- Biển số
- OF-66
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 3,084
- Động cơ
- 594,580 Mã lực
- Nơi ở
- OTOFUN
- Website
- www.ofnews.vn
[PVOIL VOC 2022] Nhà vô địch Đặng Cao Dậu: 'Thích nhất đường đua đêm vì hay!'
Dù vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 ở lần thứ ba tham gia, Đặng Cao Dậu vẫn mơ ước được cạnh tranh tại hạng Mở Rộng.
So với khoảnh khắc nâng cao cúp vàng vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 cách đây gần một năm, Đặng Cao Dậu gầy, đen và tóc còn dài hơn trước. Anh chia sẻ vừa cùng team PVC thực hiện chuyến thiện nguyện tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phát quà cho 650 em học sinh nhân dịp Tết Trung thu 2022.
Không giống những tấm ảnh đậm chất lãng tử trên trang facebook cá nhân, nhà vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 xuất hiện trước mặt tôi với hình ảnh khá ngầu và bụi bặm. Có lẽ do cả năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước với những chuyến từ thiện và đua offroad nên Đặng Cao Dậu thay đổi khá nhiều, duy chỉ có nụ cười tỏa nắng cùng chiếc răng khểnh luôn được anh giữ trên môi y như lần đầu mới gặp.
Đặng Cao Dậu - nhà vô địch PVOIL VOC 2021 hạng Cơ bản
- Xin chào nhà vô địch PVOIL VOC 2021, năm nay anh sẽ quyết tâm bảo vệ ngôi đầu hạng Cơ bản tiếp chứ?
Mình muốn thi ở hạng cao hơn, cụ thể là hạng Mở rộng, Cơ Bản năm ngoái về nhất rồi còn thi làm gì nữa (cười). Phải thử thách bản thân chứ, càng về sau phải càng khó hơn trước. Mình thích hạng nặng hơn, không thích hạng nhẹ nữa.
- Có vẻ như anh đã đặt mục tiêu nâng hạng nghiêm túc cho giải đua này?
Năm ngoái PVC Thỏ và Gà nâng cúp tại hạng Cơ bản mùa PVOIL VOC 2021, đó cũng là năm thứ ba liên tiếp mình tham gia sân chơi này, cũng hạng Cơ bản. Hai mùa 2019, 2020 không có thành tích gì nhưng rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sau mỗi lần thi đấu.
Hai mùa đầu tiên mình chơi với tâm thế khác, chơi vui thôi, mùa 2021 chơi đúng nghĩa, đi sâu vào chuyên nghiệp hơn, có sự luyện tập, tìm hiểu, mọi khi chỉ vác xe vào chạy. Năm ngoái mình đem xe lên Đồng Mô tập mấy buổi trước giải nữa cơ.
- Tại sao lại là cái tên PVC Thỏ và Gà?
Mình và anh Vũ Ngọc Ánh Dương (Giống đội 226) là bạn, cùng câu lạc bộ Bán tải địa hình PVC, anh Dương là Thỏ, mình là Gà, đây là biệt danh. Hai người bằng tuổi và chơi với nhau nhiều.
- Anh đam mê bộ môn offroad từ lúc nào?
Không nhớ bắt đầu từ năm nào nhưng khá lâu rồi, trước khi thi VOC mình có thi các giải ở câu lạc bộ bán tải địa hình PVC. Mình biết giải VOC rất lâu rồi nhưng mới tham gia ba năm nay khi đã đủ điều kiện và đủ đam mê.
Một năm mình tham gia khoảng ba giải lớn, VOC, HTV Challenge cup, KOK.
Đội PVC Thỏ và Gà (226) giành chức vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021
- Các giải đó anh có đạt thành tích cao không?
Chức vô địch PVOIL VOC 2021 là thành tích đáng kể nhất. Với mình, đi thi đấu, đam mê là chính, giải thưởng không quan trọng.
Bạn nghĩ xem, liệu tiền thưởng có đủ cho chi phí sửa xe, độ xe? Năm 2021 thi xong xe mình cũng hỏng, phải sửa, mất đến nửa tiền thưởng (cười). Hầu như ai tham gia VOC cũng xác định mất chi phí sửa xe đấu.
Giải Nhất thì chỉ có một, vận động viên lại mấy chục xe, ông nào thắng thì tiền thưởng bù được tiền sửa xe, còn lại chục anh em đều lỗ. Giải Nhì chắc hòa vốn, còn hạng Mở Rộng chắc chắn giải Nhất cũng không đủ sửa xe đâu. Mình dám khẳng định hạng này chơi vì đam mê, không vì tiền.
- Khẳng định thi đấu vì đam mê, vậy việc làm chã (lái phụ) có phải đam mê của anh không?
Hầu như mọi vận động viên đều thích làm giống (lái chính) hơn chã. Với mình, đăng ký thi đấu ở vị trí giống hay chã cũng không quá quan trọng vì trong giải, mình và anh Dương đổi vai liên tục khi thi đấu. Nhìn chung, được chơi là thích rồi, còn ngồi ghế phụ hay ghế lái không quan trọng.
- Trải nghiệm cả hai vị trí giống - chã suốt mùa VOC 2021, anh thấy cái nào khó hơn?
Làm chã vất vả hơn giống, không phải ai cũng làm được chã!
Giống chỉ việc lái, còn chã thì phải nắm được nhiều cái khác. Trên đường đua phải xem bài thi trước, để ý, ngắm được đoạn này tốc độ tăng hay giảm, vào cua như thế nào. Đến mỗi chỗ đó mình phải nhắc người lái. Vì người lái họ tập trung điều khiển xe, không thể chú ý được, gần như mình phải nắm bản đồ chỉ dẫn đấy.
Lái chính nhiều khi quên đường, khi đó chã phải nhắc "chuẩn bị cua, có một cái hố, giảm tốc độ,...". Bài thi mà có hố, có đường cầu gỗ thì phải xuống bê vác, chã hạng Mở Rộng thì không phải nói, quá mệt rồi.
- Ngồi ghế phụ nhưng nhiệm vụ có vẻ nặng nề hơn ghế lái phải không ạ?
Nào có mấy khi được ngồi! (cười)
Ở Việt Nam, mọi người không hiểu từ "chã" là như thế nào, chỉ nghĩ ngồi trên xe thôi, vậy là sai hoàn toàn.
Ở nước ngoài, các giải chuyên nghiệp, chã còn phải có cả sổ tay, ghi từng bài thi, vào góc cua chỗ nào, vào số này, chạy số bao nhiêu, bẫy ở chỗ nào, chứ không phải chỉ ngồi nhìn thôi. Việt Nam mình hay nghĩ chã là người phụ.
Mình dám khẳng định ở hạng Mở Rộng, thành bại tại chã luôn. Giống chỉ việc lái, chỉ để ý đường thi, còn chã thì mệt hơn nhiều.
Khoảnh khắc hạnh phúc khi nhận giải thưởng của Đặng Cao Dậu tại PVOIL VOC 2021
- Anh ấn tượng với đường đua nào nhất ở VOC 2021?
Đường đua bò, vì đường đó được chạy dài, các đường khác ngắn. Hạng Mở rộng mà mình thích có thời gian thi đấu khá lâu, nhưng đường không dài, vì còn phải vượt chướng ngại vật.
- Đam mê offroad ảnh hưởng đến cuộc sống của anh nhiều không?
Mình đam mê cả offroad và tốc độ. Thích đua xe địa hình, thích cả moto phân khối lớn. Hai môn này mang lại cảm giác khác nhau nhưng đều nguy hiểm. Tính mình thích khám phá, đi khắp nơi, không thích ngồi một chỗ. Đam mê nhưng vẫn cân bằng được cuộc sống, không ảnh hưởng mấy.
Vì đam mê này, mình cũng rất hay sử dụng các phương tiện khác nhau. Ngày thường thì đi sedan, xe ga, còn phân khối lớn thi thoảng mới đi vì nó nặng lắm. Bán tải hay dùng đi đua và đi từ thiện, câu lạc bộ bán tải địa hình PVC của mình rất hay đi từ thiện.
- Vậy gia đình mình có ủng hộ đam mê này không?
Tất nhiên, không ai ủng hộ con mình đi đua xe cả. Nghe từ đua các bà các mẹ đã không thích rồi. Kể cả mình có nói giảm nói tránh đang chơi môn thể thao địa hình thì các cụ vẫn biết thôi. Lúc mình mang cúp về, các cụ không mắng cũng không nói gì cả nhưng cũng chẳng vui.
- Tại sao anh lại thích đi từ thiện?
Đội PVC mình hay đi từ thiện ở những nơi vùng sâu vùng xa, địa hình khó khăn. Mình bắt đầu tham gia vận chuyển đồ từ thiện cũng 5-7 năm rồi, từ 2015. Việc này khiến mình cảm thấy vui và giúp đỡ được nhiều người.
Nói về số lượng thành viên, chắc PVC chỉ kém Otofun. Hơn 500 thành viên trong câu lạc bộ có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết. PVC thi giải VOC cũng đông, và đi từ thiện cũng nhiều.
Hằng năm PVC thường vận chuyển quà tặng lên vùng cao, cả đợt dịch, bọn mình cũng vận chuyển lương thực, thực phẩm tiếp tế khắp thành phố. Vừa rồi PVC mới thực hiện chương trình "Trăng rằm soi sáng bản em". PVC cũng thường hỗ trợ Otofun vận chuyển đồ cho các trẻ em vùng cao.
Đợt lũ lụt năm ngoái, PVC cũng đem xuồng từ Hà Nội vào, trực tiếp vận chuyển dân ra khỏi vùng lũ. Lúc đó có tin khẩn, bọn mình di chuyển ngay trong đêm, làm sao nhanh nhất đến vùng lũ hỗ trợ. Nghĩ lại cũng thấy nguy hiểm, lúc đó bạn tưởng tượng biển như thế nào thì vùng lũ y hệt, nước lớn đến mức đấy, còn gió, bão, xoáy...
- Việc thường xuyên tập luyện, tham gia các giải offroad đã giúp các anh duy trì được sức chịu đựng trong mỗi chuyến đi từ thiện khá gian nan?
Có gì đâu, bọn mình "máu nhiễm bùn" rồi, sợ gì nữa!
Ở VOC, chỉ có đường thi là thử thách thì việc tập luyện đã mang lại thành công cho mình, cụ thể là chức vô địch hạng Cơ bản năm ngoái. Nhiều người sợ VOC vì bẩn, bùn, bụi, nhưng mình không coi đó là trở ngại hay thử thách của giải. Kể cả việc chờ đợi mà các tay đua hay kêu trời kêu đất, thi môn gì chả phải chờ đợi (cười).
Bụi thì chỉ có ở đường đua bên dưới, còn đường đua bò bơm nước làm gì có bụi. Mình thấy điều này rất bình thường. Quần áo thi đấu về mình vẫn giặt, vẫn mặc bình thường. Mình còn giữ nguyên mũ, áo năm ngoái đây.
Trong giải, Ban tổ chức làm cẩn thận nên hầu như chẳng có người bị thương, nếu bị cũng ít, không nguy hiểm đến tính mạng.
Đội 226 thi đấu PVOIL VOC 2021
- Anh có kỷ niệm vui nào ở VOC không?
Kỷ niệm vui là ở đường đua đêm VOC năm 2020. Lúc đó xe mình bị hỏng ti-ô, phải cuốc bộ từ trong rừng ra bên ngoài để đổi, mất đến nửa tiếng cả đi lẫn về. Lúc tìm được ti-ô để thay, đi vào không thấy đội mình đâu, chỉ gặp một xe của đội mở rộng khác. Mình trèo lên nóc xe này, vừa đi vừa tìm đội. Lúc đó dùng răng để giữ ti-ô mà mỏi mồm quá nên mình đưa ti-ô lên đầu. Quay đi quay lại ti-ô rơi mất tiêu lúc nào. Đường đua này đúng là có cái thử thách rất riêng.
- Nghe anh kể về đường đua đêm rất hào hứng?
Đúng rồi, mình thích nhất đường đua đêm vì nó hay. Cung này phân hạng nào cũng phải thi trừ hạng bán tả nguyên bản, vì xe không thể vào được. Đây là điều đáng tiếc đấy.
Cung đua đêm này rất rộng, có khi còn rộng hơn cả đường đua ban ngày. Bài thi này thử thách về sự đoàn kết giữa các đội thi nên có đặc thù riêng. Không tranh nhau về nhất về nhì nữa mà phải cùng nhau đạt mục tiêu chung. Nguyên tắc bài thi này là bạn không được bỏ lại đội của mình ở phía sau, bằng bất cứ giá nào.
Thi VOC ba năm mình đều tham gia đua đêm, năm nào cũng thấy hình ảnh quen thuộc, anh Dũng Nakio (Trưởng Ban điều hành) trên con xe cào cào. Bài thi này thường kết thúc vào 3-4 giờ sáng, hôm sau thi tiếp lúc 7 giờ, nên khá thử thách sức bền, thể lực của các vận động viên.
Đường đua đêm rất tối, chỉ có các điểm check point có ánh sáng, nên đi bộ là dễ lạc. Địa hình trong đó thì lún với ngập là chính. Lúc mới vào nước đã ngập đến đầu gối, cỏ mọc dầy quá, khi xe vào đến giữa thì người mình ngập hẳn đến hông, đến bụng luôn. Năm ngoái xe mình chở hai phóng viên vào tác nghiệp mà. Bạn biết đấy, tối trong rừng lắm muỗi, bẩn nữa. Các đội đua nữ mà vào đây sẽ hơi vất vả, năm ngoái có đội của tay đua nữ Tố Tâm cũng đua đường này.
Nhà vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 có phong cách thời trang khá đa dạng
- Anh ấn tượng với vận động viên nào nhất ở VOC?
Mình ấn tượng nhất với Leo Vũ (Vũ Ngọc Cường). Leo Vũ là idol (thần tượng) của mình (cười).
Leo Vũ lái giỏi ai cũng biết, mình thần tượng Cường vì phong cách thi đấu và nhân cách của cậu ấy. Đúng là "sát thủ có gương mặt trẻ thơ". Leo Vũ rất hiền, nói năng nhẹ nhàng, lúc nào cũng cười, thắng thua cười hết.
Leo Vũ lúc nào thi cũng thi ở hạng khó nhất, chính vì vậy mình với cậu ấy chưa bao giờ cùng hạng. Về thành tích, Leo Vũ gần như "càn quét" hết các chức vô địch ở nhiều giải offroad rồi.
Cậu ấy có đam mê lớn với bộ môn này, chịu chơi hơn nhiều anh em trong giới khác. Theo mình biết, mỗi lần tham dự VOC, Leo Vũ bỏ ra chi phí lớn. Vừa vận chuyển xe từ Sài Gòn ra vào thi đấu, tiền xăng, vé máy bay, mà thường Leo Vũ ra cùng hẳn một ê-kip kỹ thuật chứ không phải ra có mỗi một mình. Có giật giải hay không với cậu ấy không quan trọng, vì đam mê quá lớn.
Mình vẫn nhớ năm 2020, Leo Vũ kéo một xe lăn từ đầu đến cuối ở đường đua đêm luôn, cậu ấy chơi rất đẹp. Mình rất thích con người cậu ấy.
- Cảm nhận của anh về VOC?
Mình thấy giải tổ chức tốt, càng ngày càng tốt lên, chuyên nghiệp lên. Bài thi cũng khó dần, đường thi dài, nhiều thử thách hơn. Đây là điều mình rất thích vì tính mình thích chinh phục những cái khó hơn.
- Xin cảm ơn anh và chúc anh gặt hái thật nhiều thành công trong các giải đấu sắp tới!
Dù vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 ở lần thứ ba tham gia, Đặng Cao Dậu vẫn mơ ước được cạnh tranh tại hạng Mở Rộng.
So với khoảnh khắc nâng cao cúp vàng vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 cách đây gần một năm, Đặng Cao Dậu gầy, đen và tóc còn dài hơn trước. Anh chia sẻ vừa cùng team PVC thực hiện chuyến thiện nguyện tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phát quà cho 650 em học sinh nhân dịp Tết Trung thu 2022.
Không giống những tấm ảnh đậm chất lãng tử trên trang facebook cá nhân, nhà vô địch hạng Cơ bản PVOIL VOC 2021 xuất hiện trước mặt tôi với hình ảnh khá ngầu và bụi bặm. Có lẽ do cả năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước với những chuyến từ thiện và đua offroad nên Đặng Cao Dậu thay đổi khá nhiều, duy chỉ có nụ cười tỏa nắng cùng chiếc răng khểnh luôn được anh giữ trên môi y như lần đầu mới gặp.
- Xin chào nhà vô địch PVOIL VOC 2021, năm nay anh sẽ quyết tâm bảo vệ ngôi đầu hạng Cơ bản tiếp chứ?
Mình muốn thi ở hạng cao hơn, cụ thể là hạng Mở rộng, Cơ Bản năm ngoái về nhất rồi còn thi làm gì nữa (cười). Phải thử thách bản thân chứ, càng về sau phải càng khó hơn trước. Mình thích hạng nặng hơn, không thích hạng nhẹ nữa.
- Có vẻ như anh đã đặt mục tiêu nâng hạng nghiêm túc cho giải đua này?
Năm ngoái PVC Thỏ và Gà nâng cúp tại hạng Cơ bản mùa PVOIL VOC 2021, đó cũng là năm thứ ba liên tiếp mình tham gia sân chơi này, cũng hạng Cơ bản. Hai mùa 2019, 2020 không có thành tích gì nhưng rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sau mỗi lần thi đấu.
Hai mùa đầu tiên mình chơi với tâm thế khác, chơi vui thôi, mùa 2021 chơi đúng nghĩa, đi sâu vào chuyên nghiệp hơn, có sự luyện tập, tìm hiểu, mọi khi chỉ vác xe vào chạy. Năm ngoái mình đem xe lên Đồng Mô tập mấy buổi trước giải nữa cơ.
- Tại sao lại là cái tên PVC Thỏ và Gà?
Mình và anh Vũ Ngọc Ánh Dương (Giống đội 226) là bạn, cùng câu lạc bộ Bán tải địa hình PVC, anh Dương là Thỏ, mình là Gà, đây là biệt danh. Hai người bằng tuổi và chơi với nhau nhiều.
- Anh đam mê bộ môn offroad từ lúc nào?
Không nhớ bắt đầu từ năm nào nhưng khá lâu rồi, trước khi thi VOC mình có thi các giải ở câu lạc bộ bán tải địa hình PVC. Mình biết giải VOC rất lâu rồi nhưng mới tham gia ba năm nay khi đã đủ điều kiện và đủ đam mê.
Một năm mình tham gia khoảng ba giải lớn, VOC, HTV Challenge cup, KOK.
- Các giải đó anh có đạt thành tích cao không?
Chức vô địch PVOIL VOC 2021 là thành tích đáng kể nhất. Với mình, đi thi đấu, đam mê là chính, giải thưởng không quan trọng.
Bạn nghĩ xem, liệu tiền thưởng có đủ cho chi phí sửa xe, độ xe? Năm 2021 thi xong xe mình cũng hỏng, phải sửa, mất đến nửa tiền thưởng (cười). Hầu như ai tham gia VOC cũng xác định mất chi phí sửa xe đấu.
Giải Nhất thì chỉ có một, vận động viên lại mấy chục xe, ông nào thắng thì tiền thưởng bù được tiền sửa xe, còn lại chục anh em đều lỗ. Giải Nhì chắc hòa vốn, còn hạng Mở Rộng chắc chắn giải Nhất cũng không đủ sửa xe đâu. Mình dám khẳng định hạng này chơi vì đam mê, không vì tiền.
- Khẳng định thi đấu vì đam mê, vậy việc làm chã (lái phụ) có phải đam mê của anh không?
Hầu như mọi vận động viên đều thích làm giống (lái chính) hơn chã. Với mình, đăng ký thi đấu ở vị trí giống hay chã cũng không quá quan trọng vì trong giải, mình và anh Dương đổi vai liên tục khi thi đấu. Nhìn chung, được chơi là thích rồi, còn ngồi ghế phụ hay ghế lái không quan trọng.
- Trải nghiệm cả hai vị trí giống - chã suốt mùa VOC 2021, anh thấy cái nào khó hơn?
Làm chã vất vả hơn giống, không phải ai cũng làm được chã!
Giống chỉ việc lái, còn chã thì phải nắm được nhiều cái khác. Trên đường đua phải xem bài thi trước, để ý, ngắm được đoạn này tốc độ tăng hay giảm, vào cua như thế nào. Đến mỗi chỗ đó mình phải nhắc người lái. Vì người lái họ tập trung điều khiển xe, không thể chú ý được, gần như mình phải nắm bản đồ chỉ dẫn đấy.
Lái chính nhiều khi quên đường, khi đó chã phải nhắc "chuẩn bị cua, có một cái hố, giảm tốc độ,...". Bài thi mà có hố, có đường cầu gỗ thì phải xuống bê vác, chã hạng Mở Rộng thì không phải nói, quá mệt rồi.
- Ngồi ghế phụ nhưng nhiệm vụ có vẻ nặng nề hơn ghế lái phải không ạ?
Nào có mấy khi được ngồi! (cười)
Ở Việt Nam, mọi người không hiểu từ "chã" là như thế nào, chỉ nghĩ ngồi trên xe thôi, vậy là sai hoàn toàn.
Ở nước ngoài, các giải chuyên nghiệp, chã còn phải có cả sổ tay, ghi từng bài thi, vào góc cua chỗ nào, vào số này, chạy số bao nhiêu, bẫy ở chỗ nào, chứ không phải chỉ ngồi nhìn thôi. Việt Nam mình hay nghĩ chã là người phụ.
Mình dám khẳng định ở hạng Mở Rộng, thành bại tại chã luôn. Giống chỉ việc lái, chỉ để ý đường thi, còn chã thì mệt hơn nhiều.
- Anh ấn tượng với đường đua nào nhất ở VOC 2021?
Đường đua bò, vì đường đó được chạy dài, các đường khác ngắn. Hạng Mở rộng mà mình thích có thời gian thi đấu khá lâu, nhưng đường không dài, vì còn phải vượt chướng ngại vật.
- Đam mê offroad ảnh hưởng đến cuộc sống của anh nhiều không?
Mình đam mê cả offroad và tốc độ. Thích đua xe địa hình, thích cả moto phân khối lớn. Hai môn này mang lại cảm giác khác nhau nhưng đều nguy hiểm. Tính mình thích khám phá, đi khắp nơi, không thích ngồi một chỗ. Đam mê nhưng vẫn cân bằng được cuộc sống, không ảnh hưởng mấy.
Vì đam mê này, mình cũng rất hay sử dụng các phương tiện khác nhau. Ngày thường thì đi sedan, xe ga, còn phân khối lớn thi thoảng mới đi vì nó nặng lắm. Bán tải hay dùng đi đua và đi từ thiện, câu lạc bộ bán tải địa hình PVC của mình rất hay đi từ thiện.
- Vậy gia đình mình có ủng hộ đam mê này không?
Tất nhiên, không ai ủng hộ con mình đi đua xe cả. Nghe từ đua các bà các mẹ đã không thích rồi. Kể cả mình có nói giảm nói tránh đang chơi môn thể thao địa hình thì các cụ vẫn biết thôi. Lúc mình mang cúp về, các cụ không mắng cũng không nói gì cả nhưng cũng chẳng vui.
- Tại sao anh lại thích đi từ thiện?
Đội PVC mình hay đi từ thiện ở những nơi vùng sâu vùng xa, địa hình khó khăn. Mình bắt đầu tham gia vận chuyển đồ từ thiện cũng 5-7 năm rồi, từ 2015. Việc này khiến mình cảm thấy vui và giúp đỡ được nhiều người.
Nói về số lượng thành viên, chắc PVC chỉ kém Otofun. Hơn 500 thành viên trong câu lạc bộ có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết. PVC thi giải VOC cũng đông, và đi từ thiện cũng nhiều.
Hằng năm PVC thường vận chuyển quà tặng lên vùng cao, cả đợt dịch, bọn mình cũng vận chuyển lương thực, thực phẩm tiếp tế khắp thành phố. Vừa rồi PVC mới thực hiện chương trình "Trăng rằm soi sáng bản em". PVC cũng thường hỗ trợ Otofun vận chuyển đồ cho các trẻ em vùng cao.
Đợt lũ lụt năm ngoái, PVC cũng đem xuồng từ Hà Nội vào, trực tiếp vận chuyển dân ra khỏi vùng lũ. Lúc đó có tin khẩn, bọn mình di chuyển ngay trong đêm, làm sao nhanh nhất đến vùng lũ hỗ trợ. Nghĩ lại cũng thấy nguy hiểm, lúc đó bạn tưởng tượng biển như thế nào thì vùng lũ y hệt, nước lớn đến mức đấy, còn gió, bão, xoáy...
- Việc thường xuyên tập luyện, tham gia các giải offroad đã giúp các anh duy trì được sức chịu đựng trong mỗi chuyến đi từ thiện khá gian nan?
Có gì đâu, bọn mình "máu nhiễm bùn" rồi, sợ gì nữa!
Ở VOC, chỉ có đường thi là thử thách thì việc tập luyện đã mang lại thành công cho mình, cụ thể là chức vô địch hạng Cơ bản năm ngoái. Nhiều người sợ VOC vì bẩn, bùn, bụi, nhưng mình không coi đó là trở ngại hay thử thách của giải. Kể cả việc chờ đợi mà các tay đua hay kêu trời kêu đất, thi môn gì chả phải chờ đợi (cười).
Bụi thì chỉ có ở đường đua bên dưới, còn đường đua bò bơm nước làm gì có bụi. Mình thấy điều này rất bình thường. Quần áo thi đấu về mình vẫn giặt, vẫn mặc bình thường. Mình còn giữ nguyên mũ, áo năm ngoái đây.
Trong giải, Ban tổ chức làm cẩn thận nên hầu như chẳng có người bị thương, nếu bị cũng ít, không nguy hiểm đến tính mạng.
- Anh có kỷ niệm vui nào ở VOC không?
Kỷ niệm vui là ở đường đua đêm VOC năm 2020. Lúc đó xe mình bị hỏng ti-ô, phải cuốc bộ từ trong rừng ra bên ngoài để đổi, mất đến nửa tiếng cả đi lẫn về. Lúc tìm được ti-ô để thay, đi vào không thấy đội mình đâu, chỉ gặp một xe của đội mở rộng khác. Mình trèo lên nóc xe này, vừa đi vừa tìm đội. Lúc đó dùng răng để giữ ti-ô mà mỏi mồm quá nên mình đưa ti-ô lên đầu. Quay đi quay lại ti-ô rơi mất tiêu lúc nào. Đường đua này đúng là có cái thử thách rất riêng.
- Nghe anh kể về đường đua đêm rất hào hứng?
Đúng rồi, mình thích nhất đường đua đêm vì nó hay. Cung này phân hạng nào cũng phải thi trừ hạng bán tả nguyên bản, vì xe không thể vào được. Đây là điều đáng tiếc đấy.
Cung đua đêm này rất rộng, có khi còn rộng hơn cả đường đua ban ngày. Bài thi này thử thách về sự đoàn kết giữa các đội thi nên có đặc thù riêng. Không tranh nhau về nhất về nhì nữa mà phải cùng nhau đạt mục tiêu chung. Nguyên tắc bài thi này là bạn không được bỏ lại đội của mình ở phía sau, bằng bất cứ giá nào.
Thi VOC ba năm mình đều tham gia đua đêm, năm nào cũng thấy hình ảnh quen thuộc, anh Dũng Nakio (Trưởng Ban điều hành) trên con xe cào cào. Bài thi này thường kết thúc vào 3-4 giờ sáng, hôm sau thi tiếp lúc 7 giờ, nên khá thử thách sức bền, thể lực của các vận động viên.
Đường đua đêm rất tối, chỉ có các điểm check point có ánh sáng, nên đi bộ là dễ lạc. Địa hình trong đó thì lún với ngập là chính. Lúc mới vào nước đã ngập đến đầu gối, cỏ mọc dầy quá, khi xe vào đến giữa thì người mình ngập hẳn đến hông, đến bụng luôn. Năm ngoái xe mình chở hai phóng viên vào tác nghiệp mà. Bạn biết đấy, tối trong rừng lắm muỗi, bẩn nữa. Các đội đua nữ mà vào đây sẽ hơi vất vả, năm ngoái có đội của tay đua nữ Tố Tâm cũng đua đường này.
- Anh ấn tượng với vận động viên nào nhất ở VOC?
Mình ấn tượng nhất với Leo Vũ (Vũ Ngọc Cường). Leo Vũ là idol (thần tượng) của mình (cười).
Leo Vũ lái giỏi ai cũng biết, mình thần tượng Cường vì phong cách thi đấu và nhân cách của cậu ấy. Đúng là "sát thủ có gương mặt trẻ thơ". Leo Vũ rất hiền, nói năng nhẹ nhàng, lúc nào cũng cười, thắng thua cười hết.
Leo Vũ lúc nào thi cũng thi ở hạng khó nhất, chính vì vậy mình với cậu ấy chưa bao giờ cùng hạng. Về thành tích, Leo Vũ gần như "càn quét" hết các chức vô địch ở nhiều giải offroad rồi.
Cậu ấy có đam mê lớn với bộ môn này, chịu chơi hơn nhiều anh em trong giới khác. Theo mình biết, mỗi lần tham dự VOC, Leo Vũ bỏ ra chi phí lớn. Vừa vận chuyển xe từ Sài Gòn ra vào thi đấu, tiền xăng, vé máy bay, mà thường Leo Vũ ra cùng hẳn một ê-kip kỹ thuật chứ không phải ra có mỗi một mình. Có giật giải hay không với cậu ấy không quan trọng, vì đam mê quá lớn.
Mình vẫn nhớ năm 2020, Leo Vũ kéo một xe lăn từ đầu đến cuối ở đường đua đêm luôn, cậu ấy chơi rất đẹp. Mình rất thích con người cậu ấy.
- Cảm nhận của anh về VOC?
Mình thấy giải tổ chức tốt, càng ngày càng tốt lên, chuyên nghiệp lên. Bài thi cũng khó dần, đường thi dài, nhiều thử thách hơn. Đây là điều mình rất thích vì tính mình thích chinh phục những cái khó hơn.
- Xin cảm ơn anh và chúc anh gặt hái thật nhiều thành công trong các giải đấu sắp tới!