Thông tư 01/2016 của Bộ Công an, do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 tới đây, thay thế cho thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.
Theo đó, trong Điều 5 của thông tư này có thêm quy định mới về quyền hạn của CSGT; quan trọng nhất là ở mục 1 quy định: Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...
Ngoài ra, tại Điều 12 của thông tư này cũng quy định rõ các trường hợp cán bộ được dừng các phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.
Ngoài ra, Thông tư 01/2016 cũng quy định rõ: CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, tại mục 6 của điều 5 này cũng quy định rõ, CSGT được phép trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư 01/2016 của Bộ Công An cũng quy định một số nội dung liên quan đến trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật dành cho cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, cũng như các quy định về tuần tra kiểm soát (bao gồm cả hình thức công khai và kết hợp hóa trang).
Trong khi đó từ 1/2/2016 tới đây, CSGT thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm luật Giao thông đường bộ. Theo đó, từ hôm nay cho đến hết 31/1/2016 CSGT Hà Nội (PC67) sẽ tập trung tuyên truyền tới người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử lý, xử phạt trên và tiến tới chính thức xử phạt từ ngày 1/2/2016.
Theo Nghị định 171 người đi bộ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền:
- Từ 50.000 - 60.000 đồng đối với các hành vi: đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Từ 80.000 - 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc.
(Nguồn: Facebook: Hội Người Yêu Xe Hơi Việt Nam)
Theo đó, trong Điều 5 của thông tư này có thêm quy định mới về quyền hạn của CSGT; quan trọng nhất là ở mục 1 quy định: Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...
Ngoài ra, tại Điều 12 của thông tư này cũng quy định rõ các trường hợp cán bộ được dừng các phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.
Ngoài ra, Thông tư 01/2016 cũng quy định rõ: CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, tại mục 6 của điều 5 này cũng quy định rõ, CSGT được phép trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư 01/2016 của Bộ Công An cũng quy định một số nội dung liên quan đến trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật dành cho cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, cũng như các quy định về tuần tra kiểm soát (bao gồm cả hình thức công khai và kết hợp hóa trang).
Trong khi đó từ 1/2/2016 tới đây, CSGT thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm luật Giao thông đường bộ. Theo đó, từ hôm nay cho đến hết 31/1/2016 CSGT Hà Nội (PC67) sẽ tập trung tuyên truyền tới người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử lý, xử phạt trên và tiến tới chính thức xử phạt từ ngày 1/2/2016.
Theo Nghị định 171 người đi bộ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền:
- Từ 50.000 - 60.000 đồng đối với các hành vi: đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Từ 80.000 - 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc.
(Nguồn: Facebook: Hội Người Yêu Xe Hơi Việt Nam)