m
100................................................................................55,5m ..................83m

Em theo quy tắc 3s khi đi trên đường cao tốc. Còn khi đi 50km trở lại, nói chung ít nguy hiểm, tự ước lượng khoảng cách là ổn. Còn đi trong phố, càng không thể áp dụng.
Hôm nào đường mưa ướt, các cụ phải tăng thêm thành 4s (ở tây có đường tuyết thì phải tăng thành 6s).
Cám ơn cụ, bây giờ thì em đã hiểu rồi. Chúc cụ lái xe an toàn trên mọi nẻo đường.
 

bipbip

Xe buýt
Biển số
OF-13801
Ngày cấp bằng
8/3/08
Số km
933
Động cơ
525,540 Mã lực
Nơi ở
Ai cũng biết
40kmh trong phố em đồ các cụ chạy được đấy, sắp đến 1 tết rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top