[Thảo luận] Quan niệm sai lầm về "đấu đầu"!

Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
9,040
Động cơ
630,823 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Thưa các cụ!
Trước này, gần như 100% chúng ta (trong đó có em) đều có quan niệm rằng, khi hai xe đấu đầu nhau thì lực va chạm được quan niệm bằng lực va của xe này cộng với xe kia nếu 1 trong 2 xe đâm vào tường bê tông cho đến sáng nay thì em mới thấy quan niệm này là sai.
Rất tình cờ em xem thí nghiệm Mythbuster trên Discovery, Mythbuster cho 1 chiếc Nubira II chạy tốc độ 80km/h và đâm vào tường bê tông, sau đó cho 2 chiếc Nubira II khác cùng thông số chạy tốc độ 80km/h tông trực diện vào nhau và kết quả làm em há hốc mồm:
+ Về cảm quan, mức độ biến dạng giữa 2 xe đâm nhau và 1 xe đâm vào tường là tương đương.
+ Về đo đạc, máy đo lực va chạm ở trên cả 3 xe đều đo được khoảng 52G, một con số khủng khiếp!!!!! Cũng qua đây em thấy con số 7G lực va chạm để bung túi khí trước là hoàn toàn có lý.

Không chỉ chúng ta sai lầm mà chính nhân viên thực nghiệm nổi tiếng của chương trình Mythbuster cũng có quan niệm y hệt em và chúng ta.
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,482
Động cơ
471,436 Mã lực
Ý cụ là 2 xe đấu đầu thì lực va chạm và mức độ phá hủy tương đương khi 1 chiếc đâm vào tường. Nếu thế này cũng hơi vô lý nhỉ, tôi nghĩ là nó phải "gấp đôi" chứ nhỉ?????
 

cuongscb

Xe tăng
Biển số
OF-82047
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,596
Động cơ
429,933 Mã lực
Theo công thức tính lực kéo (hãm, va chạm) thì : F = m (v2-v1)/Delta t
m : khối lượng xe
v2 : vận tốc xe trước va chạm
v1 : vận tốc sau va chạm
Delta t : thời gian giảm từ v2 về v1
Theo đó : trường hợp va chạm như trên các xe có cũng khối lượng, cùng giảm vận tốc từ 80 về 0 trong cùng một khoảng thời gian nên lực va chạm là như nhau , mà em nghĩ trên thực tế 2 xe đâm vào nhau có thể còn nhẹ hơn chút ít do khi đâm nhau thì 2 xe sẽ bẹp vào một chút do đó tăng được khoảng thời gian Delta t => giảm lục va chạm*-:)
Vài suy luận đơn giản của em, các cụ xem có đúng không ạ !
 

IZZ

Xe tăng
Biển số
OF-23637
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
1,832
Động cơ
510,237 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Theo công thức tính lực kéo (hãm, va chạm) thì : F = m (v2-v1)/Delta t
m : khối lượng xe
v2 : vận tốc xe trước va chạm
v1 : vận tốc sau va chạm
Delta t : thời gian giảm từ v2 về v1
Theo đó : trường hợp va chạm như trên các xe có cũng khối lượng, cùng giảm vận tốc từ 80 về 0 trong cùng một khoảng thời gian nên lực va chạm là như nhau , mà em nghĩ trên thực tế 2 xe đâm vào nhau có thể còn nhẹ hơn chút ít do khi đâm nhau thì 2 xe sẽ bẹp vào một chút do đó tăng được khoảng thời gian Delta t => giảm lục va chạm*-:)
Vài suy luận đơn giản của em, các cụ xem có đúng không ạ !
Em dốt lý, nhìn thấy delta alpha loạn xới lên thế kia là nể rồi, chắc đúng đấy cụ ạ :D
 

linkng

Xe tăng
Biển số
OF-85402
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
1,537
Động cơ
424,510 Mã lực
ĐL bảo toàn năng lượng: động năng 2 xe là m*V*V/2 sau khi va chạm chuyển thành thế năng và nội năng, thế năng không đổi so với ban đầu nên chỉ còn nội năng nằm trên 2 xe, xe nhẹ hơn nhận được phần nhiều hơn xe nặng => đâm vào tường cũng như tương vào xe giống mình. Em nghĩ thế
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thưa các cụ!
Trước này, gần như 100% chúng ta (trong đó có em) đều có quan niệm rằng, khi hai xe đấu đầu nhau thì lực va chạm được quan niệm bằng lực va của xe này cộng với xe kia nếu 1 trong 2 xe đâm vào tường bê tông cho đến sáng nay thì em mới thấy quan niệm này là sai.
Rất tình cờ em xem thí nghiệm Mythbuster trên Discovery, Mythbuster cho 1 chiếc Nubira II chạy tốc độ 80km/h và đâm vào tường bê tông, sau đó cho 2 chiếc Nubira II khác cùng thông số chạy tốc độ 80km/h tông trực diện vào nhau và kết quả làm em há hốc mồm:
+ Về cảm quan, mức độ biến dạng giữa 2 xe đâm nhau và 1 xe đâm vào tường là tương đương.
+ Về đo đạc, máy đo lực va chạm ở trên cả 3 xe đều đo được khoảng 52G, một con số khủng khiếp!!!!! Cũng qua đây em thấy con số 7G lực va chạm để bung túi khí trước là hoàn toàn có lý.

Không chỉ chúng ta sai lầm mà chính nhân viên thực nghiệm nổi tiếng của chương trình Mythbuster cũng có quan niệm y hệt em và chúng ta.
Cái này bình thường mà cụ. 2 xe giống hệt nhau, đâm trực diện (đấu đầu), sự thảm khốc mà mỗi xe nhận được đúng bằng nếu một con xe đó va vào 1 bức tường coi như rắn tuyệt đối và nặng hơn rất nhiều 2 con xe kia. Cái này có thể chứng minh đơn giản bằng công thức vật lý:
1. Trường hợp 2 xe đấu đầu với vận tốc V (của mỗi con), như vậy năng lượng của cả 2 con có trước khi va chạm sẽ là : 2 x 1/2* mV^2 = mV^2. Vì là va chạm không đàn hồi, toàn bộ năng lượng này dùng để phá huỷ 2 con xe (làm móp méo), em gọi là năng lượng phá huỷ. Vì coi như 2 xe giống nhau, năng lượng này phải chia đôi nên mỗi con sẽ nhận được mức năng lượng phá huỷ là 1/2 mV^2.
2. TRường hợp đâm vào tường be tong: năng lượng lúc này chỉ có của 1 con xe và bằng 1/2mV^2. Nhưng bức tường be tong không bị biến dạng và cũng không xe dịch, bởi vậy toàn bộ năng lượng nầy lại được 'dùng' để phá huỷ con xe đâm vào và nó đúng bằng 1/2mV^2.

Như vậy, có thể rút ra một số kết luận:
+ Đâm đấu dầu là cực nguy hiểm vì thường thì xe nát bấy, nhất là ở tốc độ cao (năng lượng tăng bình phương với V).
+ Đâm vào gốc cây, vách núi, mố cầu, cũng rất thảm khốc, nó chính là trường hợp 2, những chướng ngại vật đó rất cứng và không xê dịch
+ Đâm vào xe tải đang đỗ cũng nguy hiểm như đâm vào mấy thứ trên.
+ Đâm đối đầu với xe tải to, xe khách to, xe công ten nơ thì xe nhỏ chịu thảm khốc còn lớn hơn nhiều đâm vào tường bê tông vì xe lớn không biến dạng đáng kể, toàn bộ năng lượng dồn cho xe nhỏ !
+ Với lực đâm mạnh thì hầu như ko xe nhỏ nào có thể cứu được người trong xe. Nhưng với tốc độ chậm hơn (tầm 40- 50km/h) thì xe cứng hơn có thể sẽ tránh được tai nạn nặng ở một mức độ nào đó.
 

anhviet88

Xe tăng
Biển số
OF-57729
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
1,316
Động cơ
458,229 Mã lực
Nơi ở
tầng 3 phố Tháp Rùa
Hôm đó em cũng xem , thật sự em cũng thấy lạ ,mà cái xe đâm vào bê tông tốc độ 160km thì biến dạng khủng khiếp X_X
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,174
Động cơ
584,890 Mã lực
Thưa các cụ!
Trước này, gần như 100% chúng ta (trong đó có em) đều có quan niệm rằng, khi hai xe đấu đầu nhau thì lực va chạm được quan niệm bằng lực va của xe này cộng với xe kia nếu 1 trong 2 xe đâm vào tường bê tông cho đến sáng nay thì em mới thấy quan niệm này là sai.
Rất tình cờ em xem thí nghiệm Mythbuster trên Discovery, Mythbuster cho 1 chiếc Nubira II chạy tốc độ 80km/h và đâm vào tường bê tông, sau đó cho 2 chiếc Nubira II khác cùng thông số chạy tốc độ 80km/h tông trực diện vào nhau và kết quả làm em há hốc mồm:
+ Về cảm quan, mức độ biến dạng giữa 2 xe đâm nhau và 1 xe đâm vào tường là tương đương.
+ Về đo đạc, máy đo lực va chạm ở trên cả 3 xe đều đo được khoảng 52G, một con số khủng khiếp!!!!! Cũng qua đây em thấy con số 7G lực va chạm để bung túi khí trước là hoàn toàn có lý.

Không chỉ chúng ta sai lầm mà chính nhân viên thực nghiệm nổi tiếng của chương trình Mythbuster cũng có quan niệm y hệt em và chúng ta.
Hôm qua em có xem chương trình này vào buổi tối.
 

Evo

Xe tải
Biển số
OF-265
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
236
Động cơ
582,757 Mã lực
Tuổi
47
Hehe, nghĩ đơn giản thôi các cụ ah. Nếu 1 thằng mà bị gấp đôi thì thằng kia không sao ah. Năng lượng chỉ có vậy, 1 thằng ăn hết thì 1 thằng nghỉ
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,618
Động cơ
497,290 Mã lực
Nơi ở
around the world
Nhìn cảnh quay chậm ở bên trong cái xe thí nghiệm mới gọi là sợ.
 

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
295
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Ngày xưa em học võ. Thầy giáo dạy có dạy: Nếu nó tung chân đá thì mình có thể để chân của mình đỡ. Lúc đó, chân của mình đứng yên, chân của đối phương tung chân lên là động. Nên chân của đối phương có thể bị gãy. Tất nhiên chân của mình thì cũng bầm tím, nhưng không bị gãy như đối phương.
Đọc phân tích của các cụ em thấy thầy giáo dạy võ ngày xưa nói đúng ạ.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,227
Động cơ
553,588 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Cháu cũng đã xem chương trình này và thấy Họ giải thích bằng Định luật 3 của Newton là đúng đấy ạ !
Đúng là trước đây quan niệm về 2 xe đấu đầu thì thiệt hại tính bằng tổng vận tốc của 2 xe là sai lầm thật !
 

phucln

Xe hơi
Biển số
OF-122248
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
100
Động cơ
382,200 Mã lực
Khi 1 xe đâm vào tường (coi như tường không sao) thì xe chịu tác dụng lực va chạm bằng động năng của xe đó.
2 xe đâm vào nhau thì động năng nhân đôi, nhưng lại bị chia đều cho 2 xe.
Cho nên thí nghiệm cho kết quả lực va chạm tương đương nhau là đúng rồi. Vấn đề ở thí nghiệm 2 có tới 2 xe bị hỏng.
 

STF399

Xe điện
Biển số
OF-61532
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
2,060
Động cơ
461,090 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Ý cụ là 2 xe đấu đầu thì lực va chạm và mức độ phá hủy tương đương khi 1 chiếc đâm vào tường. Nếu thế này cũng hơi vô lý nhỉ, tôi nghĩ là nó phải "gấp đôi" chứ nhỉ?????
em cũng xem sáng nay và như cụ chủ thớt đưa ra !
 

phucln

Xe hơi
Biển số
OF-122248
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
100
Động cơ
382,200 Mã lực
Ý cụ là 2 xe đấu đầu thì lực va chạm và mức độ phá hủy tương đương khi 1 chiếc đâm vào tường. Nếu thế này cũng hơi vô lý nhỉ, tôi nghĩ là nó phải "gấp đôi" chứ nhỉ?????
Đúng là gấp đôi mà. Nhưng gấp đôi về số lượng rồi. Nên không thể gấp đôi về chất lượng được nữa. Vì nếu như thế sẽ là gấp 4.
 

4eyes10

Xe buýt
Biển số
OF-52275
Ngày cấp bằng
6/12/09
Số km
648
Động cơ
459,540 Mã lực
Tối qua em cũng rất tình cờ xem được quả thí nghiệm này trên Dis, bình thường chả mấy khi em xem.
Đúng là từ trước tới giờ em cũng theo suy luận thông thường: xe chạy 80 đâm vào tường sẽ nhẹ hơn 2 xe đang chạy 80 đâm vào nhau, nhưng qua thí nghiệm thì thấy cả 2 trường hợp xe đều chịu 1 lực tác động giống nhau cả, chỉ chênh nhau vài G. Nhưng nhìn quả 160 phi vào tường mới thấy khiếp các cụ nhỉ...xe dồn lại còn được 1/2 chiều dài, cuộn lại như bánh, chả còn gì nguyên vẹn. Tiếc là chương trình không thử thêm vài em Nu nữa ở các tốc độ 90, 100, 110...xem thế nào thì hay biết mấy
 

mê xe đẹp

Xe tăng
Biển số
OF-27552
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
1,375
Động cơ
498,890 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Website
vn.360plus.yahoo.com
Định luật 3 Newton: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều.
Nôm na là nếu 2 xe cùng trọng lượng, cùng chạy 80km/h (động năng = nhau) đấu đầu nhau thì 2 vec tơ lực ngược chiều nhau đã triệt tiêu nhau. Khi đó xe chỉ chịu phản lực của chính nó từ xe kia, trường hợp này giống như xe đâm vào tường. Tuy nhiên nếu 2 xe khác trọng lượng và khác tốc độ thì lực tác động lên 2 xe sẽ khác nhau
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,141
Động cơ
606,789 Mã lực
Hôm qua em cũng có xem chương trình đó, nhìn cái xe chạy 160 đâm vào tường mới gọi là thê thảm, cũng may ở nhà mình chắc chưa có chỗ nào chạy được 160km/h chứ chưa nói mile per hour :).
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,783
Động cơ
8,915 Mã lực
Theo công thức tính lực kéo (hãm, va chạm) thì : F = m (v2-v1)/Delta t
m : khối lượng xe
v2 : vận tốc xe trước va chạm
v1 : vận tốc sau va chạm
Delta t : thời gian giảm từ v2 về v1
Theo đó : trường hợp va chạm như trên các xe có cũng khối lượng, cùng giảm vận tốc từ 80 về 0 trong cùng một khoảng thời gian nên lực va chạm là như nhau , mà em nghĩ trên thực tế 2 xe đâm vào nhau có thể còn nhẹ hơn chút ít do khi đâm nhau thì 2 xe sẽ bẹp vào một chút do đó tăng được khoảng thời gian Delta t => giảm lục va chạm*-:)
Vài suy luận đơn giản của em, các cụ xem có đúng không ạ !
Cụ trả lời chuẩn quá!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top