[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc tăng tốc sản xuất tiêm kích hạm J-15
Cập nhật lúc: 15:00 31/10/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Nga tiếp tay cho Trung Quốc nâng sức mạnh J-15
Nga tiếp tay cho Trung Quốc nâng sức mạnh J-15
Sự thật tiến độ sản xuất tiêm kích J-15 Trung Quốc
(Kiến Thức) - Nguồn ảnh rò rỉ trên mạng cho thấy có 2 chiếc tiêm kích hạm J-15 mới đang bay thử nghiệm và có lẽ sắp bàn giao.
Một hình ảnh mới được công bố trên các website về hàng không ở Trung Quốc cho biết rằng, dường như Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương đang đẩy mạnh việc sản xuất các máy bay chiến đấu trên hạm J-15.
Hai chiếc J-15 mới mang số 104 và 105 đã sẵn sàng để bàn giao cho Không quân Hải quân Trung Quốc. Như vậy, hiện đã có 11 chiếc J-15 được sản xuất, bao gồm cả nguyên mẫu thử nghiệm.

Cùng lúc này, Thẩm Dương cũng đang bắt đầu thử nghiệm chiếc J-15S – phiên bản hai chỗ ngồi của J-15. Hình ảnh mới được công bố cho thấy chiếc máy bay màu vàng sáng đang bay thử, và rất có thể sẽ sớm được sản xuất.

Nguồn tin cư dân mạng Trung Quốc cho biết, sẽ có ba biến thể của J-15 gồm: Biến thể huấn luyện cao cấp cho phi công; biến thể máy bay chiến đấu đa chức năng và biến thể máy bay tác chiến điện tử giống như chiếc Boeing EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.
Những chiếc J-15S có thể sẽ hoạt động chung với J-15 trên tàu sân bay, hợp thành các phi đội mà J-15S đóng vai trò chỉ huy và kiểm soát đội hình chiến đấu. Điều này cũng đã được Sukhoi phát triển cho những chiếc Su-30MKK2 để đảm bảo tối ưu hóa trong tác chiến trên biển. Cần biết rằng Su-30 chính là cơ sở cho J-15, và khả năng đặc biệt này là rất cần khi Trung Quốc vẫn thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không chuyên nghiệp trên tàu sân bay.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhà thiết kế thế giới chê bai J-20 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Các nhà thiết kế máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới đã bày tỏ sự nghi hoặc về khả năng thực sự của tiêm kích J-20 Trung Quốc.
3 năm sau chuyến bay thử đầu tiên của mẫu máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20, tờ tạp chí chuyên về quốc phòng Kanwa Defense Review cho biết, các nhà thiết kế máy bay trên thế giới vẫn đặt câu hỏi về việc liệu J-20 có thể được coi là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hay không?
Các nhà thiết kế máy bay từ Nga, Ba Lan và Mỹ đều hiếm khi đưa ra các bình luận chê bai về thiết kế của các mẫu máy bay khác, tuy nhiên khi nhắc đến J-20 các chuyên gia này đều có cái nhìn không tốt. Thiết kế trưởng của Viện Thiết kế Máy bay Quân sự Mikoyan Nga cho biết, thiết kế của J-31 đối với ông còn dễ hiểu hơn so với thiết kế của J-20.
Còn thiết kế trưởng của công ty Sukhoi của Nga, J-20 không thể được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khi không có tính năng bay đường dài với vận tốc siêu âm. Ngoài ra, ông này cũng đặt câu hỏi về khả năng tàng hình của J-20.

Tiêm kích J-20.
Một chuyên gia hàng không từ Ba Lan cho biết, mẫu thiết kế của J-20 là khá cũ vì cánh trước của nó sẽ làm tăng khả năng bị radar và máy bay cảnh báo sớm phát hiện.
Cũng theo góc nhìn của một chuyên gia từ hãng Lockheed Martin, J-20 có kích thước quá lớn so với một máy bay tàng hình. “J-20 có kích thước tương đương với mẫu máy bay chiến đấu F-111 của Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc khó có thể có được động cơ với lực đẩy cần thiết cho loại máy bay chiến đấu này”, ông này nói.
Nhưng theo tờ Kanwa, sẽ là không công bằng khi đánh giá J-20 với các chuẩn mực của máy bay được Mỹ và Nga phát triển khi J-20 được các chuyên gia Trung Quốc tự thiết kế. Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều tài nguyên vào việc phát triển J-20. Tờ báo này cũng cho biết Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề động cơ bằng cách sử dụng động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL31FM1 từ Nga.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nhà thiết kế thế giới chê bai J-20 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Các nhà thiết kế máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới đã bày tỏ sự nghi hoặc về khả năng thực sự của tiêm kích J-20 Trung Quốc.
3 năm sau chuyến bay thử đầu tiên của mẫu máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20, tờ tạp chí chuyên về quốc phòng Kanwa Defense Review cho biết, các nhà thiết kế máy bay trên thế giới vẫn đặt câu hỏi về việc liệu J-20 có thể được coi là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hay không?
Các nhà thiết kế máy bay từ Nga, Ba Lan và Mỹ đều hiếm khi đưa ra các bình luận chê bai về thiết kế của các mẫu máy bay khác, tuy nhiên khi nhắc đến J-20 các chuyên gia này đều có cái nhìn không tốt. Thiết kế trưởng của Viện Thiết kế Máy bay Quân sự Mikoyan Nga cho biết, thiết kế của J-31 đối với ông còn dễ hiểu hơn so với thiết kế của J-20.
Còn thiết kế trưởng của công ty Sukhoi của Nga, J-20 không thể được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khi không có tính năng bay đường dài với vận tốc siêu âm. Ngoài ra, ông này cũng đặt câu hỏi về khả năng tàng hình của J-20.

Tiêm kích J-20.
Một chuyên gia hàng không từ Ba Lan cho biết, mẫu thiết kế của J-20 là khá cũ vì cánh trước của nó sẽ làm tăng khả năng bị radar và máy bay cảnh báo sớm phát hiện.
Cũng theo góc nhìn của một chuyên gia từ hãng Lockheed Martin, J-20 có kích thước quá lớn so với một máy bay tàng hình. “J-20 có kích thước tương đương với mẫu máy bay chiến đấu F-111 của Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc khó có thể có được động cơ với lực đẩy cần thiết cho loại máy bay chiến đấu này”, ông này nói.
Nhưng theo tờ Kanwa, sẽ là không công bằng khi đánh giá J-20 với các chuẩn mực của máy bay được Mỹ và Nga phát triển khi J-20 được các chuyên gia Trung Quốc tự thiết kế. Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều tài nguyên vào việc phát triển J-20. Tờ báo này cũng cho biết Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề động cơ bằng cách sử dụng động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL31FM1 từ Nga.
khốn nạn cái là f-35 của lockheed còn chả đuọc đánh giá bằng j-20 với chuyên gia nước thứ 3 =))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lo bẽ mặt vì J-31

Theo Tân Hoa Xã, trong lần ra mắt sắp tới của J-31, nếu vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết với máy bay này, Trung Quốc sẽ vô cùng bẽ mặt trên trường quốc tế.



Tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, J-31, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 bí hiểm của Trung Quốc, có thể kết hợp với tiêm kích hạm J-15 trở thành một bộ đôi nguy hiểm. Theo kế hoạch, J-31 sẽ ra mắt vào cuối tháng này.
Nga: TQ dùng Sukhoi 'nhái' cũng có thể bắn Rafale rụng như muỗi Nga: TQ dùng Sukhoi "nhái" cũng có thể bắn Rafale rụng như muỗi

Đại sứ Nga tại Ấn Độ cho rằng các máy bay Rafale mà New Delhi đặt mua từ Pháp sẽ là mồi ngon cho những chiếc Sukhoi "nhái" của Trung Quốc.

J-31 là tiêm kích thế hệ 5 cỡ trung hai động cơ do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển. Trước khi ra mắt tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Trung Quốc vào ngày 16/11 tới, J-31 đã được nhìn thấy thực hiện các chuyến bay thử sau khi đến thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc để chuẩn bị cho sự kiện.
Đồ họa mẫu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Đồ họa mẫu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Có nhiều đồn đoán cho rằng J-31 nhiều khả năng trở thành tiêm kích hạm tiếp theo của Trung Quốc. Với kích thước nhỏ gọn hơn, J-31 được cho là có thể thúc đẩy sự phát triển các tàu sân bay cỡ trung của Trung Quốc và cải thiện khả năng chiến đấu toàn diện của các nhóm tác chiến tàu sân bay tới một mức độ cho phép Hải quân Trung Quốc không gặp phải bất lợi nào, thậm chí khi phải đối đầu với Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo phát biểu của các chuyên gia quân sự với tờ Nhân dân Nhật Báo, thiết kế nhỏ gọn của J-31 có được là do thu hẹp thùng nhiên liệu và gian chứa pháo trên máy bay. Bên cạnh đó, với công nghệ chế tạo tiêm kích nội địa của Trung Quốc, những tính năng và hỏa lực của J-31 chưa thể so sánh với tiêm kích đa năng tàng hình F-35C của Mỹ. Do đó, Bắc Kinh vẫn cần phải thận trọng khi quảng cáo những khả năng của J-31.
Sắm động cơ Ukraine cho tàu chiến, TQ chỉ còn nước “khóc ròng” Sắm động cơ Ukraine cho tàu chiến, TQ chỉ còn nước “khóc ròng”

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine càng khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề về động cơ mà Type 052C đang gặp phải.

Cao Weidong, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Học viện Hải quân Trung Quốc tin rằng J-31 chứa đựng nhiều khả năng đáng kể nhưng máy bay này cần trải qua quá trình chuyển đổi và kiểm tra lớn để trở thành một tiêm kích hạm hiệu quả.
Cao Weidong cho rằng J-31 và J-15 có thể kết hợp để trở thành một bộ đôi mạnh mẽ

Cao Weidong cho rằng J-31 và J-15 có thể kết hợp để trở thành một bộ đôi mạnh mẽ

Chuyên gia Cao cho rằng hiện tại, J-15 vẫn là tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc. Nếu như J-31 cũng được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay, cả hai tiêm kích này có thể kết hợp cùng nhau trở thành một "cú đấm kép" mạnh mẽ. Theo chuyên gia này, mặc dù J-31 có tầm hoạt động ngắn hơn, nhưng radar mạng pha, thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, cùng với những tính năng tàng hình của J-31 cho phép nó xuất kích trước tiên để mở đường trước khi J-15 tiếp tục cuộc tấn công.

BÀI LIÊN QUAN

Hoàn Cầu: J-31 có thể khiến F-35 Mỹ không còn đất diễn
Trung Quốc "chế" J-31 thành máy bay ném bom
"J-20, J-31 Trung Quốc sẽ thống lĩnh thị trường quốc tế"

Trong khi đó, trong một bài bình luận trên Tân Hoa Xã đề cập rằng chuyến bay ra mắt của J-31 mang ba ý nghĩa. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Trung Quốc trình làng một tiêm kích thế hệ 5 và thế giới đang chờ đợi để được chứng kiến công nghệ quân sự của quốc gia này đã tiến bộ đến mức nào. Nếu vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết với máy bay này, Trung Quốc sẽ vô cùng bẽ mặt trên trường quốc tế.

Thứ hai, chuyến bay ra mắt của J-31 cũng tạo nền tảng xuất khẩu cho loại máy bay này bởi đây là loại tiêm kích có thể dễ dàng xâm nhập thị trường xuất khẩu trong tương lai. Mặc dù trong quá khứ, Trung Quốc đã xuất khẩu công nghệ quân sự của mình nhưng nước này luôn đi sau một hoặc hai thế hệ và đây là lần đầu tiên Trung Quốc trình làng một sản phẩm tiên tiến nhất.

Thứ ba, nếu J-31 có thể được bán ra thị trường quốc tế, nó sẽ mở ra một con đường mới cho ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc. Ban đầu, J-31 không phải là dự án của quân đội Trung Quốc mà được phát triển bởi sự đầu tư và nghiên cứu hàng không độc lập. Nếu nhận được sự phê chuẩn của quân đội Trung Quốc, máy bay này có thể mở ra nhiều sự cạnh tranh và đầu tư hơn để chuyển đổi ngành công nghiệp máy bay Trung Quốc lên một cấp độ cao hơn.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
khốn nạn cái là f-35 của lockheed còn chả đuọc đánh giá bằng j-20 với chuyên gia nước thứ 3 =))
Nghe bọn chuyên gia Nga bẩu là một Su 35 nó giết hàng đàn F 35. :D
Cơ mà bọn Israel với Japan đang xếp hàng mua F 35.
 
Chỉnh sửa cuối:

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Tình yêu phải đến từ hai phía, mình cụ muốn dĩ hòa cũng chả được!:-?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nghe bọn chuyên gia Nga bẩu là một Su 35 nó giết hàng đàn F 35. :D
Cơ mà bọn Israel với Japan đang xếp hàng mua F 35.
rất buồn là cái ý kiến đánh giá j20 cao hơn f-35 lại do úc lợn nó nói cóc phải em bịa hay nga bịa =))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc “mừng hụt” thương vụ chiến đấu cơ Su-35

ANTĐ - Tờ Sina military ngày 31-10 dẫn nguồn tin từ báo chí Nga cho biết, việc đàm phán về thương vụ mua bán máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Bài viết liên quan

Nga sẽ trình làng Su-35 trước khi bán cho Trung Quốc
Nga ký hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11 tới
Nga-Trung đàm phán hàng loạt dự án: Máy bay Su-35, tàu ngầm Amur-1650
Su-35 bay trình diễn chào mừng ngày thành lập Không quân Nga

Ngày 29-10, tại triển lãm trang bị vũ khí hải quân quốc tế (Euronaval-2014) tổ chức tại Pháp, phó tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport, ông Sergei Ladygin cho biết, Nga và Trung Quốc đang tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về việc cung cấp lô 24 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-35 cho Trung Quốc. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng này vẫn đang trong giai đoạn thương lượng.

Ông Sergei Ladygin nói: “Nga và Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán về Su-35, hiện hai bên vẫn đang tiến hành thương thảo về các văn kiện có liên quan. Đây là vấn đề phức tạp, vì thế các thủ tục trong nước cũng rất nhiều, vì vậy hai bên không thể vội vã”.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Tuyên bố này của ông Sergei Ladygin được đưa ra chỉ sau 15 ngày, khi trước đó hồi trung tuần tháng 10, Tạp chí "Người đưa tin Công nghiệp quốc phòng” của Nga (Military-Industrial Courier) cho biết, nước này sẽ ký kết hợp đồng mua bán máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11 tới.

Như tin đã đưa, hôm 14-10, Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết: “Tháng 11 tới, Nga và Trung Quốc sẽ thành lập một Ủy ban liên hợp- hợp tác kỹ thuật quân sự. Tôi cho rằng hợp đồng mua bán sẽ được hoàn thành trong thời gian này”.
Sukhoi Su-35 có uy lực rất mạnh



Phó Thủ tướng Nga cho biết: “Cho đến thời điểm hiện tại không còn bất cứ mâu thuẫn nào hay vấn đề gì còn tồn tại chưa được giải quyết trong các điều khoản của hợp đồng. Hiện nay, hai bên cũng đã thống nhất được về giá cả trong bản hợp đồng. Tuy nhiên, mức giá cụ thể không được tiết lộ”.


Với những phát biểu trên của phía Nga cho thấy, thương vụ mua bán Su-35 vẫn chưa đến hồi kết. Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc vô cùng “sốt ruột”.

Được biết, Nga và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán hợp đồng mua sắm này từ cuối năm 2012. Theo các số liệu không chính thức, giai đoạn đầu Trung Quốc dự định mua 24 máy bay tiêm kích Su-35, kèm theo lựa chọn sẽ mua thêm các lô máy bay khác.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
rất buồn là cái ý kiến đánh giá j20 cao hơn f-35 lại do úc lợn nó nói cóc phải em bịa hay nga bịa =))
BỌn Úc nó lắm trường phái: Ông thì thích F35; ông khác đòi mua F22; ông nữa thì đòi trang bị F18; thậm chí có ông đòi giữ F111. Vào xem chúng nó cãi nhau cũng vui.
Cá nhân cháu thích chuyên gia Nga. Bổ nhát nào ra nhát ấy.
Tuy nhiên, ko thể coi thường TQ vì họ chế vũ khí mới hình dáng giống phương Tây hơn. Có lẽ là có bước nhẩy vọt về chất.
 
Chỉnh sửa cuối:

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,210
Động cơ
497,962 Mã lực

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
4,102
Động cơ
500,690 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
rất buồn là cái ý kiến đánh giá j20 cao hơn f-35 lại do úc lợn nó nói cóc phải em bịa hay nga bịa =))
Có khi nào mấy thằng Úc lợn nó hóng hớt trình dìm hàng mua cho rẻ bên chợ giời của OF không nhỉ?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phát triển thành công hệ thống vũ khí lade



(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể đã chế tạo thành công một hệ thống đánh chặn tầm ngắn bằng lade với tầm bắn hiệu quả lên tới 2km.
Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin, Trung Quốc có thể đã phát triển thành công một hệ thống phòng thủ đánh chặn tầm gần bằng lade có khả năng bắn hạ các thiết bị bay cỡ nhỏ bay ở tầm thấp ở cự ly 2km.
Tân Hoa Xã cũng đưa tin về hệ thống đánh chặn bằng lade trên, và mô tả hệ thống này có độ chính xác cao, tốc độ triển khai nhanh và có độ ồn thấp trong quá trình hoạt động. Hệ thống lade này có thể bắn chính xác các mục tiêu bay ở độ cao 500m với tốc độ bay trung bình là 180km/h. Được biết hệ thống trên do Học viện vật lý kỹ thuật của Trung Quốc phát triển.
Trung Quốc đang bắt chước Mỹ phát triển chương trình vũ khí đánh chặn lade nội địa của mình.
Phát ngôn viên của Học viện trên còn cho biết, hệ thống lade có kích thước khá nhỏ, có thể triển khai trên các mẫu xe chuyên dụng và cũng như giúp đảm bảo yếu tố bí mật trong quá trình vận chuyển. Hiện tại quá trình thử nghiệm của hệ thống đánh chặn bằng lade này đã được hoàn thành với kết quả nghiệm thu khá tốt.
Yi Jinsong – người đứng đầu chương trình phát triển hệ thống phòng thủ lade trên cho hay, việc đánh chặn các thiết bị bay cỡ nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn do mục tiêu có kích thước khá nhỏ và được di chuyển với tốc độ cao trên không, các loại vũ khí thông thường có tỷ lệ bắn hạ thành công các mục tiêu này khá thấp cũng như dẫn tới một số thiệt hại không mong muốn. Tuy nhiên, với một hệ thống phòng thủ bằng lade vấn đề trên sẽ dễ dàng bị loại bỏ.
Jinsong còn cho rằng, các thiết bị không người lái cỡ nhỏ thường là vũ khí ưa thích của các phần tử khủng bố, vì chúng giá thành thấp và dễ sử dụng. Hiện tại nhóm Jinsong vẫn đang tiếp tục phát triển các hệ thống đánh chặn bằng lade có sức mạnh và phạm vi tác chiến xa hơn, để có thể đủ khả năng đánh chặn các mục tiêu tầm xa.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bạn hàng truyền thống quay lưng với vũ khí Trung Quốc

04/11/2014 07:45
thích

Chia sẻ:
Nhằm giảm dần phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí truyền thống từ Trung Quốc, nối gót Myanmar, Bangladesh ngỏ ý muốn mua vũ khí của Nga.

Theo thông tin được tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 30/10 dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 29/10 cho biết, Bộ trưởng Thông tin Bangladesh Hasanul Haq Inu cho biết, Bangladesh dự định mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện của Nga.

"Hiện nay, bảo đảm an ninh biên giới biển của chúng tôi là trọng điểm ưu tiên. Chúng tôi đang cân nhắc mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện. Nga có thể trở thành nhà cung ứng chúng", ông Hasanul Haq Inu nhấn mạnh.

Vị quan chức của Bangladesh hy vọng "tương lai hợp tác quân sự Nga - Bangladesh sẽ không chỉ là cung ứng thành phẩm công nghệ, mà còn kèm theo chuyển nhượng công nghệ và đào tạo nhân lực".
Tàu ngầm Type 035 lớp Minh.

Tàu ngầm Type 035 lớp Minh.

Tuyên bố của Bộ trưởng Hasanul Haq Inu được đưa ra không lâu sau khi Bangladesh quyết định mua 2 tàu ngầm đã qua sử dụng Type 035 lớp Minh của Trung Quốc hồi năm 2013. Theo điều khoản ký kết giữa hai bên, 2 chiếc tàu ngầm này sẽ được Trung Quốc chuyển giao cho Bangladesh trong năm 2019.

BÀI LIÊN QUAN

Nga xuất vũ khí sang châu Phi, Trung Quốc hậm hực
Những vũ khí Trung Quốc tự tin "ngang cơ" với Mỹ
Albania lại "phải vạ" vì vũ khí Trung Quốc

Tàu ngầm Type 035 lớp Minh là phiên bản cải tiến của Type 033 được Trung Quốc phát triển dựa trên tàu ngầm diesel-điện lớp Romeo của Liên Xô. Tổng cộng đã có 21 tàu ngầm Type 035 được sản xuất trong những năm 1970 với 3 biến thể khác nhau. Tới nay, còn 18 chiếc đang phục vụ trong biên chế Hải quân Trung Quốc.

Nguồn tin trên cho biết thêm rằng, tính đến thời điểm hiện tại, gần 50% vũ khí của Bangladesh nhập khẩu từ Trung Quốc. Mục đích đề nghị mua sắm từ Nga của Bangladesh là giảm lệ thuộc vào cung ứng vũ khí của Trung Quốc.

Tuyên bố của Bộ trưởng Hasanul Haq Inu chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc 'không vui' bởi trước Bangladesh, Myanmar cũng phát đi thông điệp tương tự khi nước này không những muốn mua vũ khí Nga và còn muốn sở hữu công nghệ sản xuất ra những vũ khí đó.

Ngay từ đầu năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Myanmar trong chuyến công du chính thức. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Liên Xô và sau này là Nga đến đất nước châu Á này trong 50 năm qua.

Ngay trước khi Bộ trưởng Sergei Shoigu đến Myanmar, Tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang của Cộng hòa Myanmar, Đại tướng Min Augung Hlayn cũng đã có chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến Nga.

Đây là nỗ lực rất lớn của Myanmar nhằm tăng cường quan hệ với Nga và giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí Trung Quốc. Bởi ngay từ năm 2009, Không quân Myanmar đã thực hiện hợp đồng mua 20 tiêm kích MiG-29 (gần 570 triệu USD) của Nga. Ngoài ra, để làm nhiệm vụ vận tải, Không quân Myanmar đã đặt mua của Nga 2 máy bay An-148-100.

Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar đang đứng trước yêu cầu hiện đại hóa triệt để Lục quân, Không quân và Hải quân để bảo đảm khả năng quốc phòng cần thiết.

Vì thế, trong tương lai, Myanmar có thể được xem là một khách hàng lớn mua các loại vũ khí nước ngoài, trong đó có nguồn cung tiềm năng là Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Mỹ: Tên lửa TQ vươn tới nhưng chưa dọa được Mỹ
(Vũ khí) - Theo trang Strategy Page (Mỹ), dù một số tên lửa chiến lược của Trung Quốc có tầm bắn vươn tới Mỹ, nhưng chúng chưa đủ năng lực đe dọa Washington.

Tên lửa DF-41 Trung Quốc có chạm tới các thành phố Mỹ?
DF-41 chưa đủ để Trung Quốc cân bằng hạt nhân với Mỹ

Theo Strategy Page, Trung Quốc hiện có khoảng 400 tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhưng chỉ vài chục tên lửa trong số này - gồm DF-5, DF-31A/B, DF-41đạt tầm bắn vươn xa đến Mỹ.

Trung Quốc cũng được cho là đã sở hữu 24 tên lửa DF-5 trong suốt 20 năm qua nhưng rất ít trong số tên lửa này được vận hành do các vấn đề về độ chính xác và bảo trì. Hơn nữa, Mỹ có thừa khả năng ngăn chặn tất cả DF-5 được phóng từ Trung Quốc.

Strategy Page nhận định, hầu hết tên lửa đạn đạo Trung Quốc là tên lửa chiến thuật như DF-21 có khả năng nhắm trúng các mục tiêu ở Nga và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phát triển các loại tên lửa mới như DF-31A/B và DF-41 để thay thế các mẫu DF-5.

Với tầm bắn xa đến 15.000km, DF-41 có thể nhắm trúng bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Loại tên lửa này còn có thể dễ dàng vận chuyển và được phóng đi từ một chiếc xe tải đặc biệt. DF-41 được đánh giá có khả năng tương như tên lửa Minuteman III 36 tấn của Mỹ.
Một vụ phóng thử tên lửa Đông Phong của Trung Quốc
Một vụ phóng thử tên lửa Đông Phong của Trung Quốc

Tuy nhiên, dù có tầm bắn có thể vươn tới Mỹ nhưng những tên lửa này đều chưa đủ khả năng để có thể đe dọa được Mỹ. Website của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hồi tháng 8/2014 dẫn lời nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự Trung Quốc trong thời gian dài Lâm Trường Thịnh cho biết, tuy Trung Quốc đã có bom nguyên tử, bom hydro và tên lửa hạt nhân từ trước đây rất lâu, nhưng lại chưa thực sự xây dựng khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ.

Ông cho biết: “Trung Quốc hiện có vài loại tên lửa, nhưng thực sự có thể tân công được Mỹ cũng chỉ có DF-31A và DF-5 nhưng DF-31A chỉ có thể chạm được đến phía Tây của Hoa Kỳ, còn DF-5 có thể tấn công được toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng tính sinh tồn chiến lược của nó lại rất thấp.”

Ông giải thích rằng, DF-5 lưu trữ trong silo phóng cố định, sử dụng động cơ tên lửa, gồm 2 tầng đẩy dùng nhiên liệu lỏng, kích thước rất lớn, đường kính đạn 3,35m, chiều cao 40 đến 50m, thời gian cần thiết để nạp nhiên liệu trước khi bắn rất lâu.

Hơn nữa, Trung Quốc luôn tuyên bố tuân thủ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên. Vậy thì, sau khi bị tấn công phủ đầu, DF-5 còn bao nhiêu lực chiến đấu là điều khó nói. Tin tức cho biết, lần thứ tư Trung Quốc bắn thử tên lửa DF-31A và DF-5 là vào đầu tháng 8/2014.

Ông Lâm Trường Thịnh nói: “Răn đe hạt nhân chiến lược hiện nay của Hoa Kỳ là bộ 3 tấn công hạt nhân từ trên không, dưới mặt đất và trên biển. Trên mặt đất, thì dựa vào tên lửa giếng phóng ngầm; còn trên không thì dựa vào máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, đây là tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.

Nhưng lực lượng then chốt nhất trong tấn công hạt nhân chiến lược của Mỹ là trên biển, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa "Trident - II D5". Khả năng răn đe hạt nhạn của Mỹ chủ yếu là dựa vào lực lượng này, chứ không phải lực lượng trên bộ.

Về phương diện tàu ngầm hạt nhân trên biển, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm liên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) của Trung Quốc chỉ có hơn 8000 km, khả năng thực sự của nó vẫn chưa được kiểm chứng.

Theo ông, Trung Quốc muốn tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ thì cần phải thông qua tàu ngầm hạt nhân, buộc phải đưa tàu ngầm hạt nhân đến Hawaii. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn - Type 094 có độ ồn lớn nên không thể thoát khỏi các phương tiện săn ngầm của Mỹ và đồng minh.

Trợ lý giáo sư Robert Farley của Viện Ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson trực thuộc Đại học Kentucky - Hoa Kỳ cho biết, do Hoa Kỳ có ưu thế dưới nước, nên tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm Trung Quốc phải mất thời gian dài nữa mới có thể trở thành mối đe dọa lớn với Hoa Kỳ. Hơn nữa máy bay ném bom của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đủ khả năng để thoát khỏi sự truy đuổi của Mỹ.

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc có bán kính tác chiến hơn 3000km, cùng với tầm phóng hơn 1000km của tên lửa hành trình CJ-10, nó không thể tấn công vượt qua khoảng cách 5000km, với cự ly tấn công này, H-6 chưa đủ khả năng uy hiếp lãnh thổ Hoa Kỳ.

Lực lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc vẫn còn rất yếu kém nên không thể nối dài phạm vi tác chiến của các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích hộ tống của họ. Đồng thời, biên đội bay này cũng không thể thoát khỏi sự truy quét của các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-35 và F-22.

Vì vậy, có thể nhận định, lực lượng răn đe hạt nhân bộ ba kia của Trung Quốc còn xa mới uy hiếp được Mỹ, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất là DF-41 cũng không thể cải thiện được điều này. Chỉ khi nào Trung Quốc chế tạo được một loại máy bay ném bom tàng hình và có vài chục tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thì mới có khả năng làm khó được Mỹ.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
6,016
Động cơ
406,001 Mã lực
Trung Quốc đang dần dần trở thành thế lực siêu cường của thế giới rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top