- Biển số
- OF-90356
- Ngày cấp bằng
- 31/3/11
- Số km
- 1,552
- Động cơ
- 443,268 Mã lực
Vùng biển Quang Lang thuộc địa phận Thái Thụy - Thái Bình. Có lẽ trừ những người Thái Bình ra chẳng có mấy ai biết tới cái địa danh này ngay cả đó là những dân phượt chính hiệu bởi lẽ để đến được nơi đây là một quãng đường "BỘ" khá là xương. Nhưng ngược lại đây là một địa danh khá nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh từ bắc tới nam. Nhân một chuyến công tác (nói vậy cho sang) để quảng bá cho Sony em cũng có dịp đặt chân đến vùng biển đặc biệt này.
Biển… luôn luôn là một trải nghiệm mang tính phiêu lưu đối với những người không biết bơi. Thật ra thì cái sự phiêu lưu ấy đã thể hiện ngay từ lúc đổ bộ xuống xe để đi xuống con đường dẫn ra biển. Một con đường đất đầy đá dăm và một đôi chân trần không có gì ngoài đôi tất mỏng.- Cảm giác không vui chút nào… It hurts. Nhăn nhó bước nhanh qua 1/3 con đường đau khổ để đến với 2/3 con đường còn đau khổ hơn. Không còn đá dăm, chân ko còn đau thay vào đó là… BÙN, bùn trơn trượt và nhão nhoét. Cảm giác như đi vào một cái ruộng khổng lồ vừa sau vài ngày mưa lớn và sau lưng đeo một tá thiết bị nặng trịch và đắt tiền. Vài suy nghĩ thoáng qua: “Giờ này bình thường đáng lẽ mình đang ở trên giường rồi mới phải”; “Giờ mà mưa thì thủ thân hay giữ máy, nói thế thôi chứ giờ mà mưa thì cố mà ôm lấy cái máy chứ giữa cái màn nước mênh mông tối đen như tiền đồ chị Dậu này mà mưa thì người chạy đi đâu cho thoát”. Thôi kệ… đến đâu thì đến. Người sau nhìn người trước đi theo những ánh đèn lấp lóa trong màn đêm. Nhìn sang 2 em gái trường múa đi cùng đoàn, có lẽ cái việc giữ thăng bằng với chỉ 2 ngón chân đã giúp các em vẫn rất khoan thai ở cái đoạn đường mà các anh già to khỏe cũng phải lắc đầu. Đến đây cũng phải nể phục mấy cụ nào tìm ra cái cái hiểm địa này. Hiểm theo cả nghĩa đen và bóng. Người mà ngã máy mà rớt là hận đến nghìn thu. 4h30 cuối cùng cũng đến điểm tập kết. Cái dớp xịt vẫn còn đeo bám khắp dải biển, phía chân trời xa xa mây vẫn đang khuất hết tầm mắt… Thôi thế cũng xong… Cuối cùng mặt trời cũng lấp ló phá mây mà chen lên. Tại đây, ở nơi ranh giới cuối cùng của đất và nước, với sự hòa trộn giữa đêm và ngày.Ánh sáng tạo nên vũ điệu của chính nó !
Biển… luôn luôn là một trải nghiệm mang tính phiêu lưu đối với những người không biết bơi. Thật ra thì cái sự phiêu lưu ấy đã thể hiện ngay từ lúc đổ bộ xuống xe để đi xuống con đường dẫn ra biển. Một con đường đất đầy đá dăm và một đôi chân trần không có gì ngoài đôi tất mỏng.- Cảm giác không vui chút nào… It hurts. Nhăn nhó bước nhanh qua 1/3 con đường đau khổ để đến với 2/3 con đường còn đau khổ hơn. Không còn đá dăm, chân ko còn đau thay vào đó là… BÙN, bùn trơn trượt và nhão nhoét. Cảm giác như đi vào một cái ruộng khổng lồ vừa sau vài ngày mưa lớn và sau lưng đeo một tá thiết bị nặng trịch và đắt tiền. Vài suy nghĩ thoáng qua: “Giờ này bình thường đáng lẽ mình đang ở trên giường rồi mới phải”; “Giờ mà mưa thì thủ thân hay giữ máy, nói thế thôi chứ giờ mà mưa thì cố mà ôm lấy cái máy chứ giữa cái màn nước mênh mông tối đen như tiền đồ chị Dậu này mà mưa thì người chạy đi đâu cho thoát”. Thôi kệ… đến đâu thì đến. Người sau nhìn người trước đi theo những ánh đèn lấp lóa trong màn đêm. Nhìn sang 2 em gái trường múa đi cùng đoàn, có lẽ cái việc giữ thăng bằng với chỉ 2 ngón chân đã giúp các em vẫn rất khoan thai ở cái đoạn đường mà các anh già to khỏe cũng phải lắc đầu. Đến đây cũng phải nể phục mấy cụ nào tìm ra cái cái hiểm địa này. Hiểm theo cả nghĩa đen và bóng. Người mà ngã máy mà rớt là hận đến nghìn thu. 4h30 cuối cùng cũng đến điểm tập kết. Cái dớp xịt vẫn còn đeo bám khắp dải biển, phía chân trời xa xa mây vẫn đang khuất hết tầm mắt… Thôi thế cũng xong… Cuối cùng mặt trời cũng lấp ló phá mây mà chen lên. Tại đây, ở nơi ranh giới cuối cùng của đất và nước, với sự hòa trộn giữa đêm và ngày.Ánh sáng tạo nên vũ điệu của chính nó !