- Biển số
- OF-133401
- Ngày cấp bằng
- 5/3/12
- Số km
- 865
- Động cơ
- 379,960 Mã lực
Chiều 4/10, tại cuộc họp báo Quý III do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức, có ý kiến cho rằng việc bộ này sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ để trả lương, trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động sau khi nghỉ việc tại các trạm thu phí là trái với mục đích sử dụng của quỹ.
Trước thông tin trên, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, tất cả những người lao động trước đây làm việc tại các trạm thu phí chính là công việc phục vụ cho mục đích bảo trì đường bộ.
Cũng theo ông Trường, trước khi quyết định việc này, Bộ GTVT đã xin ý kiến của Bộ Tài chính và được sự nhất trí từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
“Nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những lao động này mới thấy thông cảm cho họ. Đơn cử như việc tạm dừng trạm thu phí tại Cần Thơ, đã có 40 công nhân không có việc làm. Bộ GTVT cũng đã tiến hành các biện pháp tích cực, tuy nhiên những người công nhân này nghỉ 3 - 6 tháng vẫn không có lương. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã trích khoảng 20 tỷ đồng từ Quỹ Bảo trì đường bộ (hơn 4.000 tỷ) để giải quyết một phần lương thất nghiệp, đồng thời trả chế độ một lần cho người lao động thuộc diện này”, Thứ trưởng Trường nói thêm.
Tuy nhiên, trả lời của ông Trường vẫn chưa làm thỏa mãn những thắc mắc của dư luận về việc sử dụng tiền thuộc quỹ này chi trả trợ cấp có đúng luật không, và thực chất số tiền này đã được chi như thế nào? Nếu người lao động ký hợp đồng từ 3-6 tháng (được xác định là hợp đồng mùa vụ không đóng các bảo hiểm) vẫn được “trợ cấp thất nghiệp”, vậy thì sẽ còn hàng nghìn lao động ở nhiều ngành khác cũng sẽ được vận dụng cách chi như Bộ GTVT, điều đó có đúng luật không?
Theo quy định, nội dung chi của Quỹ bảo trì đường bộ bao gồm: Chi bảo trì công trình đường bộ, chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ, chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ, các khoản chi khác có liên quan đến bảo trì và quản lý công trình đường bộ do Hội đồng quản lý quỹ quyết định.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết, hiện nay trên toàn quốc còn tồn tại 2 trạm thu phí của nhà nước là trạm thu phí Bãi Cháy (Quảng Ninh) và trạm Hoàng Mai (Nghệ An) do chưa thỏa thuận được mức giá đền bù.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chỉ định một công ty thẩm định giá để tiến hành đánh giá lại chính xác mức giá của 2 trạm thu phí này. Sau đó, Bộ GTVT sẽ căn cứ vào mức giá của công ty thẩm định giá để tiến hành thương thảo với chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chuyển trạm.
Ông Trường cho hay: “Hiện nay, công ty thẩm định giá cũng đã hoàn tất được phương án. Trong tuần tới, Bộ GTVT sẽ ợ chương thảo với chủ đầu tư, đồng thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét cho dừng 2 trạm này kể từ ngày 15/10/2013”.
Theo Giáo dục Việt Nam
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Quy-bao-tri-duong-bo-co-bi-su-dung-sai-muc-dich/319606.gd
Trước thông tin trên, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, tất cả những người lao động trước đây làm việc tại các trạm thu phí chính là công việc phục vụ cho mục đích bảo trì đường bộ.
Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT.
“Đến nay, khi các trạm ngừng thu phí, những người lao động này phải nghỉ việc, tinh thần của Bộ là tập trung bố trí việc làm cho người lao động, như chuyển người lao động về các đơn vị trực tiếp quản lý, bố trí công việc khác... Tuy nhiên, đối với các lao động hợp đồng ngắn hạn (từ 3 – 6 tháng) sẽ được Bộ GTVT chủ trương giải quyết chế độ một lần, vì thế việc lấy kinh phí từ Quỹ Bảo trì đường bộ là hoàn toàn chính đáng”, ông Trường cho biếtCũng theo ông Trường, trước khi quyết định việc này, Bộ GTVT đã xin ý kiến của Bộ Tài chính và được sự nhất trí từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
“Nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những lao động này mới thấy thông cảm cho họ. Đơn cử như việc tạm dừng trạm thu phí tại Cần Thơ, đã có 40 công nhân không có việc làm. Bộ GTVT cũng đã tiến hành các biện pháp tích cực, tuy nhiên những người công nhân này nghỉ 3 - 6 tháng vẫn không có lương. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã trích khoảng 20 tỷ đồng từ Quỹ Bảo trì đường bộ (hơn 4.000 tỷ) để giải quyết một phần lương thất nghiệp, đồng thời trả chế độ một lần cho người lao động thuộc diện này”, Thứ trưởng Trường nói thêm.
Tuy nhiên, trả lời của ông Trường vẫn chưa làm thỏa mãn những thắc mắc của dư luận về việc sử dụng tiền thuộc quỹ này chi trả trợ cấp có đúng luật không, và thực chất số tiền này đã được chi như thế nào? Nếu người lao động ký hợp đồng từ 3-6 tháng (được xác định là hợp đồng mùa vụ không đóng các bảo hiểm) vẫn được “trợ cấp thất nghiệp”, vậy thì sẽ còn hàng nghìn lao động ở nhiều ngành khác cũng sẽ được vận dụng cách chi như Bộ GTVT, điều đó có đúng luật không?
Theo quy định, nội dung chi của Quỹ bảo trì đường bộ bao gồm: Chi bảo trì công trình đường bộ, chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ, chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ, các khoản chi khác có liên quan đến bảo trì và quản lý công trình đường bộ do Hội đồng quản lý quỹ quyết định.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết, hiện nay trên toàn quốc còn tồn tại 2 trạm thu phí của nhà nước là trạm thu phí Bãi Cháy (Quảng Ninh) và trạm Hoàng Mai (Nghệ An) do chưa thỏa thuận được mức giá đền bù.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chỉ định một công ty thẩm định giá để tiến hành đánh giá lại chính xác mức giá của 2 trạm thu phí này. Sau đó, Bộ GTVT sẽ căn cứ vào mức giá của công ty thẩm định giá để tiến hành thương thảo với chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chuyển trạm.
Ông Trường cho hay: “Hiện nay, công ty thẩm định giá cũng đã hoàn tất được phương án. Trong tuần tới, Bộ GTVT sẽ ợ chương thảo với chủ đầu tư, đồng thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét cho dừng 2 trạm này kể từ ngày 15/10/2013”.
Theo Giáo dục Việt Nam
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Quy-bao-tri-duong-bo-co-bi-su-dung-sai-muc-dich/319606.gd