[Funland] Quân khu Nam Đồng

lovewheels

Xe buýt
Biển số
OF-3258
Ngày cấp bằng
30/1/07
Số km
855
Động cơ
564,911 Mã lực
Em năm nay 42 tuổi, lính Quân khu 1A Hoàng Văn Thụ, cũng một thời quần ga áo bay. Có bác nào cùng thời, cùng ở các quân khu không thì chém cho vui nhân dịp kỷ niệm được gợi lại qua cuốn Quân khu Nam đồng mới ra này. Em thấy cá nhân em sống qua thời quân khu này rồi thì bây giờ em thấy bọn trẻ trâu bây giờ không đáng xách dép cho tụi em hồi xưa, nhưng qua cái thời rồi bay giờ gặp mấy thằng trẻ trâu là em dạ hết, các anh muốn lấy gì cứ lấy :D. Nhiều bác quân khu bây giờ thành đạt lắm.


'Quân khu Nam Đồng' - những đứa con của lính
Những người đàn ông hồi tưởng tuổi hoa niên của mình. 40 năm trước. Trong một khu gia binh - mô hình nhà tập thể đặc biệt của những người lính và vợ con họ giữa thành phố thời chiến, chiến tranh không đi qua đây.

Trang viết buồn về chiến tranh của Nguyễn Ngọc Thuần / Sách về kháng chiến chống Mỹ giành giải Vàng 'Sách hay'

Tên sách: Quân khu Nam Đồng
Tác giả: Bình Ca
NXB Trẻ 4/2015

Những chiến binh thực sự cũng chỉ thấp thoáng sau những bộ quân phục cũ mà con họ thừa kế, và trong cái vẻ vừa ngổ ngáo, bất cần đời vừa vụng về và trong sáng của những đứa trẻ lớn lên thiếu cha. Quân khu Nam Đồng hiện lên với người đọc của hiện tại bằng cái nhìn hóm hỉnh, hài hước cùng rất nhiều âu yếm và tiếc nuối của người trong cuộc. Cuốn truyện dài - gọi như vậy vì rất khó xác định thể loại “hồi ký viết chung” hay “tiểu thuyết” - lạ lùng từ tên gọi đến hình thức thể hiện, và là một hiện tượng khá đặc biệt của mùa sách truyền thống mừng ngày đất nước thống nhất năm nay.
body-Quan-khu-nam-dong-4570-1429414795.j

Sách "Quân khu Nam Đồng" có bản bìa cứng và bản bìa mềm.

Những đứa con của lính

Quân khu Nam Đồng không có nhân vật chính. Đúng hơn, nhân vật chính là những đứa con của những người lính mà cuộc đời chủ yếu ở chiến trường. Những cô bé cậu bé 15 - 17 lộc ngộc mới lớn, thông minh nhưng khờ khạo, dũng cảm nhưng ngốc nghếch, lãng mạn và vụng về. Chúng sống một cuộc sống “tập thể” từ trường học đến nơi sơ tán, từ trong nhà ra ngoài sân khu gia binh. Nỗi buồn thì khác nhau chút ít vì bố đứa này về thăm nhà ít hơn bố đứa kia, má đứa kia không thân với con gái bằng mẹ đứa khác… Nhưng niềm vui, sự trong sáng chân thành và tình anh em, chất “quân khu” thì chia đều cho tất cả. Giang Cận, Việt, Hoàng, Hòa, Quang Anh, Mai Hương, Anh Sơn, Liên, Lệ Dung… gắn kết với nhau bằng những kỷ niệm chung về trường lớp, thầy cô, những trò nghịch ngợm tai quái “nhất quỷ nhì ma”, bằng mối tình đầu vụng dại, những ngộ nhận và vấp ngã. Nhưng sâu thẳm và bền chặt hơn, họ gắn kết với nhau bằng sợi dây vô hình của những đứa con trong những ngôi nhà ở hậu phương người lính-những ngôi nhà thường xuyên vắng bóng đàn ông, những ngôi nhà mà những người đàn bà vừa làm mẹ vừa làm cha, những ngôi nhà mà ở đó những đứa trẻ dường như “tự lớn”, tự trưởng thành, tự hoàn thiện nhân cách của mình bằng nhiều cách khác nhau, kể cả trả giá bằng máu, bằng tù tội.

Cũng vì là những đứa con của lính, các cậu trai của Quân Khu Nam Đồng khẳng định mình, bảo vệ cái nhân cách trẻ con của mình cũng ít giống bọn trẻ bình thường: chúng đánh nhau.

Không phải những pha đánh nhau thường thấy giữa vài đứa trẻ trên đường phố, mà là những trận đánh lớn, có chiến thuật, có bài binh bố trận, có vũ khí và tệ nhất là có tổn thất, rất nhiều tổn thất, không chỉ sứt đầu mẻ trán mà còn là máu chảy, là thù hận, là tương lai bị đe dọa, hủy hoại. Những trận đánh lớn dần và nghiêm trọng dần theo thời gian: “Trận đánh cổng trường”, “Trận đánh trường Trưng Vương”, “Trận đánh Xã Đàn”… Sau mỗi trận đánh là thêm những mái đầu xanh phải rời ghế nhà trường, có thể ra hè phố, có thể vào tù, may mắn nhất là được xung phong vào chiến trường. Bầu máu nóng của tuổi mới lớn chỉ kịp nguội khi thấy nước mắt của mẹ, của bạn gái, thấy sự đau đớn ân hận trên gương mặt anh em chiến hữu

Có lẽ, rất ít người trẻ hôm nay hiểu được vì sao lại có thời khái niệm “quân khu” từng ám ảnh như thế nào với những cư dân đường phố HN những năm 80: “Quân khu Nam Đồng”, “Quân khu Lý Nam Đế”, “Quân khu 1A Hoàng Văn Thụ”, “Quân khu 28 Điện Biên”… với những thanh niên choai choai mặc quân phục nhưng áo bỏ ngoài quần, chân đi dép lốp, đầu đội mũ cối, giắt “côn” - một loại vũ khí tự tạo bằng gỗ trong người, đi nghênh ngang ngoài phố và sẵn sàng gây sự với bất kỳ ai trông “ngứa mắt”. Bằng những kỷ niệm và cảm xúc của thế hệ mình, tác giả Quân khu Nam đồng đã kể lại quá trình hình thành của một “quân khu Nam đồng” khác, nguyên sơ hơn, trong sáng đúng kiểu con nhà lính hơn. Đồng thời, cũng cung cấp cho độc giả một khối lượng thông tin khá lớn để lý giải hiện tượng “quân khu” biến tướng về sau trong xã hội Việt Nam hậu chiến và hậu bao cấp.

Mỉm cười chào quá khứ

Như một quy luật bất thành văn, hồi ức thường đẹp và buồn. Cái đẹp thường đi chung với cái buồn, cứ như thể chỉ nỗi buồn mới làm cái đẹp sang trọng lên.

Nhưng “Quân khu Nam Đồng” không thế. Nó đẹp và… buồn cười

Dù là một câu chuyện về chiến tranh, dù là hồi ức của những người đàn ông sinh ra và lớn lên trong thời chiến, dù tuổi hoa niên của họ vẫn có tiếng súng từ xa vọng về và bộ quần áo diện nhất để tỏ tình lần đầu của họ đều là bộ quân phục mượn của bố thì Quân khu Nam Đồng vẫn lấp lánh một vẻ hài hước lạ lùng của những con người trong sáng và lạc quan.

Mỗi tiết học trong lớp họ đều buồn cười, mỗi cuộc tình trẻ con là vô số những chi tiết hài hước ngộ nghĩnh, mỗi đối thoại của từng cặp yêu đương hay những thằng bạn nối khố đều khúc khích giấu một tiếng cười đang cố nén. Rất khó nắm bắt và gọi tên bút pháp của người kể chuyện - một người cầm bút lần đầu tiên trong đời và vốn hoàn toàn không có ý định in sách. Có lẽ, nó gần giống với khái niệm “vô chiêu” trong võ thuật. Không dụng công gì cả, cứ thế bình thản, nhẩn nha, hóm hỉnh, vừa tủm tỉm lục lại trong trí nhớ, vừa nheo mắt nhớ lại vẻ mặt, giọng nói, ánh mắt bạn bè để ráp vào các tình tiết, hành động mà kể. Thầy cô, bố mẹ, đến cả những vị tướng, tư lệnh, anh hùng… tất cả đều bình đẳng trong ký ức của những cậu con trai ngày ấy, họ đều đáng yêu và… buồn cười. Mỗi độc giả có thể tìm thấy vô số những chi tiết hài hước khác nhau hợp với thể trạng và tuổi tác: người lính già cười vì tư lệnh của mình từng bị bọn trẻ con bắt xếp hàng lấy nước hay thi đá bóng… búng chim, cô giáo cũ cười vì nhớ lại giờ học nào đó bọn quỷ sứ vẽ biếm họa chân dung mình với những đường nét không lẫn vào đâu được, nữ sinh mơ mộng ôm bụng cười khi đọc nhưng bức thư tình “bá đạo” mà Việt chép lại của Hòa để gửi Hương, mối tình đầu đẹp đẽ đau đớn của mình. Và những người cha ngày đó ở chiến trường, giờ đã ở bên kia thế giới, nếu về theo khói hương, hẳn sẽ mỉm cười vì biết được lũ con nghịch ngợm của mình ngày ấy đã bày ra đủ thứ mưu mẹo bài binh bố trận với cha mẹ để được nghỉ học, vào quân ngũ.

Hiếm có ở đâu, trong nền văn học buồn bã và thiên về "âm tính" của chúng ta, có nhiều sự hài hước đáng yêu, nhiều chất "con trai" như trong cái "quân khu" không hề có trong phiên hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam này.

Vì thế, dù là một thiên truyện đầu tay đầy chất amateur, dù cái tên khô khan và lạ lẫm, về một đối tượng không nhiều người biết, Quân khu Nam Đồng thực sự là một cuốn sách hấp dẫn, theo motif “trẻ con thấy giống quá người lớn thấy nhớ quá”, về một thời đã qua nhưng không bao giờ quên được.







Ý kiến của bạn
 

Bí thư chi bộ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-350038
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
1,624
Động cơ
279,420 Mã lực
Nơi ở
nhà
Mời cụ [@UnitedKondoms;345680] phát biểu cảm tưởng ạ !:-" khụ khụ !
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Vodka Kụ ngay và luôn

Cháu, cấp I, II Bế Văn Đàn trình diện





Mời cụ [@UnitedKondoms;345680] phát biểu cảm tưởng ạ !:-" khụ khụ !
Đúng là bí thơ, quá ư là xâu xát vào quần chúng em
Sao Kụ lại nhớ cháu ở QKNĐ nhệ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

TRANGDC

Xe tăng
Biển số
OF-194434
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,460
Động cơ
1,993,483 Mã lực
Em phải mua quyển này về ngâm cứu mới được;)
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,463
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Em nghĩ chắc cũng như kiểu bọn cuồng K-Pop bây giờ
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoài cổ

Xe tải
Biển số
OF-346090
Ngày cấp bằng
10/12/14
Số km
344
Động cơ
273,085 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nam đồng em biết cụ Hà l và Trung đl. Thoáng cái 35 năm. Nhanh thật
 
Chỉnh sửa cuối:

transporter3

Xe điện
Biển số
OF-58956
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
3,013
Động cơ
468,090 Mã lực
Em K95 chuyển về ND từ năm 1980. Mấy anh ở Lý Nam đế, 28 DBP, hay 1A HVT em cũng đều gặp qua ạ!
 

lovewheels

Xe buýt
Biển số
OF-3258
Ngày cấp bằng
30/1/07
Số km
855
Động cơ
564,911 Mã lực
Xếp hạng anh hùng, em tự nhận:

1. Nam đồng
2. Lý nam Đế
3. 1A Hoàng Văn thụ
4. 28 Điện biên
6. K300 Hoàng Hoa Thám

Còn ngoài đê em không tính tới. Hồi đó sợ nhất mấy anh NĐ với LNĐ, toàn thủ K59 với lựu đạn không à.
 

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
701
Động cơ
405,962 Mã lực
Có biết chút ít về QKNĐ, mình ở Bang Nhà Thờ những năm 70, tìm người quen sống ở ngõ Ma Tà Béo - có hiệu thuốc Tam Thế-phố Phủ Doãn, sáng chạy thể dục hay gọi " Tam Thế ơi dậy tập thể dục"?
 

Zenkaa

Xe tải
Biển số
OF-333463
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
227
Động cơ
281,663 Mã lực
Chiều về phải lượn qua hiệu sách làm cuốn về nằm đọc.

Thanks cụ đã giới thiệu nhé.
 

cuncoi08

Xe tải
Biển số
OF-326250
Ngày cấp bằng
7/7/14
Số km
320
Động cơ
288,203 Mã lực
Em thấy QKND nổi tiếng ở lứa 7x đời đầu, đến lứa bọn em thì ít nổi hơn. Sống một đời ở QK cũng có nhiều điều thú vị, bạn nối khố thằng ăn nên làm ra, thằng thì lao lý, thằng chết vì ma túy. Nhớ nhất là món xếp hạng bằng nắm đấm, nhưng không được để lại dấu tích, không về nhà no đòn.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Quân khu Nam Đồng giờ vẫn còn tiệm thuốc Đông y của bác Bình con đại tá Vũ Liên. Bác Bình này chất phết chơi từ đồng hồ cho đến đàn ca sáo nhị. Được cụ Liên truyền nghề nên bốc thuốc tài lắm. Mỗi tội hơi huyễn một chút.
 

trongpaint

Xe tăng
Biển số
OF-14962
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
1,069
Động cơ
522,314 Mã lực
Nơi ở
quán cafe
Em cũng thế hệ 7x bên Thái Thịnh, cũng một thời giao lưu với AE bên QKNĐ. Lâu lắm mới thấy nhắc đến QKNĐ. Giờ ko biết những anh em như Hùng Táo, Hùng Chè, Tuấn Tử Tế... đi về phương nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

lovewheels

Xe buýt
Biển số
OF-3258
Ngày cấp bằng
30/1/07
Số km
855
Động cơ
564,911 Mã lực
Hóa ra truyện của bác Bình Ca lại không đề cập đến thế hệ hoành tráng nhất là 7x và những năm đầu 8x, thế nên các anh hùng giai đoạn này không được vào truyện rồi. Cũng phải thôi vì những vụ đâp nhau với hút sách làm sao lên sách được.
 

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,266
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Gọi cụ Thuốc Sâu vào. Cũng quân khu đấy :D
 

TOM GM

Xe tải
Biển số
OF-154723
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
387
Động cơ
356,880 Mã lực
Cụ Thuốc sâu hình như LNĐthì phải. Dạng hồi ký hay chuyện kể trên mạng thường phóng khoáng và gần với thực tế hơn là ra sách in. Em hóng cựu binh quân khu vào kể chuyện ở thớtnnày
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,723
Động cơ
440,221 Mã lực
Quân khu to nhất là Quân khu thủ đo gần nhà em, bây giờ gần chỗ hay đám cưới
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,847
Động cơ
544,830 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Quân khu Nam Đồng chỉ nổi tiếng nhưng không đáng sợ như Trại Nhãn, Trại Tóc hồi những năm 60.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top