- Biển số
- OF-542542
- Ngày cấp bằng
- 22/11/17
- Số km
- 8
- Động cơ
- 162,560 Mã lực
Các cụ xưa có nói:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng
Hay như : khác máu thì tanh lòng
Tôi lại thấy sự nghiệt ngã và chà đạp ngay từ trong câu nói ấy
Từ khi biết đọc tôi là con bé thích chữ, không giỏi văn nhưng thích đọc. Những câu chuyện từ cổ tích đến văn học hiện đại, từ phim ảnh đến truyền hình. Họ lấy cái “hiện thực” đó làm nội dung
Tôi đã từng ở cạnh người đàn ông có con riêng
Tôi đã từng nhận duoc lời đề nghị của vài người đàn ông gà trống nuôi con để cùng có 1 gia đình
Nhưng chưa khi nào tôi đủ tự tin để làm “mẹ kế”
Tôi không phải người độc ác nhưng miệng lưỡi thế gian này ác độc lắm, nếu tôi coi con họ là con tôi liệu miệng đời có để tôi sống yên với cách dạy con của mình. Hay nếu tôi không dám “thương cho roi cho vọt” liệu có người nào nhảy bổ vào kêu tôi hại con chồng?
Thế đấy con người muốn chứng minh mình là người tốt khó lắm chưa kể đến sự bài xích của đứa trẻ.
Thứ tôi viết ra đây không phải là bàn đến tâm tình của mẹ kế mà tôi muốn nói rằng “đừng buông tay nhau khi còn có thể. Đừng sinh con khi không thể cho chúng 1 vòng tròn gia đình cho chúng đủ lông đủ cánh. Đừng nhắm mắt tắt đèn tạo ra những đứa trẻ mà cả cuộc đời nó tăm tối”
Người lớn có quyền chọn lựa 1 đứa trẻ ra đời nhưng nó không có quyền chọn lựa
Những ngày này nhìn những đứa trẻ bị mẹ ghẻ, cha dượng hay chính bố mẹ đẻ hành hạ. Tôi thấy như địa ngục hoá ra ko cần chết đi cũng thấy được bằng mắt thường
Nhưng cũng có những người bạn tôi khi cố gắng làm cha dượng tốt, mẹ ghẻ tử tế thì cũng bị vùi dập tàn nhẫn bằng những cái bĩu môi những lời nghiệt ngã
Xã hội này người ta vốn thích mùi bùn tanh và những câu chuyện ồn ào. Nhưng lại sợ hãi trước lương thiện và sự thật
——— nói thật thì dù bây giờ hay sau này tôi cũng sẽ không dám làm mẹ kế. Bởi lý do rất tầm thường. Tôi không đủ yêu 1 người đàn ông để mang cả cuộc đời mình chứng minh cho thiên hạ tôi tốt hay xấu.
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng
Hay như : khác máu thì tanh lòng
Tôi lại thấy sự nghiệt ngã và chà đạp ngay từ trong câu nói ấy
Từ khi biết đọc tôi là con bé thích chữ, không giỏi văn nhưng thích đọc. Những câu chuyện từ cổ tích đến văn học hiện đại, từ phim ảnh đến truyền hình. Họ lấy cái “hiện thực” đó làm nội dung
Tôi đã từng ở cạnh người đàn ông có con riêng
Tôi đã từng nhận duoc lời đề nghị của vài người đàn ông gà trống nuôi con để cùng có 1 gia đình
Nhưng chưa khi nào tôi đủ tự tin để làm “mẹ kế”
Tôi không phải người độc ác nhưng miệng lưỡi thế gian này ác độc lắm, nếu tôi coi con họ là con tôi liệu miệng đời có để tôi sống yên với cách dạy con của mình. Hay nếu tôi không dám “thương cho roi cho vọt” liệu có người nào nhảy bổ vào kêu tôi hại con chồng?
Thế đấy con người muốn chứng minh mình là người tốt khó lắm chưa kể đến sự bài xích của đứa trẻ.
Thứ tôi viết ra đây không phải là bàn đến tâm tình của mẹ kế mà tôi muốn nói rằng “đừng buông tay nhau khi còn có thể. Đừng sinh con khi không thể cho chúng 1 vòng tròn gia đình cho chúng đủ lông đủ cánh. Đừng nhắm mắt tắt đèn tạo ra những đứa trẻ mà cả cuộc đời nó tăm tối”
Người lớn có quyền chọn lựa 1 đứa trẻ ra đời nhưng nó không có quyền chọn lựa
Những ngày này nhìn những đứa trẻ bị mẹ ghẻ, cha dượng hay chính bố mẹ đẻ hành hạ. Tôi thấy như địa ngục hoá ra ko cần chết đi cũng thấy được bằng mắt thường
Nhưng cũng có những người bạn tôi khi cố gắng làm cha dượng tốt, mẹ ghẻ tử tế thì cũng bị vùi dập tàn nhẫn bằng những cái bĩu môi những lời nghiệt ngã
Xã hội này người ta vốn thích mùi bùn tanh và những câu chuyện ồn ào. Nhưng lại sợ hãi trước lương thiện và sự thật
——— nói thật thì dù bây giờ hay sau này tôi cũng sẽ không dám làm mẹ kế. Bởi lý do rất tầm thường. Tôi không đủ yêu 1 người đàn ông để mang cả cuộc đời mình chứng minh cho thiên hạ tôi tốt hay xấu.