Em dùng dịch vụ của Vinaphone từ năm 1998. Tháng vừa rồi em thấy cước báo tăng vọt trong đó riêng cước GTGT lên cỡ 300K trong vòng 9 ngày, em thắc mắc và hỏi 9191 thì được các em CSKH giải thích là sử dụng đầu số nội dung 8738, 6786, 6580, 6380... đều đặn từ đầu tháng đến giờ. Máy điện thoại của em thì 1 mình em dùng cũng như có pass khi mở máy nên việc người khác sử dụng là không thể. Ngoài ra không kích hoạt bất cứ dịch vụ nội dung nào cả. Vậy mà Vinaphone nói như vô can và nói đấy là không phải đầu số dịch vụ của vinaphone. Em không hiểu là Vinaphone đại diện thu tiền của em mà không có trách nhiệm gì với khách hàng là sao . Nếu có người nào đó đăng ký dịch vụ bằng cách lấy số ĐT của em thì phải được Vinaphone kiểm tra lại bằng SMS dạng OTP hay cách nào đó xem có đúng em đăng ký không chứ ? Đằng này em không hề biết là Dịch vụ gì cũng như tại sao lại trừ tiền của em cơ chứ.
Không biết có cụ nào là thuê bao trả sau của Vinaphone bị móc tiền một cách ngoạn mục như em không ? Các cụ thử tra cước nóng bằng cách gửi SMS "cuoc" đến 9889 xem có bị D/vu GTGT giống em không ?
Em vừa được người bạn gửi cái này ngày hôm nay nên em up thêm để các cụ cùng bình luận
http://ictnews.vn/vien-thong/phat-hi...-tt-113961.ict
Phát hiện phần mềm tự động gửi SMS chiếm đoạt tiền hãy báo cho Thanh tra Bộ TT&TT
VIỄN THÔNG 15:20, 04/01/2014
Chia sẻ bài viết Phát hiện phần mềm tự động gửi SMS chiếm đoạt tiền hãy báo cho Thanh tra Bộ TT&TT lên Linkhay
Giúp ICTNEWS sửa lỗi
ICTnews - Thanh tra Bộ TT&TT cho biết,nếu khách hàng phát hiện ra ứng dụng tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thì có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý.
Như ICTnews phản ánh, rất nhiều người sử dụng thiết bị di động trở thành nạn nhân của hiện tượng khi tải về các ứng dụng chạy trên Android mà không không biết rằng ứng dụng này ngầm gắn mã độc tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ gia tăng và trừ tiền từ 10.000 – 15.000 đồng của khách hàng.
Trao đổi với ICTnews, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh bảo mật, an toàn thông tin cho biết thực tế hiện tượng ứng dụng tự động trừ tiền xảy ra cách đây khá lâu chứ không phải là câu chuyện mới.
Điển hình như từ tháng 7/2012, một tổ chức quốc tế đã gửi thông báo cho cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Việt Nam về việc phát hiện file chứa mã độc có tên Free- Sexy- Clip.jar được dùng làm công cụ để lừa đảo lấy tiền của người dùng thông qua đầu số 8x85. Chuyên gia bảo mật của Việt Nam đã phân tích chi tiết mã từ file Free_Sexy_Clip.jar thì thấy khi người dùng tải và cài chương trình vào thiết bị di động thì chương trình tự động gửi tin nhắn đến đầu số 8x85 với cú pháp: “RULE 23 Dang Ky Xem Clip 03 Ngay”, không có thông báo với người dùng về số lượng tin nhắn gửi đi và giá tiền cũng như đầu số. Thông báo về mã độc này đã được gửi tới cơ quan quản lý thuộc Bộ TT&TT xử lý.
Cho đến nay, hiện tượng lừa đảo lấy tiền của người dùng thiết bị di động vẫn phát triển mạnh mẽ. Những đường link được dùng làm "mồi" kích thích người dùng tải ứng dụng về thường có những từ khóa liên quan tới game, clip sex,...
Nạn nhân của việc ứng dụng ngầm trên thiết bị di động tự động trừ tiền sử dụng dịch vụ gia tăng qua các đầu số tin nhắn khó có thể lấy lại khoản tiền đã mất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT thừa nhận dù đã tăng cường xử lý với nhiều hình thức như xử phạt, thu hồi đầu số, truy thu số tiền đã có được thông qua hình thức lừa đảo này,..., nhưng tình trạng lừa đảo nêu trên vẫn xảy ra khá phổ biến. Cách đây ít lâu, Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt Công ty Hà Thành và đối tác hơn 1 tỷ đồng. Gần đây nhất, Công ty Cổ phần phần mềm Việt Quốc tế đã bị xử phạt và thu hồi đầu số 6x70 vì phát tán tin nhắn rác và các tin nhắn lừa đảo như “Thuê bao xxxx đã gia hạn thanh công dịch vụ tin tức hàng ngày X-11-2013. Giá cước 10.000đ/tuần. Để hủy dịch vụ, soạn tin HUY gửi đến 6670”.
Đại diện Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: "Đối với mỗi người dân bị mất tiền vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn đồng, việc tìm ra đầu số lừa đảo là rất khó. Người dân phát hiện ra đầu số lừa đảo thì chỉ có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT. Tuy nhiên, công tác thanh tra đối với lĩnh vực này vẫn còn có nhiều khó khăn, số lượng cán bộ có trình độ am hiểu về kỹ thuật, chuyên môn sâu về công nghệ, đặc biệt là về lĩnh vực này cũng không nhiều".
"Nhiều khi truy tìm, phát hiện được số tiền thu nợ bất hợp pháp rồi, nhưng có 1 số trường hợp thuê bao đã rời mạng, việc hoàn tiền khá khó khăn. Mặt khác, số tiền thu lợi bất hợp pháp này được nhiều doanh nghiệp hợp tác cùng ăn chia, ví dụ doanh nghiệp di động, doanh nghiệp có đầu số, nhiều doanh nghiệp đối tác,... đã chia tiền rồi, sau này tính toán để thu hồi, hoàn tiền là tương đối phức tạp. Sắp tới, chức năng quản lý đầu số sẽ được đưa về Bộ TT&TT, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể thu hồi đầu số, không phải qua công tác thanh tra, và việc xử lý sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn", đại diện Thanh tra Bộ TT&TT chia sẻ thêm.
Không biết có cụ nào là thuê bao trả sau của Vinaphone bị móc tiền một cách ngoạn mục như em không ? Các cụ thử tra cước nóng bằng cách gửi SMS "cuoc" đến 9889 xem có bị D/vu GTGT giống em không ?
Em vừa được người bạn gửi cái này ngày hôm nay nên em up thêm để các cụ cùng bình luận
http://ictnews.vn/vien-thong/phat-hi...-tt-113961.ict
Phát hiện phần mềm tự động gửi SMS chiếm đoạt tiền hãy báo cho Thanh tra Bộ TT&TT
VIỄN THÔNG 15:20, 04/01/2014
Chia sẻ bài viết Phát hiện phần mềm tự động gửi SMS chiếm đoạt tiền hãy báo cho Thanh tra Bộ TT&TT lên Linkhay
Giúp ICTNEWS sửa lỗi
ICTnews - Thanh tra Bộ TT&TT cho biết,nếu khách hàng phát hiện ra ứng dụng tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thì có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý.
Như ICTnews phản ánh, rất nhiều người sử dụng thiết bị di động trở thành nạn nhân của hiện tượng khi tải về các ứng dụng chạy trên Android mà không không biết rằng ứng dụng này ngầm gắn mã độc tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ gia tăng và trừ tiền từ 10.000 – 15.000 đồng của khách hàng.
Trao đổi với ICTnews, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh bảo mật, an toàn thông tin cho biết thực tế hiện tượng ứng dụng tự động trừ tiền xảy ra cách đây khá lâu chứ không phải là câu chuyện mới.
Điển hình như từ tháng 7/2012, một tổ chức quốc tế đã gửi thông báo cho cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Việt Nam về việc phát hiện file chứa mã độc có tên Free- Sexy- Clip.jar được dùng làm công cụ để lừa đảo lấy tiền của người dùng thông qua đầu số 8x85. Chuyên gia bảo mật của Việt Nam đã phân tích chi tiết mã từ file Free_Sexy_Clip.jar thì thấy khi người dùng tải và cài chương trình vào thiết bị di động thì chương trình tự động gửi tin nhắn đến đầu số 8x85 với cú pháp: “RULE 23 Dang Ky Xem Clip 03 Ngay”, không có thông báo với người dùng về số lượng tin nhắn gửi đi và giá tiền cũng như đầu số. Thông báo về mã độc này đã được gửi tới cơ quan quản lý thuộc Bộ TT&TT xử lý.
Cho đến nay, hiện tượng lừa đảo lấy tiền của người dùng thiết bị di động vẫn phát triển mạnh mẽ. Những đường link được dùng làm "mồi" kích thích người dùng tải ứng dụng về thường có những từ khóa liên quan tới game, clip sex,...
Nạn nhân của việc ứng dụng ngầm trên thiết bị di động tự động trừ tiền sử dụng dịch vụ gia tăng qua các đầu số tin nhắn khó có thể lấy lại khoản tiền đã mất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT thừa nhận dù đã tăng cường xử lý với nhiều hình thức như xử phạt, thu hồi đầu số, truy thu số tiền đã có được thông qua hình thức lừa đảo này,..., nhưng tình trạng lừa đảo nêu trên vẫn xảy ra khá phổ biến. Cách đây ít lâu, Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt Công ty Hà Thành và đối tác hơn 1 tỷ đồng. Gần đây nhất, Công ty Cổ phần phần mềm Việt Quốc tế đã bị xử phạt và thu hồi đầu số 6x70 vì phát tán tin nhắn rác và các tin nhắn lừa đảo như “Thuê bao xxxx đã gia hạn thanh công dịch vụ tin tức hàng ngày X-11-2013. Giá cước 10.000đ/tuần. Để hủy dịch vụ, soạn tin HUY gửi đến 6670”.
Đại diện Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: "Đối với mỗi người dân bị mất tiền vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn đồng, việc tìm ra đầu số lừa đảo là rất khó. Người dân phát hiện ra đầu số lừa đảo thì chỉ có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT. Tuy nhiên, công tác thanh tra đối với lĩnh vực này vẫn còn có nhiều khó khăn, số lượng cán bộ có trình độ am hiểu về kỹ thuật, chuyên môn sâu về công nghệ, đặc biệt là về lĩnh vực này cũng không nhiều".
"Nhiều khi truy tìm, phát hiện được số tiền thu nợ bất hợp pháp rồi, nhưng có 1 số trường hợp thuê bao đã rời mạng, việc hoàn tiền khá khó khăn. Mặt khác, số tiền thu lợi bất hợp pháp này được nhiều doanh nghiệp hợp tác cùng ăn chia, ví dụ doanh nghiệp di động, doanh nghiệp có đầu số, nhiều doanh nghiệp đối tác,... đã chia tiền rồi, sau này tính toán để thu hồi, hoàn tiền là tương đối phức tạp. Sắp tới, chức năng quản lý đầu số sẽ được đưa về Bộ TT&TT, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể thu hồi đầu số, không phải qua công tác thanh tra, và việc xử lý sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn", đại diện Thanh tra Bộ TT&TT chia sẻ thêm.
Chỉnh sửa cuối: