- Biển số
- OF-2690
- Ngày cấp bằng
- 6/12/06
- Số km
- 788
- Động cơ
- 551,183 Mã lực
PHƯỢT VÀO LỊCH SỬ
Fyodor Filippovich Konyukhov là một trong những “phượt thủ” nổi tiếng nhất không chỉ ở Nga mà còn trên toàn thế giới. Gần như không có một địa điểm nào trên Trái Đất mà Konyukhov chưa từng đặt chân đến. Fyodor Konyukhov là người đầu tiên chinh phục cả năm cực của Trái Đất: hai cực địa lý Bắc và Nam, Cực Vô Tầm ở Bắc Băng Dương, Đỉnh Everest - Cực Cao và Mũi Horn - Cực của các nhà thủy thủ. Và ông đã chinh phục Bắc Cực ba lần. Ông cũng đã chinh phục cả bảy đỉnh núi cao nhất của mỗi lục địa. Vào đầu những năm 90, Konyukhov đã thực hiện một trong những chuyến đi quan trọng và nổi tiếng nhất của mình - chuyến đi vòng quanh thế giới một mình trên du thuyền. Chuyến đi của Konyukhov không có bất kỳ điểm dừng nào. Chuyến đi này còn đặc biệt ở chỗ chưa từng có người Nga nào thực hiện được điều tương tự trước hay sau ông. Fyodor Konyukhov đã lập nên một kỷ lục độc đáo khi ông vượt qua Đại Tây Dương trong 46 ngày. Nhà thám hiểm đã sử dụng một chiếc thuyền chèo nhỏ của Nga có tên Ural AZ.. Một lần ông bị ruột thừa trên thuyền ấy, và đã dùng gương để soi và tự mổ ruột thừa, làm phẫu thuật cho chính mình! Những thành tích của ông đã năm lần được ghi vào Sách kỷ lục Guinness, trong đó có kỷ lục là người duy nhất trên thế giới vượt qua Thái Bình Dương cả theo hướng Đông sang Tây và Tây sang Đông. Fyodor Konyukhov cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về những chuyến hành trình phi thường của mình.
Konyukhov là một biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí sắt đá và sự tò mò khám phá không ngừng của con người. Tên tuổi của người Nga này được biết đến trên toàn thế giới, và chính ông là người gắn liền với hình ảnh những chuyến đi vòng quanh thế giới trong tâm trí của hàng triệu người trên Trái Đất.
Ngay từ thuở nhỏ, Fyodor Konyukhov đã bị biển cả cuốn hút. Khi nhìn ra biển cả mênh mông, cậu đã mơ ước được khám phá những vùng đất xa xôi. Không có gì ngạc nhiên khi chuyến đi đầu tiên thực sự của Konyukov diễn ra khi ông mới 15 tuổi. Cậu đã mượn chiếc thuyền đánh cá của cha và tự mình chèo qua toàn bộ biển Azov. Cần phải hiểu rằng, vào thời điểm đó, cậu đã được chuẩn bị rất kỹ: thành thạo kỹ năng chèo thuyền và điều khiển thuyền buồm.
Chúng ta đều biết đến Fyodor Konyukhov như một nhà thám hiểm vĩ đại, tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì ông làm. Konyukhov cũng là một linh mục chính thống Nga được nhiều người biết đến. Ông đã theo học tại Trường thần học Saint Petersburg. Năm 2010, ông được tấn phong làm linh mục. Sau đó, ông được trao tặng huân chương nhà thờ Thánh Nicholas. Các giáo dân đều đánh giá ông là một vị linh mục hiền lành và đầy lòng bác ái. Và theo lời con trai của Fyodor Konyukhov, những chuyến đi thường là cách để ông giải tỏa sau những buổi lễ và buổi xưng tội vất vả.
Sau chuyến vượt biển Azov, chuyến đi tiếp theo của ông là đến Bắc Cực trong một cuộc thám hiểm Bắc Cực (bằng xe chó kéo). Ông đã mang theo lá cờ hòa bình đến đó. Ông đã tham gia vào một số chuyến đi xe đạp, bao gồm cả chuyến đi chung với người Mỹ từ Nakhodka đến Leningrad. Đối với Fyodor Konyukhov, bất kỳ phương tiện di chuyển nào cũng phù hợp. Ví dụ, vào năm 2016, ông đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu và lập kỷ lục. Ông đã vượt qua 35.000 km trong 11 ngày.
Một người tài năng là có tài ở mọi lĩnh vực. Câu nói này hoàn toàn phù hợp với Fyodor Konyukhov. Bên cạnh việc đi du lịch và viết lách, ông còn vẽ tranh. Và hầu hết các bức tranh của ông được vẽ trong những chuyến đi vòng quanh thế giới huyền thoại của ông. Ông đã trở thành thành viên của Liên hiệp các họa sĩ Liên Xô từ năm 1983. Hiện tại, ông là thành viên của nhiều hiệp hội họa sĩ và các nhà phê bình đánh giá cao tác phẩm của ông. Ông đã nhiều lần trưng bày tác phẩm của mình tại các triển lãm quốc tế. Cho đến nay, Konyukhov đã vẽ hơn 3000 bức tranh!
Konyukhov hiện nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ông không hề có ý định «bớt tăng động”. Ông đã lên kế hoạch cho các chuyến đi trong 20 năm tới. Chuyến đi cuối cùng của ông dự kiến sẽ được thực hiện khi ông 90 tuổi. Và một chuyến đi gần đây nhất sẽ là bằng...lạc đà! Đây không phải lần đầu tiên, mà ông đã từng tổ chức chuyến đi bằng lạc đà từ Elista (thủ phủ nước cộng hòa Kalmykia) đến Ulan-Bato (thủ đô Mông Cổ). Tuy rằng là linh mục nhưng ông rất yêu quý vùng thảo nguyên hùng vĩ không nhìn thấy chân trời, cũng như những chú lạc đà hai bướu lớn nhất thế giới đã đưa những người dũng sĩ Kalmykia vào chiếm tận thủ đô Paris thời 1814. Lạc đà tưởng chừng chậm chạp nhưng hóa ra chúng là “con thuyền trên sa mạc” – không có con vật nào thích hợp cho những chuyến phiêu du dưới ánh nắng mặt trời hơn lạc đà, và Konyukhov rất yêu chúng vì lẽ đó. Ông đã tổ chức những chuyến đi bằng lạc đà dọc ngang Crimea, Ethiopia, trên sa mạc của các tiểu vương quốc Ả Rập. Và gần đây vào tháng 8/2024 ông cùng cựu tổng thống Kalmykia Kirsan Ilyumzhinov lập kế hoạch cho chuyến đi bằng lạc đà lịch sử: “Elista (Kalmykia) – Lhasa (Tây Tạng)”. Chuyến đi này còn dài hơn chuyến trước nhiều, đoàn (karavan) sẽ xuất phát từ Elista, đi qua vùng Astrakhan của Nga, sang đất Kazakhstan, sang đất Mông Cổ, đi vào thủ đô Ula-Bato, rồi từ đó đi sang Tây Tạng. Chuyến đi dẫn đầu bởi vị linh mục này lại thấm đẫm lịch sử đạo Phật và lịch sử châu Á, bởi con đường này xưa kia cũng là con đường giao thương giữa các dân tộc hàng nghìn năm về trước. “Chỉ có lạc đà Kalmyk mới có mùi như vĩnh cửu!” –Konyukhov.F.F nói vậy về cảm xúc của mình khi ôm cổ con lạc đà, người bạn trung thành tận tụy trên những cung đường xa....
Bonus: Nuôi lạc đà là một trong những ngành chăn nuôi cổ xưa nhất. Con người đã thuần hóa lạc đà hai nghìn năm trước Công nguyên. Nhiều nhà khoa học cho rằng lạc đà có nguồn gốc từ châu Á. Nó có nguồn gốc đến từ sa mạc miền Trung Mông Cổ và Ả Rập. Xác nhận giả định này là những đàn lạc đà hoang dã vẫn được tìm thấy ở Mông Cổ. Người Hy Lạp cổ đại gọi lạc đà Bactrian để vinh danh một trong những trung tâm văn hóa nông nghiệp cổ xưa nhất ở Trung Á (Bactrin), nằm ở trung lưu của Amu Darya trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Hy Lạp cổ đại gọi lạc đà một bướu là dromedaries (dromaies) - tức là chạy nhanh. Châu Phi hay Ả Rập được coi là quê hương của lạc đà một bướu nhưng các nhà bác học và lịch sử chưa có sự đồng thuận. Lạc đà của Kalmykia là giống 2 bướu, lớn nhất, có thể nặng tới 1,2 tấn!
Nguồn: Nam Nguyen Fb
Fyodor Filippovich Konyukhov là một trong những “phượt thủ” nổi tiếng nhất không chỉ ở Nga mà còn trên toàn thế giới. Gần như không có một địa điểm nào trên Trái Đất mà Konyukhov chưa từng đặt chân đến. Fyodor Konyukhov là người đầu tiên chinh phục cả năm cực của Trái Đất: hai cực địa lý Bắc và Nam, Cực Vô Tầm ở Bắc Băng Dương, Đỉnh Everest - Cực Cao và Mũi Horn - Cực của các nhà thủy thủ. Và ông đã chinh phục Bắc Cực ba lần. Ông cũng đã chinh phục cả bảy đỉnh núi cao nhất của mỗi lục địa. Vào đầu những năm 90, Konyukhov đã thực hiện một trong những chuyến đi quan trọng và nổi tiếng nhất của mình - chuyến đi vòng quanh thế giới một mình trên du thuyền. Chuyến đi của Konyukhov không có bất kỳ điểm dừng nào. Chuyến đi này còn đặc biệt ở chỗ chưa từng có người Nga nào thực hiện được điều tương tự trước hay sau ông. Fyodor Konyukhov đã lập nên một kỷ lục độc đáo khi ông vượt qua Đại Tây Dương trong 46 ngày. Nhà thám hiểm đã sử dụng một chiếc thuyền chèo nhỏ của Nga có tên Ural AZ.. Một lần ông bị ruột thừa trên thuyền ấy, và đã dùng gương để soi và tự mổ ruột thừa, làm phẫu thuật cho chính mình! Những thành tích của ông đã năm lần được ghi vào Sách kỷ lục Guinness, trong đó có kỷ lục là người duy nhất trên thế giới vượt qua Thái Bình Dương cả theo hướng Đông sang Tây và Tây sang Đông. Fyodor Konyukhov cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về những chuyến hành trình phi thường của mình.
Konyukhov là một biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí sắt đá và sự tò mò khám phá không ngừng của con người. Tên tuổi của người Nga này được biết đến trên toàn thế giới, và chính ông là người gắn liền với hình ảnh những chuyến đi vòng quanh thế giới trong tâm trí của hàng triệu người trên Trái Đất.
Ngay từ thuở nhỏ, Fyodor Konyukhov đã bị biển cả cuốn hút. Khi nhìn ra biển cả mênh mông, cậu đã mơ ước được khám phá những vùng đất xa xôi. Không có gì ngạc nhiên khi chuyến đi đầu tiên thực sự của Konyukov diễn ra khi ông mới 15 tuổi. Cậu đã mượn chiếc thuyền đánh cá của cha và tự mình chèo qua toàn bộ biển Azov. Cần phải hiểu rằng, vào thời điểm đó, cậu đã được chuẩn bị rất kỹ: thành thạo kỹ năng chèo thuyền và điều khiển thuyền buồm.
Chúng ta đều biết đến Fyodor Konyukhov như một nhà thám hiểm vĩ đại, tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì ông làm. Konyukhov cũng là một linh mục chính thống Nga được nhiều người biết đến. Ông đã theo học tại Trường thần học Saint Petersburg. Năm 2010, ông được tấn phong làm linh mục. Sau đó, ông được trao tặng huân chương nhà thờ Thánh Nicholas. Các giáo dân đều đánh giá ông là một vị linh mục hiền lành và đầy lòng bác ái. Và theo lời con trai của Fyodor Konyukhov, những chuyến đi thường là cách để ông giải tỏa sau những buổi lễ và buổi xưng tội vất vả.
Sau chuyến vượt biển Azov, chuyến đi tiếp theo của ông là đến Bắc Cực trong một cuộc thám hiểm Bắc Cực (bằng xe chó kéo). Ông đã mang theo lá cờ hòa bình đến đó. Ông đã tham gia vào một số chuyến đi xe đạp, bao gồm cả chuyến đi chung với người Mỹ từ Nakhodka đến Leningrad. Đối với Fyodor Konyukhov, bất kỳ phương tiện di chuyển nào cũng phù hợp. Ví dụ, vào năm 2016, ông đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu và lập kỷ lục. Ông đã vượt qua 35.000 km trong 11 ngày.
Một người tài năng là có tài ở mọi lĩnh vực. Câu nói này hoàn toàn phù hợp với Fyodor Konyukhov. Bên cạnh việc đi du lịch và viết lách, ông còn vẽ tranh. Và hầu hết các bức tranh của ông được vẽ trong những chuyến đi vòng quanh thế giới huyền thoại của ông. Ông đã trở thành thành viên của Liên hiệp các họa sĩ Liên Xô từ năm 1983. Hiện tại, ông là thành viên của nhiều hiệp hội họa sĩ và các nhà phê bình đánh giá cao tác phẩm của ông. Ông đã nhiều lần trưng bày tác phẩm của mình tại các triển lãm quốc tế. Cho đến nay, Konyukhov đã vẽ hơn 3000 bức tranh!
Konyukhov hiện nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ông không hề có ý định «bớt tăng động”. Ông đã lên kế hoạch cho các chuyến đi trong 20 năm tới. Chuyến đi cuối cùng của ông dự kiến sẽ được thực hiện khi ông 90 tuổi. Và một chuyến đi gần đây nhất sẽ là bằng...lạc đà! Đây không phải lần đầu tiên, mà ông đã từng tổ chức chuyến đi bằng lạc đà từ Elista (thủ phủ nước cộng hòa Kalmykia) đến Ulan-Bato (thủ đô Mông Cổ). Tuy rằng là linh mục nhưng ông rất yêu quý vùng thảo nguyên hùng vĩ không nhìn thấy chân trời, cũng như những chú lạc đà hai bướu lớn nhất thế giới đã đưa những người dũng sĩ Kalmykia vào chiếm tận thủ đô Paris thời 1814. Lạc đà tưởng chừng chậm chạp nhưng hóa ra chúng là “con thuyền trên sa mạc” – không có con vật nào thích hợp cho những chuyến phiêu du dưới ánh nắng mặt trời hơn lạc đà, và Konyukhov rất yêu chúng vì lẽ đó. Ông đã tổ chức những chuyến đi bằng lạc đà dọc ngang Crimea, Ethiopia, trên sa mạc của các tiểu vương quốc Ả Rập. Và gần đây vào tháng 8/2024 ông cùng cựu tổng thống Kalmykia Kirsan Ilyumzhinov lập kế hoạch cho chuyến đi bằng lạc đà lịch sử: “Elista (Kalmykia) – Lhasa (Tây Tạng)”. Chuyến đi này còn dài hơn chuyến trước nhiều, đoàn (karavan) sẽ xuất phát từ Elista, đi qua vùng Astrakhan của Nga, sang đất Kazakhstan, sang đất Mông Cổ, đi vào thủ đô Ula-Bato, rồi từ đó đi sang Tây Tạng. Chuyến đi dẫn đầu bởi vị linh mục này lại thấm đẫm lịch sử đạo Phật và lịch sử châu Á, bởi con đường này xưa kia cũng là con đường giao thương giữa các dân tộc hàng nghìn năm về trước. “Chỉ có lạc đà Kalmyk mới có mùi như vĩnh cửu!” –Konyukhov.F.F nói vậy về cảm xúc của mình khi ôm cổ con lạc đà, người bạn trung thành tận tụy trên những cung đường xa....
Bonus: Nuôi lạc đà là một trong những ngành chăn nuôi cổ xưa nhất. Con người đã thuần hóa lạc đà hai nghìn năm trước Công nguyên. Nhiều nhà khoa học cho rằng lạc đà có nguồn gốc từ châu Á. Nó có nguồn gốc đến từ sa mạc miền Trung Mông Cổ và Ả Rập. Xác nhận giả định này là những đàn lạc đà hoang dã vẫn được tìm thấy ở Mông Cổ. Người Hy Lạp cổ đại gọi lạc đà Bactrian để vinh danh một trong những trung tâm văn hóa nông nghiệp cổ xưa nhất ở Trung Á (Bactrin), nằm ở trung lưu của Amu Darya trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Hy Lạp cổ đại gọi lạc đà một bướu là dromedaries (dromaies) - tức là chạy nhanh. Châu Phi hay Ả Rập được coi là quê hương của lạc đà một bướu nhưng các nhà bác học và lịch sử chưa có sự đồng thuận. Lạc đà của Kalmykia là giống 2 bướu, lớn nhất, có thể nặng tới 1,2 tấn!
Nguồn: Nam Nguyen Fb