[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,456
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 bộ phim tài liệu của Liên Xô về tình hình nước ta và TQ năm 1979

 

nicktrongsang

Xe buýt
Biển số
OF-179790
Ngày cấp bằng
3/2/13
Số km
622
Động cơ
343,786 Mã lực
Nơi ở
HN
Chính trị các nước mí nhau thì anh nào cũng vì mình cả, làm sao tôi phải thỏa mãn anh khi anh không thỏa mãn tôi. Thủ pháp biến mình thành nạn nhân thì các cuốc gia đều dùng, kể cả đại cường siêu cường chứ đừng nói tiểu cuốc như Việt Nam ta, không thế thì làm sao người ta thương mà viện trợ.
Nhưng, Bình Đặng oánh Việt Nam thì Bình Tập đang phải trả giá. Vĩnh viễn mất một người đàn em thật thà chỉ hơi tham vặt một tí thôi. Trung cuốc muốn đi ra thế giới không thể không đi qua ngõ Việt Nam.
thật thà cơ đấy, bác vui tính vãi
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,305
Động cơ
471,240 Mã lực
Gửi các cụ loạt bài của cụ baoleo nhân dịp 17.2 năm nay

MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)
Kỳ 5: Phần 4 – NGÀY 17/2, NGÀY THỨ NHẤT CỦA CHIẾN TRANH
Vừa chợp mắt được một lát thì tôi bất chợt giật nảy mình tỉnh giấc bởi hàng loạt tiếng nổ ầm ầm rất lớn. Ngôi nhà sàn tôi đang nằm rung chuyển, chao đảo. Tôi lẩm bẩm chửi:
-Mẹ cha thằng Tàu khựa! Sao hôm nay chúng mày nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự sớm thế, không để các ông mày ngủ một lát à?.
Khi tôi vừa kéo cái chăn bông trùm kín đầu định ngủ tiếp thì nghe tiếng trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi quát rất to ở ngay dưới gầm nhà sàn:
- Bảo ơi dậy đi! Bọn Trung Quốc đánh đến nơi rồi mà mày vẫn còn ngủ à?
Nghe thấy thế tôi vội vàng bật ngay dậy. Tôi vớ lấy khẩu AK, khoác ba lô lên vai lao ra ngoài sàn nhà. Một chùm đạn pháo nổ gần làm ngôi nhà chao đảo khiển tôi hơi loạng choạng. Bầu trời đêm sáng rực.
Những luồng đạn pháo từ phía bên kia biên giới bắn sang xé toạc màn đêm ken dày đặc trên trời. Bọn xâm lược Trung Quốc đã nổ súng tấn công nước ta thật rồi, vậy mà lúc nãy tôi còn nghĩ bọn chúng nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự như mọi bữa. Tiếng súng pháo nổ râm ran, tiếng đường đạn rít lên. Đạn địch bay rất gần, rất thấp, ánh chớp lửa bùng lên khắp xung quanh làm tôi hơi hoảng. Tội vội mở khóa nòng khẩu AK lên đạn vì tưởng bộ binh của địch cũng đang tràn đến. Nhưng rồi tôi trấn tĩnh lại được ngay. Tôi nghĩ đến việc phải đảm bảo thông tin thông suốt nhanh chóng cho việc chỉ huy chiến đấu. Tôi liền nhảy ào xuống đất.
Chiến sĩ Mông cũng đeo chiếc máy thông tin vô tuyến 884 nhảy theo. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi tiếp tục gào to để tôi nghe rõ mệnh lệnh vì tiếng đạn pháo của bọn Trung Quốc nổ ầm ầm át cả tiếng người:
- Ra ngay hang Ma Gà! Vị trí của chỉ huy tiểu đoàn ở đấy. Khẩn trương triển khai thông tin phục vụ chỉ huy chiến đấu! Rõ chưa?
- Báo cáo, rõ!...
Tôi cũng gào lên đáp lại rồi cùng chiến sĩ thông tin lao về hướng hang Ma Gà, nơi đặt sở chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 3. Chúng tôi vừa chạy gằn, vừa bò từng đoạn. Nhiều khi phải nằm ép người lết dưới lòng con mương dẫn nước, nấp sau các bờ ruộng cao trên cánh đồng trống trải để tránh làn đạn từ phía bên kia biên giới bắn sang đồng thời cố gắng cơ động thật nhanh về vị trí chỉ huy của tiểu đoàn.
Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi chạy ở phía trước. Vừa chạy anh vừa quan sát, nghe tiếng pháo đầu nòng và liên tục gào lên bảo chúng tôi nằm xuống tránh đạn. Tiếng nổ râm ran, khói lửa mịt mù. Đạn pháo của địch bắt đầu bắn vào bản Cốc Vường, lửa cháy rừng rực.
Chiến tranh tôi chưa từng trải qua nên chả biết pháo nó bắn thế nào, tiếng nổ đầu nòng, tiếng quả đạn rơi gần rú rít ra sao mà trú tránh, lúc nằm bẹp xuống mặt ruộng thì chả có quả pháo nào bắn tới, lúc vừa đứng dậy chạy thì nó nổ oành oành ngay trước mặt.
Tôi giục người chiến sĩ của mình:
- Cứ chạy bừa đi, pháo của nó đang bắn vào sâu trong đất ta. Chúng ta ở gần sát đường biên nó chưa bắn đâu mà sợ!
Tôi không nằm bò nữa mà cứ thế chạy thẳng về hướng hang Ma Gà mặc kệ tiếng nổ râm ran xung quanh.
Bầu trời một vùng biên giới sáng rực lên như ban ngày bởi những luồng lửa đạn của quân thù. Những luồng đạn giặc bay xé nát cả màn đêm. Tiếng đạn pháo quân thù đinh tai, chói óc, tiếng đạn súng 12ly7 từ trên mỏm núi cao ăn sâu vào đất ta bắt đầu quét ràn rạt trên cánh đồng các bản Cốc Vường, Cốc Nghịu. Tiếng nổ của đạn súng 12ly7 đáng sợ hơn cả tiếng pháo. Trong các bản làng tiếng người nháo nhác gào gọi nhau thảm thiết, tiếng kêu khóc hoảng loạn của những người dân chưa kịp đi sơ tán. Tiếng chó sủa, gà kêu, bò rống tan tác, vỡ đàn. Tiếng tre nứa nổ lốp bốp từ những ngôi nhà trúng đạn đang bốc cháy rần rật.
Mọi thứ âm thanh hỗn độn hoà vào nhau trong khói lửa, mùi thuốc súng và cát bụi mù mịt. Đó là cảnh giờ phút đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà tôi đã được chứng kiến. Một cuộc chiến không thể lãng quên trong tâm trí của bao nhiêu người lính biên cương...
Lợi dụng ánh sáng của những luồng đạn bay trên bầu trời nên tôi và người chiến sĩ của mình định hướng được mỏm núi có hang Ma Gà, chúng tôi nhanh chóng lao lên cửa hang mặc cho đạn địch bắn ầm ầm khắp thung lũng. Có nhiều bóng người chạy cùng hướng trên cánh đồng. Đó là các cán bộ, chiến sĩ cơ quan tiểu đoàn bộ.
Vừa chạy đến cửa hang Ma Gà đã thấy trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi đang nép bên vách đá. Nhận ra chúng tôi anh nhô ra đón.
Anh hối hả giục tôi:
- Triển khai ngay máy móc! Khẩn trương đảm bảo thông tin liên lạc nhé! Tiểu đoàn trưởng đang quát um lên ở trong hang kia kìa!
- Vâng! Anh cứ yên tâm...
Tôi lập cập đáp và quay lại bảo thằng Mông, chiến sĩ vô tuyến điện đang đeo máy chạy phía sau:
- Đặt máy ở phía bên phải cửa hang nhanh lên!
Thằng Mông đeo máy lao lên cửa hang. Nó vấp ngã dúi dụi. Tôi vội đỡ chiếc máy vô tuyến 884 cho nó. Chúng tôi nhanh chóng căng dây an-ten lên sườn núi, mở máy vô tuyến điện. Sau vài phút mạng thông tin vô tuyến điện sóng ngắn đã được thiết lập. Từ vị trí chỉ huy của tiểu đoàn đã thông liên lạc bằng mạng liên lạc vô tuyến điện được với tất cả các hướng. Tổ đài vô tuyến của chúng tôi phải đặt ở ngay ở ngoài cửa hang. Loại máy vô tuyến sóng cực ngắn 884 do Trung Quốc sản xuất này không đưa sâu vào trong hang được vì sẽ vướng địa hình sẽ mất liên lạc ngay.
Do ở ngay ngoài cửa hang tôi cũng thấy hơi sợ mỗi khi luồng đạn pháo của địch bay ngang qua trước mặt. Những quả đạn pháo của địch lao vào vách của dãy núi phía trước mặt tóe lửa, nổ đinh đầu, lộng cả óc. Bọn địch đang bắn ĐKZ sang nên những luồng đạn đi rất thẳng, rất căng. Nhưng quả đạn khi đâm vào vách núi đá trước mặt tiếng nổ nghe rất đanh chói tai lộng óc.
Cửa hang Ma Gà vuông góc với các đường đạn bắn thẳng của bọn địch từ phía bên kia biên giới lại khuất sau một ngọn núi đá vôi nên khá an toàn. Ở ngoài cửa hang Ma Gà nên tôi quan sát được tình hình phía dưới cánh đồng trước mặt, phía các bản Cốc Vường, bản Cốc Nghịu và hướng các điểm chốt cây đa của Đại đội 11 ở sát đường biên.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh đã có mặt ở hang Ma Gà trước khi chúng tôi đến. Thượng úy, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm đang qua điện thoại chỉ huy các đơn vị. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho Đại đội 11 cho bộ đội vào hầm ẩn nấp tránh pháo và hỏa lực bắn thẳng của quân Trung Quốc, tăng cường quan sát, sẵn sàng nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của bọn địch. Tiểu đoàn trưởng Thiêm rất nóng tính. Anh vừa ra lệnh, vừa quát mắng, văng tục ầm ĩ mỗi khi cấp dưới không thực hiện theo đúng theo ý định của mình.
Anh quát tháo bộ phận thông tin của chúng tôi chậm chễ, không khắc phục nhanh các tuyến đường dây điện thoại lên các trận địa bị đạn pháo địch băm nát.
Tôi không quan tâm nhiều đến những quát mắng của tiểu đoàn trưởng. Tôi chỉ lo lắng và tập trung giữ vững bằng được mạng liên lạc vô tuyến điện với các đơn vị,nhất là với Đại đội 11 đang ở các điểm chốt tiền tiêu phía trước sát cửa khẩu Bình Mãng. Tôi biết pháo địch bắn sang dày đặc như thế này thì các tuyến đường dây điện thoại sẽ bị băm nát, liên lạc bằng truyền đạt cũng sẽ rất khó khăn và rất chậm chạp, chỉ có liên lạc bằng vô tuyến điện là đảm bảo được.
Các đơn vị liên tục báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội 11 báo cáo: “Hỏa lực địch bắn rất mạnh vào trận địa, nhiều hầm hào, công sự bị phá hủy, quân số bị thương vong, trang bị hỏng hóc chưa nắm được đầy đủ… Tôi vội vào trong hang báo cáo lại nội dung trên với tiểu đoàn trưởng Thiêm.
Khi vừa quay ra thì tôi lại tiếp tục nhận được báo cáo của Đại đội 11: Bộ binh Trung Quốc bắt đầu vượt qua đường biên giới tiến vào bản Nà Sác. Ở khu vực thị trấn Bình Mãng có nhiều tiếng xe cơ giới, xe xích gầm rú”. Một lúc sau Đại đội 11 báo cáo tiếp: “Bọn địch bắt đầu triển khai tấn công điểm chốt cây đa thứ nhất.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ súng chặn địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bảo tôi điện ngay cho chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch sẽ đông gấp bội, các đồng chí phải hết sức chú ý hai hướng: Sườn núi đá sau bản Nà Sác và bờ suối dưới chân chốt cây đa thứ nhất. Kiên quyết tiêu diệt địch giữ vững trận địa. Pháo binh trung đoàn và hỏa lực của tiểu đoàn sẽ chi viện cho Đại đội 11 chiến đấu chặn giặc”.
Lúc đó là khoảng 5 giờ sáng. Xe tăng và bộ binh Trung Quốc tràn qua biên giới. Bọn địch chia làm ba mũi tấn công sang chốt cây đa thứ nhất. Mũi chính diện gồm xe tăng và bộ binh dọc theo bờ suối, mũi thứ hai từ triền núi đá tràn xuống, mũi thứ ba từ bản Nà Sác đánh lên.
Những chiếc xe tăng nhãn hiệu “Bát-nhất” bò lổm ngổm như lũ cua trên cánh đồng. Hàng ngàn tên giặc bành trướng đen đặc, lúc nhúc như một đám giòi bọ bu bám dưới chân các điểm chốt của Đại đội 11. Bọn chúng hò hét tràn lên trận địa của ta. Tiếng kèn còi xung trận của bọn chúng râm ran khắp nơi. Đạn pháo từ bên kia biên giới thì vẫn bắn sang rất dữ dội. Đất đá, khói bụi bay mù mịt. Nguy hiểm nhất là bọn địch ở trên mỏm núi cao phía trên trận địa của Đại đội 11. Bọn chúng dùng súng 12ly7, cối 60 nã đạn trực tiếp xuống đầu bộ đội ta. Mỏm núi đá này ăn sâu vào đất ta, có hệ thống các lô cốt rất kiên cố. Theo hiệp định phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh trước đây thì đoạn biên giới chỗ cửa khẩu Bình Mãng có mỏm núi đá cao thuộc Trung Quốc ăn rất sâu vào đất ta.
Lẽ ra mỏm núi này phải là lãnh thổ của Việt Nam mới đúng. Từ trên mỏm núi ấy bọn địch đặt đài quan sát và các ổ hỏa lực có thể khống chế toàn bộ các điểm chốt cây đa thứ nhất, chốt cây đã thứ hai cho đến tận các bản Cốc Vường, bản Kéo Nghìn. Các chiến sĩ Đại đội 11 vận động dưới chiến hào sâu lút đầu người vẫn có thể bị trúng đạn bắn tỉa của bọn địch từ trên cao bắn xuống… Tiểu đoàn trưởng Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ sung, kiên quyết chặn đánh quân xâm lược, bảo vệ trận địa... Cứ thế, đơn vị báo cáo về, lệnh của tiểu đoàn xuống các đại đội được truyền qua mạng thông tin vô tuyến điện của tôi luôn thông suốt.
Đại đội 11 là đơn vị đầu tiên của Tiểu đoàn 3 nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc. Các khẩu đội cối 82 và 12ly7 của Đại đội 12 ở trên Lũng Mật, Lũng Vỉ đã tích cực chi viện rất hiệu quả cho Đại đội 11 giữ chốt. Ngay buổi sáng ngày 17-2, Đại đội 11 đã tiêu diệt được 2 xe tăng và gần 300 tên địch, giữ vững được trận địa. Bọn địch mấy lần bị đẩy lui xuống cánh đồng. Tin chiến thắng báo về khiến mọi người ở sở chỉ huy tiểu đoàn rất phấn khởi. Qua mạng liên lạc bằng máy vô tuyến, Đại đội 11 báo cáo rõ thêm tình hình:
“Trung đội phó Trần Xuân Ngọc xuống tận bụi tre dưới chân chốt sát con đường từ cửa khẩu xuống phục kích đón bắn xe tăng địch. Khi những chiếc xe tăng lao tới anh bắn cháy một chiếc. Chiếc xe tăng bị bắn cháy ngay giữa đội hình bộ binh của chúng khiến quân địch hoảng loạn. Trần Xuân Ngọc đã hy sinh khi chuẩn bị bắn quả đạn thứ hai”. Chiếc xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc do Trần Xuân Ngọc bắn cháy cũng là chiếc đầu tiên do Tiểu đoàn 3 tiêu diệt. Trần Xuân Ngọc quê ở xã Đại Đình, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ngọc nhập ngũ tháng 11-1976, là chiến sĩ của tiểu đội tôi khi còn đường ở Hà Giang. Ngọc đã có vợ và một con, tính tình hiền lành, ít nói, rất cần cù chịu khó trong công việc hằng ngày.
Sau đợt tấn công đầu tiên của địch một số cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 hy sinh và bị thương. Anh em bị thương được đưa ngay về tuyến sau. Từ trên hang Ma Gà tôi nhìn thấy có cả mấy cô gái thanh niên xung phong và các nam nữ dân quân các bản Cốc Sâu, Kép Ké cùng với bộ đội lên tuyến trước chuyển thương, tiếp đạn.
Khoảng 8 giờ sáng, bọn địch tổ chức đợt tấn công mới vào trận địa của Đại đội 11. Hỏa lực các loại của địch bắn rất ác liệt vào các chốt cây đa và mỏm ĐKZ. Khi hỏa lực địch chưa ngớt bộ binh và xe tăng của chúng lại tràn sang trận địa của ta. Chỉ huy Đại đội 11 điện về tiểu đoàn báo cáo: “Địch đang tấn công rất dữ dội vào trận địa. Đồng chí chuẩn úy Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội hy sinh. Quân địch đã chiếm được mỏm ĐKZ và phần lớn chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào mỏm ĐKZ và phía trước điểm chốt cây đa thứ nhất...”.
Chỉ huy Đại đội 11 chưa báo cáo xong thì đường dây lại bị đứt. Tôi nghe tiếng tiểu đoàn trưởng Thiêm nói như quát vào tổ hợp: - A lô... a lô Đại đội 11... Đại đội 11 đâu...? Các chiến sĩ hữu tuyến lại vội đeo máy vác cuộn dây lao xuống cánh đồng. Tôi vội bấm công tắc tổ hợp máy vô tuyến gọi Đại đội 11. Tiếng chiến sĩ Châu vang lên rành rọt trong tai nghe truyền đạt báo cáo tình hình của chỉ huy Đại đội 11: “Đại đội 11 xin pháo bắn vào chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ”. Khi tôi báo cáo lại, tiểu đoàn trưởng Thiêm quát: - Bắn vào đâu! Hỏi lại xem Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào đâu ngay?
Tôi lập tức hỏi lại và vẫn nhận được báo cáo và yêu cầu khẩn cấp của chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch đã chiếm được phần lớn chốt cây đã thứ nhất, hiện nhiều tên đã lao xuống tuyến công sự thứ hai rồi. Đại đội 11 đang chiến đấu rất quyết liệt nhưng chưa đẩy lùi được quân địch vì bọn chúng quá đông. Xin tiểu đoàn cho pháo bắn vào chính giữa cây đa thứ nhất...”.
Tình hình căng thẳng và khẩn cấp. Sau khi chỉ huy tiểu đoàn hội ý chớp nhoáng, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho tôi: - Gọi ngay cho Đại đội 12, thông báo chuẩn bị phần tử bắn: “Chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11”. Tôi lập tức báo ngay cho Đại đội 12 hỏa lực. Chỉ huy và các chiến sĩ ở đài quan sát của Đại đội 12 vô cùng sửng sốt hỏi lại tiểu đoàn xem chỉ thị bắn vào đâu? Họ sợ bắn vào quân ta ở chốt cây đa thư nhất. Tôi phải nhắc lại mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng thêm một lần nữa.
Tình huống lúc này trở nên vô cùng căng thẳng, nguy cấp. Đại đội 12 chuẩn bị phần tử bắn xong, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh lại bảo tôi điện hỏi lại Đại đội 11 thêm một lần nữa cho thật chắc chắn rồi mới hạ lệnh cho Đại đội 12 bắn cấp tập cối 82 vào điểm chốt cây đa thứ nhất. Ngay sau đó chúng tôi nhận được điện chỉ huy Đại đội 11 báo về “Đạn cối của ta bắn rất chính xác, quân địch chết rất nhiều”. Đại đội 11 đề nghị hỏa lực tiếp tục bắn thêm vào chốt cây đa thứ nhất để đẩy lui bọn chúng xuống dưới cánh đồng bản Nà Sác...
Gần trưa ngày 17-2, đường dây lên chốt của Đại đội 11 được nối thông. Tiếng chuông máy điện thoại reo lên ròn giã trong hang. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lập tức chộp ngay lấy máy gọi cho chỉ huy Đại đội 11.
Giọng nói của tiểu đoàn trưởng Thiêm bớt gay gắt và có vẻ xúc động: - A lô! Đại đội 11, anh Tuân đấy hả? Bọn địch đã chiếm được chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ, nhưng chúng cũng đã bị thiệt hại nặng... Các anh phải nhanh chóng xốc lại đội hình đơn vị, kiên quyết không cho địch phát triển sang chốt cây đa thứ hai... Phải chặn đứng bọn chúng lại... Rõ chưa? Không biết đầu dây bên kia đại đội trưởng Tuân báo cáo lại tình hình như thế nào, chỉ nghe thấy tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm nói to, giọng anh đanh lại: - Mất một tấc đất lúc này là có tội với Tổ quốc và nhân dân đấy! Đại đội 11 phải cố gắng cầm cự đến tối. Ta sẽ tổ chức phản công lấy lại bằng được các vị trí đã mất! Rõ chưa?
Tiểu đoàn trưởng đặt máy. Nét mặt anh có vẻ lo lắng. Do chưa nắm được tình hình của các hướng và cũng chưa thể lường hết diễn biến của chiến tranh nên việc để mất trận địa, mất đất vào tay quân xâm lược ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với tiểu đoàn chúng tôi. Ai cũng thấy vô cùng lo lắng, bức xúc, nhất là những người chỉ huy tiểu đoàn. Các cán bộ trong hang chỉ huy tiểu đoàn đứng ngồi không yên khi Đại đội 11 để mất chốt tiền tiêu.
Tình hình càng trở nên căng thẳng, phức tạp khó khăn nguy hiểm hơn khi đến khoảng 11 giờ bọn địch hầu như đã chiếm được toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 phải co cụm về chốt cây đa thứ hai. Họ đã phải chiến đấu rất quyết liệt mới ngăn chặn được quân bành trướng dùng chiến thuật “biển người” để tràn lên gốc đa thứ hai. Chốt cây đa thứ hai đang chìm ngập trong lửa đạn. Chỉ huy Đại đội 11 đề nghị tiểu đoàn chi viện khẩn cấp.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm, chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh trao đổi với nhau phương án phản kích để lấy lại chốt cây đa thứ nhất. Giữa lúc chỉ huy tiểu đoàn đang bàn phương án chiến đấu thì từ phía biên giới có tiếng máy bay địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh hạ lệnh cho các bộ phận ẩn nấp, ngụy trang cửa hang và tăng cường quan sát, cảnh giới. Anh bảo tôi điện cho các đại đội sẵn sàng bắn máy bay địch bay thấp. Nhưng máy bay địch không xuất hiện, chúng bay ở phía bên kia đường biên. Giữa lúc đó thì chuẩn úy Nguyễn Văn Thanh, trung đội trưởng trung đội vận tải của tiểu đoàn xuất hiện và trong hang báo cáo: - Trung đội vận tải đã chuyển hết tất cả số đạn AK, đạn đại liên, đạn B41 và đạn cối ra khỏi bản Cốc Vường!
- Tốt lắm! - Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh nói và hỏi thêm: - Bọn địch bắn rát thế anh em có ai việc gì không?
- Báo cáo chính trị viên không ạ!
- Được! Đồng chí cho anh em nghỉ một lát sau đó tiếp tục nhận nhiệm vụ rõ chưa?
- Rõ! - Trung đội trưởng Thanh đáp rồi chào và quay ra khỏi hang.
Bọn bành trướng tiếp tục tổ chức các đợt tấn công mới hòng chiếm toàn bộ các chốt của Đại đội 11, mở thông con đường tiến quân xuống thị trấn Sóc Giang. Nhưng bọn chúng đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của quân ta phải bật trở lại. Xác quân xâm lược nằm ngổn ngang trên sườn đồi chốt cây đa thứ hai. Đến chập tối, bọn địch mới tạm chấm dứt một ngày tấn công dữ dội vào các chốt tiền tiêu của Tiểu đoàn 3. Chúng đã chiếm được mỏm ĐKZ và chốt cây đa thứ nhất. Bọn chúng thu quân nhưng vẫn nã pháo rất ác liệt vào chốt cây đa thứ hai và các trận địa của ta.
Chỉ huy tiểu đoàn quyết định điều Trung đội 3 của Đại đội 10 do chuẩn úy, trung đội trưởng Lê Hồng Giang chỉ huy lên phối thuộc cùng Đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại điểm chốt cây đa thứ nhất. Khoảng 10 giờ đêm ngày 17-2, trung đội trưởng Lê Hồng Giang dẫn trung đội đánh thốc lên đỉnh đồi chiếm lại chốt cây đa thứ nhất, hất bọn bành trướng xâm lược xuống cánh đồng bản Nà Sác. Bọn địch bỏ chạy tán loạn để lại nhiều xác chết.
Dưới đây là đoạn trong nhật ký chiến trường tôi ghi về ngày 17-2-1979:
- Khoảng 3 giờ 15 phút, Trung Quốc bắt đầu bắn pháo sang đất ta. Hỏa lực của địch rất mạnh. Các trận địa của ta chìm trong lửa đạn. Đến 4 giờ sáng vẫn chưa có báo cáo thiệt hại cụ thể của các bộ phận. Sáng sớm, bộ binh và xe tăng địch bắt đầu vượt biên giới tấn công sang xâm lược nước ta, đại đội 11 đã nổ súng chặn đánh bọn địch...
-Tình hình trong ngày 17-2: Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng, chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11 giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất.
Đến trưa 17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch.
- Lúc 22 giờ đêm, Đại đội 11 và 1 trung đội tăng cường của Đại đội 10 đã tổ chức phản kích chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất.
- Các cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị bọn địch đâm chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh khi chỉ huy bộ đội phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…
Đến bây giờ khi đọc lại những dòng nhật ký ghi vội ngày 17-2 năm ấy tôi vẫn thấy lòng mình lắng lại. Cái cảnh đạn lửa mịt mù và về những hi sinh mất mát của Tiểu đoàn 3 vẫn hiển hiện lên trước mắt...

1.jpg
2.jpg
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
344
Động cơ
192,515 Mã lực
Đúng rồi cụ
Bằng Tường đã nằm gọn trong tầm ngắm của các dàn pháo nhiều nòng hiện đại nhất khi ấy
Hồi đó cũng đã gọi là: " S... 00 " gì đó rồi. Mai Pa - Lạng Sơn đã ém hai hệ thống
 

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,427
Động cơ
294,757 Mã lực
Em thấy từ thế hệ 9x đời giữa tới nay, hầu như rất ít các cô các cậu biết tới cuộc chiến này.
 

Viethp90

Xe tải
Biển số
OF-417881
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
366
Động cơ
9,309 Mã lực
Tuổi
33
Gửi các cụ loạt bài của cụ baoleo nhân dịp 17.2 năm nay

MẶT TRẬN CAO BẰNG-THÁNG 2 NĂM 1979
(Ký ức chiến tranh của Trọng Bảo, ‘đài trưởng’ điện đài thông tin 2W, tiểu đoàn 3, trung đoàn 246, sư đoàn 346)
Kỳ 5: Phần 4 – NGÀY 17/2, NGÀY THỨ NHẤT CỦA CHIẾN TRANH
Vừa chợp mắt được một lát thì tôi bất chợt giật nảy mình tỉnh giấc bởi hàng loạt tiếng nổ ầm ầm rất lớn. Ngôi nhà sàn tôi đang nằm rung chuyển, chao đảo. Tôi lẩm bẩm chửi:
-Mẹ cha thằng Tàu khựa! Sao hôm nay chúng mày nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự sớm thế, không để các ông mày ngủ một lát à?.
Khi tôi vừa kéo cái chăn bông trùm kín đầu định ngủ tiếp thì nghe tiếng trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi quát rất to ở ngay dưới gầm nhà sàn:
- Bảo ơi dậy đi! Bọn Trung Quốc đánh đến nơi rồi mà mày vẫn còn ngủ à?
Nghe thấy thế tôi vội vàng bật ngay dậy. Tôi vớ lấy khẩu AK, khoác ba lô lên vai lao ra ngoài sàn nhà. Một chùm đạn pháo nổ gần làm ngôi nhà chao đảo khiển tôi hơi loạng choạng. Bầu trời đêm sáng rực.
Những luồng đạn pháo từ phía bên kia biên giới bắn sang xé toạc màn đêm ken dày đặc trên trời. Bọn xâm lược Trung Quốc đã nổ súng tấn công nước ta thật rồi, vậy mà lúc nãy tôi còn nghĩ bọn chúng nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự như mọi bữa. Tiếng súng pháo nổ râm ran, tiếng đường đạn rít lên. Đạn địch bay rất gần, rất thấp, ánh chớp lửa bùng lên khắp xung quanh làm tôi hơi hoảng. Tội vội mở khóa nòng khẩu AK lên đạn vì tưởng bộ binh của địch cũng đang tràn đến. Nhưng rồi tôi trấn tĩnh lại được ngay. Tôi nghĩ đến việc phải đảm bảo thông tin thông suốt nhanh chóng cho việc chỉ huy chiến đấu. Tôi liền nhảy ào xuống đất.
Chiến sĩ Mông cũng đeo chiếc máy thông tin vô tuyến 884 nhảy theo. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi tiếp tục gào to để tôi nghe rõ mệnh lệnh vì tiếng đạn pháo của bọn Trung Quốc nổ ầm ầm át cả tiếng người:
- Ra ngay hang Ma Gà! Vị trí của chỉ huy tiểu đoàn ở đấy. Khẩn trương triển khai thông tin phục vụ chỉ huy chiến đấu! Rõ chưa?
- Báo cáo, rõ!...
Tôi cũng gào lên đáp lại rồi cùng chiến sĩ thông tin lao về hướng hang Ma Gà, nơi đặt sở chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 3. Chúng tôi vừa chạy gằn, vừa bò từng đoạn. Nhiều khi phải nằm ép người lết dưới lòng con mương dẫn nước, nấp sau các bờ ruộng cao trên cánh đồng trống trải để tránh làn đạn từ phía bên kia biên giới bắn sang đồng thời cố gắng cơ động thật nhanh về vị trí chỉ huy của tiểu đoàn.
Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi chạy ở phía trước. Vừa chạy anh vừa quan sát, nghe tiếng pháo đầu nòng và liên tục gào lên bảo chúng tôi nằm xuống tránh đạn. Tiếng nổ râm ran, khói lửa mịt mù. Đạn pháo của địch bắt đầu bắn vào bản Cốc Vường, lửa cháy rừng rực.
Chiến tranh tôi chưa từng trải qua nên chả biết pháo nó bắn thế nào, tiếng nổ đầu nòng, tiếng quả đạn rơi gần rú rít ra sao mà trú tránh, lúc nằm bẹp xuống mặt ruộng thì chả có quả pháo nào bắn tới, lúc vừa đứng dậy chạy thì nó nổ oành oành ngay trước mặt.
Tôi giục người chiến sĩ của mình:
- Cứ chạy bừa đi, pháo của nó đang bắn vào sâu trong đất ta. Chúng ta ở gần sát đường biên nó chưa bắn đâu mà sợ!
Tôi không nằm bò nữa mà cứ thế chạy thẳng về hướng hang Ma Gà mặc kệ tiếng nổ râm ran xung quanh.
Bầu trời một vùng biên giới sáng rực lên như ban ngày bởi những luồng lửa đạn của quân thù. Những luồng đạn giặc bay xé nát cả màn đêm. Tiếng đạn pháo quân thù đinh tai, chói óc, tiếng đạn súng 12ly7 từ trên mỏm núi cao ăn sâu vào đất ta bắt đầu quét ràn rạt trên cánh đồng các bản Cốc Vường, Cốc Nghịu. Tiếng nổ của đạn súng 12ly7 đáng sợ hơn cả tiếng pháo. Trong các bản làng tiếng người nháo nhác gào gọi nhau thảm thiết, tiếng kêu khóc hoảng loạn của những người dân chưa kịp đi sơ tán. Tiếng chó sủa, gà kêu, bò rống tan tác, vỡ đàn. Tiếng tre nứa nổ lốp bốp từ những ngôi nhà trúng đạn đang bốc cháy rần rật.
Mọi thứ âm thanh hỗn độn hoà vào nhau trong khói lửa, mùi thuốc súng và cát bụi mù mịt. Đó là cảnh giờ phút đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà tôi đã được chứng kiến. Một cuộc chiến không thể lãng quên trong tâm trí của bao nhiêu người lính biên cương...
Lợi dụng ánh sáng của những luồng đạn bay trên bầu trời nên tôi và người chiến sĩ của mình định hướng được mỏm núi có hang Ma Gà, chúng tôi nhanh chóng lao lên cửa hang mặc cho đạn địch bắn ầm ầm khắp thung lũng. Có nhiều bóng người chạy cùng hướng trên cánh đồng. Đó là các cán bộ, chiến sĩ cơ quan tiểu đoàn bộ.
Vừa chạy đến cửa hang Ma Gà đã thấy trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi đang nép bên vách đá. Nhận ra chúng tôi anh nhô ra đón.
Anh hối hả giục tôi:
- Triển khai ngay máy móc! Khẩn trương đảm bảo thông tin liên lạc nhé! Tiểu đoàn trưởng đang quát um lên ở trong hang kia kìa!
- Vâng! Anh cứ yên tâm...
Tôi lập cập đáp và quay lại bảo thằng Mông, chiến sĩ vô tuyến điện đang đeo máy chạy phía sau:
- Đặt máy ở phía bên phải cửa hang nhanh lên!
Thằng Mông đeo máy lao lên cửa hang. Nó vấp ngã dúi dụi. Tôi vội đỡ chiếc máy vô tuyến 884 cho nó. Chúng tôi nhanh chóng căng dây an-ten lên sườn núi, mở máy vô tuyến điện. Sau vài phút mạng thông tin vô tuyến điện sóng ngắn đã được thiết lập. Từ vị trí chỉ huy của tiểu đoàn đã thông liên lạc bằng mạng liên lạc vô tuyến điện được với tất cả các hướng. Tổ đài vô tuyến của chúng tôi phải đặt ở ngay ở ngoài cửa hang. Loại máy vô tuyến sóng cực ngắn 884 do Trung Quốc sản xuất này không đưa sâu vào trong hang được vì sẽ vướng địa hình sẽ mất liên lạc ngay.
Do ở ngay ngoài cửa hang tôi cũng thấy hơi sợ mỗi khi luồng đạn pháo của địch bay ngang qua trước mặt. Những quả đạn pháo của địch lao vào vách của dãy núi phía trước mặt tóe lửa, nổ đinh đầu, lộng cả óc. Bọn địch đang bắn ĐKZ sang nên những luồng đạn đi rất thẳng, rất căng. Nhưng quả đạn khi đâm vào vách núi đá trước mặt tiếng nổ nghe rất đanh chói tai lộng óc.
Cửa hang Ma Gà vuông góc với các đường đạn bắn thẳng của bọn địch từ phía bên kia biên giới lại khuất sau một ngọn núi đá vôi nên khá an toàn. Ở ngoài cửa hang Ma Gà nên tôi quan sát được tình hình phía dưới cánh đồng trước mặt, phía các bản Cốc Vường, bản Cốc Nghịu và hướng các điểm chốt cây đa của Đại đội 11 ở sát đường biên.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh đã có mặt ở hang Ma Gà trước khi chúng tôi đến. Thượng úy, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm đang qua điện thoại chỉ huy các đơn vị. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho Đại đội 11 cho bộ đội vào hầm ẩn nấp tránh pháo và hỏa lực bắn thẳng của quân Trung Quốc, tăng cường quan sát, sẵn sàng nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của bọn địch. Tiểu đoàn trưởng Thiêm rất nóng tính. Anh vừa ra lệnh, vừa quát mắng, văng tục ầm ĩ mỗi khi cấp dưới không thực hiện theo đúng theo ý định của mình.
Anh quát tháo bộ phận thông tin của chúng tôi chậm chễ, không khắc phục nhanh các tuyến đường dây điện thoại lên các trận địa bị đạn pháo địch băm nát.
Tôi không quan tâm nhiều đến những quát mắng của tiểu đoàn trưởng. Tôi chỉ lo lắng và tập trung giữ vững bằng được mạng liên lạc vô tuyến điện với các đơn vị,nhất là với Đại đội 11 đang ở các điểm chốt tiền tiêu phía trước sát cửa khẩu Bình Mãng. Tôi biết pháo địch bắn sang dày đặc như thế này thì các tuyến đường dây điện thoại sẽ bị băm nát, liên lạc bằng truyền đạt cũng sẽ rất khó khăn và rất chậm chạp, chỉ có liên lạc bằng vô tuyến điện là đảm bảo được.
Các đơn vị liên tục báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội 11 báo cáo: “Hỏa lực địch bắn rất mạnh vào trận địa, nhiều hầm hào, công sự bị phá hủy, quân số bị thương vong, trang bị hỏng hóc chưa nắm được đầy đủ… Tôi vội vào trong hang báo cáo lại nội dung trên với tiểu đoàn trưởng Thiêm.
Khi vừa quay ra thì tôi lại tiếp tục nhận được báo cáo của Đại đội 11: Bộ binh Trung Quốc bắt đầu vượt qua đường biên giới tiến vào bản Nà Sác. Ở khu vực thị trấn Bình Mãng có nhiều tiếng xe cơ giới, xe xích gầm rú”. Một lúc sau Đại đội 11 báo cáo tiếp: “Bọn địch bắt đầu triển khai tấn công điểm chốt cây đa thứ nhất.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ súng chặn địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bảo tôi điện ngay cho chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch sẽ đông gấp bội, các đồng chí phải hết sức chú ý hai hướng: Sườn núi đá sau bản Nà Sác và bờ suối dưới chân chốt cây đa thứ nhất. Kiên quyết tiêu diệt địch giữ vững trận địa. Pháo binh trung đoàn và hỏa lực của tiểu đoàn sẽ chi viện cho Đại đội 11 chiến đấu chặn giặc”.
Lúc đó là khoảng 5 giờ sáng. Xe tăng và bộ binh Trung Quốc tràn qua biên giới. Bọn địch chia làm ba mũi tấn công sang chốt cây đa thứ nhất. Mũi chính diện gồm xe tăng và bộ binh dọc theo bờ suối, mũi thứ hai từ triền núi đá tràn xuống, mũi thứ ba từ bản Nà Sác đánh lên.
Những chiếc xe tăng nhãn hiệu “Bát-nhất” bò lổm ngổm như lũ cua trên cánh đồng. Hàng ngàn tên giặc bành trướng đen đặc, lúc nhúc như một đám giòi bọ bu bám dưới chân các điểm chốt của Đại đội 11. Bọn chúng hò hét tràn lên trận địa của ta. Tiếng kèn còi xung trận của bọn chúng râm ran khắp nơi. Đạn pháo từ bên kia biên giới thì vẫn bắn sang rất dữ dội. Đất đá, khói bụi bay mù mịt. Nguy hiểm nhất là bọn địch ở trên mỏm núi cao phía trên trận địa của Đại đội 11. Bọn chúng dùng súng 12ly7, cối 60 nã đạn trực tiếp xuống đầu bộ đội ta. Mỏm núi đá này ăn sâu vào đất ta, có hệ thống các lô cốt rất kiên cố. Theo hiệp định phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh trước đây thì đoạn biên giới chỗ cửa khẩu Bình Mãng có mỏm núi đá cao thuộc Trung Quốc ăn rất sâu vào đất ta.
Lẽ ra mỏm núi này phải là lãnh thổ của Việt Nam mới đúng. Từ trên mỏm núi ấy bọn địch đặt đài quan sát và các ổ hỏa lực có thể khống chế toàn bộ các điểm chốt cây đa thứ nhất, chốt cây đã thứ hai cho đến tận các bản Cốc Vường, bản Kéo Nghìn. Các chiến sĩ Đại đội 11 vận động dưới chiến hào sâu lút đầu người vẫn có thể bị trúng đạn bắn tỉa của bọn địch từ trên cao bắn xuống… Tiểu đoàn trưởng Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ sung, kiên quyết chặn đánh quân xâm lược, bảo vệ trận địa... Cứ thế, đơn vị báo cáo về, lệnh của tiểu đoàn xuống các đại đội được truyền qua mạng thông tin vô tuyến điện của tôi luôn thông suốt.
Đại đội 11 là đơn vị đầu tiên của Tiểu đoàn 3 nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc. Các khẩu đội cối 82 và 12ly7 của Đại đội 12 ở trên Lũng Mật, Lũng Vỉ đã tích cực chi viện rất hiệu quả cho Đại đội 11 giữ chốt. Ngay buổi sáng ngày 17-2, Đại đội 11 đã tiêu diệt được 2 xe tăng và gần 300 tên địch, giữ vững được trận địa. Bọn địch mấy lần bị đẩy lui xuống cánh đồng. Tin chiến thắng báo về khiến mọi người ở sở chỉ huy tiểu đoàn rất phấn khởi. Qua mạng liên lạc bằng máy vô tuyến, Đại đội 11 báo cáo rõ thêm tình hình:
“Trung đội phó Trần Xuân Ngọc xuống tận bụi tre dưới chân chốt sát con đường từ cửa khẩu xuống phục kích đón bắn xe tăng địch. Khi những chiếc xe tăng lao tới anh bắn cháy một chiếc. Chiếc xe tăng bị bắn cháy ngay giữa đội hình bộ binh của chúng khiến quân địch hoảng loạn. Trần Xuân Ngọc đã hy sinh khi chuẩn bị bắn quả đạn thứ hai”. Chiếc xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc do Trần Xuân Ngọc bắn cháy cũng là chiếc đầu tiên do Tiểu đoàn 3 tiêu diệt. Trần Xuân Ngọc quê ở xã Đại Đình, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ngọc nhập ngũ tháng 11-1976, là chiến sĩ của tiểu đội tôi khi còn đường ở Hà Giang. Ngọc đã có vợ và một con, tính tình hiền lành, ít nói, rất cần cù chịu khó trong công việc hằng ngày.
Sau đợt tấn công đầu tiên của địch một số cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 hy sinh và bị thương. Anh em bị thương được đưa ngay về tuyến sau. Từ trên hang Ma Gà tôi nhìn thấy có cả mấy cô gái thanh niên xung phong và các nam nữ dân quân các bản Cốc Sâu, Kép Ké cùng với bộ đội lên tuyến trước chuyển thương, tiếp đạn.
Khoảng 8 giờ sáng, bọn địch tổ chức đợt tấn công mới vào trận địa của Đại đội 11. Hỏa lực các loại của địch bắn rất ác liệt vào các chốt cây đa và mỏm ĐKZ. Khi hỏa lực địch chưa ngớt bộ binh và xe tăng của chúng lại tràn sang trận địa của ta. Chỉ huy Đại đội 11 điện về tiểu đoàn báo cáo: “Địch đang tấn công rất dữ dội vào trận địa. Đồng chí chuẩn úy Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội hy sinh. Quân địch đã chiếm được mỏm ĐKZ và phần lớn chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào mỏm ĐKZ và phía trước điểm chốt cây đa thứ nhất...”.
Chỉ huy Đại đội 11 chưa báo cáo xong thì đường dây lại bị đứt. Tôi nghe tiếng tiểu đoàn trưởng Thiêm nói như quát vào tổ hợp: - A lô... a lô Đại đội 11... Đại đội 11 đâu...? Các chiến sĩ hữu tuyến lại vội đeo máy vác cuộn dây lao xuống cánh đồng. Tôi vội bấm công tắc tổ hợp máy vô tuyến gọi Đại đội 11. Tiếng chiến sĩ Châu vang lên rành rọt trong tai nghe truyền đạt báo cáo tình hình của chỉ huy Đại đội 11: “Đại đội 11 xin pháo bắn vào chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ”. Khi tôi báo cáo lại, tiểu đoàn trưởng Thiêm quát: - Bắn vào đâu! Hỏi lại xem Đại đội 11 xin hỏa lực bắn vào đâu ngay?
Tôi lập tức hỏi lại và vẫn nhận được báo cáo và yêu cầu khẩn cấp của chỉ huy Đại đội 11: “Quân địch đã chiếm được phần lớn chốt cây đã thứ nhất, hiện nhiều tên đã lao xuống tuyến công sự thứ hai rồi. Đại đội 11 đang chiến đấu rất quyết liệt nhưng chưa đẩy lùi được quân địch vì bọn chúng quá đông. Xin tiểu đoàn cho pháo bắn vào chính giữa cây đa thứ nhất...”.
Tình hình căng thẳng và khẩn cấp. Sau khi chỉ huy tiểu đoàn hội ý chớp nhoáng, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lệnh cho tôi: - Gọi ngay cho Đại đội 12, thông báo chuẩn bị phần tử bắn: “Chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11”. Tôi lập tức báo ngay cho Đại đội 12 hỏa lực. Chỉ huy và các chiến sĩ ở đài quan sát của Đại đội 12 vô cùng sửng sốt hỏi lại tiểu đoàn xem chỉ thị bắn vào đâu? Họ sợ bắn vào quân ta ở chốt cây đa thư nhất. Tôi phải nhắc lại mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng thêm một lần nữa.
Tình huống lúc này trở nên vô cùng căng thẳng, nguy cấp. Đại đội 12 chuẩn bị phần tử bắn xong, tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh lại bảo tôi điện hỏi lại Đại đội 11 thêm một lần nữa cho thật chắc chắn rồi mới hạ lệnh cho Đại đội 12 bắn cấp tập cối 82 vào điểm chốt cây đa thứ nhất. Ngay sau đó chúng tôi nhận được điện chỉ huy Đại đội 11 báo về “Đạn cối của ta bắn rất chính xác, quân địch chết rất nhiều”. Đại đội 11 đề nghị hỏa lực tiếp tục bắn thêm vào chốt cây đa thứ nhất để đẩy lui bọn chúng xuống dưới cánh đồng bản Nà Sác...
Gần trưa ngày 17-2, đường dây lên chốt của Đại đội 11 được nối thông. Tiếng chuông máy điện thoại reo lên ròn giã trong hang. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm lập tức chộp ngay lấy máy gọi cho chỉ huy Đại đội 11.
Giọng nói của tiểu đoàn trưởng Thiêm bớt gay gắt và có vẻ xúc động: - A lô! Đại đội 11, anh Tuân đấy hả? Bọn địch đã chiếm được chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ, nhưng chúng cũng đã bị thiệt hại nặng... Các anh phải nhanh chóng xốc lại đội hình đơn vị, kiên quyết không cho địch phát triển sang chốt cây đa thứ hai... Phải chặn đứng bọn chúng lại... Rõ chưa? Không biết đầu dây bên kia đại đội trưởng Tuân báo cáo lại tình hình như thế nào, chỉ nghe thấy tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm nói to, giọng anh đanh lại: - Mất một tấc đất lúc này là có tội với Tổ quốc và nhân dân đấy! Đại đội 11 phải cố gắng cầm cự đến tối. Ta sẽ tổ chức phản công lấy lại bằng được các vị trí đã mất! Rõ chưa?
Tiểu đoàn trưởng đặt máy. Nét mặt anh có vẻ lo lắng. Do chưa nắm được tình hình của các hướng và cũng chưa thể lường hết diễn biến của chiến tranh nên việc để mất trận địa, mất đất vào tay quân xâm lược ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với tiểu đoàn chúng tôi. Ai cũng thấy vô cùng lo lắng, bức xúc, nhất là những người chỉ huy tiểu đoàn. Các cán bộ trong hang chỉ huy tiểu đoàn đứng ngồi không yên khi Đại đội 11 để mất chốt tiền tiêu.
Tình hình càng trở nên căng thẳng, phức tạp khó khăn nguy hiểm hơn khi đến khoảng 11 giờ bọn địch hầu như đã chiếm được toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất và mỏm ĐKZ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 11 phải co cụm về chốt cây đa thứ hai. Họ đã phải chiến đấu rất quyết liệt mới ngăn chặn được quân bành trướng dùng chiến thuật “biển người” để tràn lên gốc đa thứ hai. Chốt cây đa thứ hai đang chìm ngập trong lửa đạn. Chỉ huy Đại đội 11 đề nghị tiểu đoàn chi viện khẩn cấp.
Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm, chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Quốc Doanh trao đổi với nhau phương án phản kích để lấy lại chốt cây đa thứ nhất. Giữa lúc chỉ huy tiểu đoàn đang bàn phương án chiến đấu thì từ phía biên giới có tiếng máy bay địch. Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh hạ lệnh cho các bộ phận ẩn nấp, ngụy trang cửa hang và tăng cường quan sát, cảnh giới. Anh bảo tôi điện cho các đại đội sẵn sàng bắn máy bay địch bay thấp. Nhưng máy bay địch không xuất hiện, chúng bay ở phía bên kia đường biên. Giữa lúc đó thì chuẩn úy Nguyễn Văn Thanh, trung đội trưởng trung đội vận tải của tiểu đoàn xuất hiện và trong hang báo cáo: - Trung đội vận tải đã chuyển hết tất cả số đạn AK, đạn đại liên, đạn B41 và đạn cối ra khỏi bản Cốc Vường!
- Tốt lắm! - Chính trị viên Hoàng Quốc Doanh nói và hỏi thêm: - Bọn địch bắn rát thế anh em có ai việc gì không?
- Báo cáo chính trị viên không ạ!
- Được! Đồng chí cho anh em nghỉ một lát sau đó tiếp tục nhận nhiệm vụ rõ chưa?
- Rõ! - Trung đội trưởng Thanh đáp rồi chào và quay ra khỏi hang.
Bọn bành trướng tiếp tục tổ chức các đợt tấn công mới hòng chiếm toàn bộ các chốt của Đại đội 11, mở thông con đường tiến quân xuống thị trấn Sóc Giang. Nhưng bọn chúng đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của quân ta phải bật trở lại. Xác quân xâm lược nằm ngổn ngang trên sườn đồi chốt cây đa thứ hai. Đến chập tối, bọn địch mới tạm chấm dứt một ngày tấn công dữ dội vào các chốt tiền tiêu của Tiểu đoàn 3. Chúng đã chiếm được mỏm ĐKZ và chốt cây đa thứ nhất. Bọn chúng thu quân nhưng vẫn nã pháo rất ác liệt vào chốt cây đa thứ hai và các trận địa của ta.
Chỉ huy tiểu đoàn quyết định điều Trung đội 3 của Đại đội 10 do chuẩn úy, trung đội trưởng Lê Hồng Giang chỉ huy lên phối thuộc cùng Đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại điểm chốt cây đa thứ nhất. Khoảng 10 giờ đêm ngày 17-2, trung đội trưởng Lê Hồng Giang dẫn trung đội đánh thốc lên đỉnh đồi chiếm lại chốt cây đa thứ nhất, hất bọn bành trướng xâm lược xuống cánh đồng bản Nà Sác. Bọn địch bỏ chạy tán loạn để lại nhiều xác chết.
Dưới đây là đoạn trong nhật ký chiến trường tôi ghi về ngày 17-2-1979:
- Khoảng 3 giờ 15 phút, Trung Quốc bắt đầu bắn pháo sang đất ta. Hỏa lực của địch rất mạnh. Các trận địa của ta chìm trong lửa đạn. Đến 4 giờ sáng vẫn chưa có báo cáo thiệt hại cụ thể của các bộ phận. Sáng sớm, bộ binh và xe tăng địch bắt đầu vượt biên giới tấn công sang xâm lược nước ta, đại đội 11 đã nổ súng chặn đánh bọn địch...
-Tình hình trong ngày 17-2: Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng, chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11 giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất.
Đến trưa 17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch.
- Lúc 22 giờ đêm, Đại đội 11 và 1 trung đội tăng cường của Đại đội 10 đã tổ chức phản kích chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất.
- Các cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị bọn địch đâm chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh khi chỉ huy bộ đội phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…
Đến bây giờ khi đọc lại những dòng nhật ký ghi vội ngày 17-2 năm ấy tôi vẫn thấy lòng mình lắng lại. Cái cảnh đạn lửa mịt mù và về những hi sinh mất mát của Tiểu đoàn 3 vẫn hiển hiện lên trước mắt...

1.jpg
2.jpg
Cụ cho em xin link với
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,855
Động cơ
552,328 Mã lực
Hồi đấy anh cả Nga cũng không có động thái huy động binh mặc dù vừa ký hiệp định hữu nghị với Việt nam nhỉ? TQ đánh thấy k ổn nên té nhanh, chứ mà còn ở lâu chắc thiệt hại nhiều nữa.
Liên Xô giúp nhiều chứ cụ, lập cầu hàng không vận chuyển khẩn cấp quân chủ lực từ Cam về Miền Bắc, chi viện vũ khí khẩn cấp, tổ chức tập trận lớn chưa từng có giáp biên giới Xô - Trung, gây sức ép lên Trung Quốc. Đây là 1 cuộc chiến giới hạn, nếu Trung quốc tiếp tục leo thang, sự việc sẽ khác, Liên xô cũng sẽ phản ứng khác???
 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
587
Động cơ
10,545,547 Mã lực
Em không thể quên vẻ mặt của ông nội em vào sáng 17/2 khi nghe bản tin đặc biệt lúc 6h sáng (ông em đã trực tiếp tham gia chống Pháp và mất 1 người con trong chống Mỹ).
Em nhớ là hôm đó nghỉ học, học sinh cấp 2 (lớp 5, 6,7) phải đi đào hào quanh trường, ở quanh UBND, gần đường, cầu đã có dân quân, bộ đội phục viên chỉ huy đào hào, xã đội mở kho lấy vũ khí, lôi ra cả 2 khẩu đại liên (14ly5 và 12ly7).

Bác doctor76 : như bài bác pót thì năm 79 cả nhà đ/c Tập đánh Việt nam rồi.
Đc cha thì là chính ủy thứ nhất qk Quảng châu (năm đó có 2 qk là Quảng châu và Vân quý đáh truực tiếp, do tư lệnh qk Quảng châu làm chỉ huy chung và đc cha là đại diện của quân ủy tàu ở mặt trận), còn đc con lúc ấy làm ở văn phòng quân ủy (lúc ấy chưa bỏ vợ đầu và chưa xuống huyện ở tỉnh Hà bắc).
 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
587
Động cơ
10,545,547 Mã lực
LX lúc ấy chết ngắc ở Afghan rồi, có giúp Vn vũ khí thì Ok, chứ khi Vn tham chiến lâu dài thì họ chả có khả năng đâu.
Lúc đó LX còn phải chu cấp cho cả trăm nghìn quân đánh nhau với đám lính ma gốc Hồi kia, mà kinh tế của họ thời kỳ đó coi như xuống đáy.
Mẽo và tàu nó tính đến chuyện này rồi, vì 2 nước này là đội viện trợ chính cho đám mụjahiddin đó (còn lại là Saudi arabia), đều thông qua pakistan.
Vũ khí thì nền kt hế hoạch cứ sản xuất tì tì ra hàng năm thì chắc là dùng thỏa mái, đến 91 khi Lx sụp đổ còn cả chục triệu khẩu súng bộ binh các loại trong các kho ở các nước cộng hòa cũ, bán tứ tán mấy năm không hết, nên bơm vũ khí cho Vn là Lx làm được.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,855
Động cơ
552,328 Mã lực
Mình đợt này làm gì bên Cam mà thế giới lên tiếng ghê thế. Cũng không thấy có phim tài liệu khách quan nào về việt VN vào Cam giai đoạn này.
Nện nhau thật lực với Polpot. Thời đó còn chiến tranh lạnh, các thế lực biết thừa là Việt Nam bị Pol pot cà khịa và giết hại dân thường trước, chúng nó lại chỉ muốn VN đánh đuổi Polpot quanh quẩn ra khỏi biên giới Tây Nam thôi, ko muốn VN đưa quân vào sâu lãnh thổ Cam, và lu loa VN xâm lược Cam. Rất nhiều nước lớn thời điểm này đứng về phía Pol pot, thậm chí còn giúp đỡ bọn chúng rất nhiều, vì các mục đích chính trị bẩn thỉu của mình, biết thừa một chế độ diệt chủng tàn bạo như vậy mà vẫn dung dưỡng, bao che.
 

Neumann

Xe tải
Biển số
OF-794960
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
253
Động cơ
119,733 Mã lực

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
30,274
Động cơ
900,086 Mã lực
Một người lính thông tin đội mũ cối TQ, anh đi đôi giày vài thấp cổ

FB_IMG_1645094733893.jpg
Loại giầy này đi để chụp ảnh đội hình không đẹp, nhưng lại rất tiện dụng đi lại ở điều kiện VN, nhất là khu vực rừng núi. Với đế cao su mỏng và mềm, ở vùng núi đá Hà Giang nó bảo vệ cho đôi chân tránh tổn thương khi chạy, nhẩy giữa các mỏm đá mà vẫn thấy rất thoải mái như đi chân đất, không bị nặng, bí và đặc biệt rất nhanh khô sau khi lội nước.
Không như đôi dép cao su, rất dễ tụt quai, nhất là khi lội vào bùn, giầy này buộc dây lại thì không bao giờ sợ nữa. Ai đã đi dép cao su qua vùng đất sét thịt biết ngay, nhưng với đôi giầy này lại chẳng sợ!
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
480
Động cơ
289,592 Mã lực
Em hỏi hơi lạc đề một chút: Em thấy bộ đội mình cho đến giờ vẫn đi loại dép rọ bằng nhựa màu nâu. Em có cảm giác đôi dép đó đi cứng, đau chân mà hình thức thì không đẹp nhưng sao quân đội mình không thay loại khác?
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,991
Động cơ
564,679 Mã lực
Em hỏi hơi lạc đề một chút: Em thấy bộ đội mình cho đến giờ vẫn đi loại dép rọ bằng nhựa màu nâu. Em có cảm giác đôi dép đó đi cứng, đau chân mà hình thức thì không đẹp nhưng sao quân đội mình không thay loại khác?
dép rọ lấy theo mẫu của Liên Xô viện trợ, hình thức thì không đẹp nhưng qua nửa thế kỷ sử dụng là OK ! chủ yếu là dùng trong doanh trại. Dép quân nhu sản xuất thì dùng được vài năm, nhựa mềm chịu mòn tốt . Trước thì còn có mẫu dép cao su đúc ( dép râu ) của Trung Quốc viện trợ, cực bền, dùng khi đi dã ngoại, vẫn thấy có bán nhưng quân nhu không sản xuất.
 
Chỉnh sửa cuối:

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
22,459
Động cơ
1,003,026 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em hỏi hơi lạc đề một chút: Em thấy bộ đội mình cho đến giờ vẫn đi loại dép rọ bằng nhựa màu nâu. Em có cảm giác đôi dép đó đi cứng, đau chân mà hình thức thì không đẹp nhưng sao quân đội mình không thay loại khác?
Nhà cháu cho rằng loại dép rọ này rẻ tiền, dễ làm, mang tính truyền thống. Cũng phải tính thêm yếu tố thời tiết nữa, do đặc thù thời tiết của ta mưa nhiều, địa hình sông hồ, đồng ruộng, đường đất nhiều nên ng lính dùng giầy da hay giầy vải chưa chắc đã thuận tiện bằng đôi rọ nhựa nhẹ và cơ động này đâu.
Hồi trong quân ngũ (8x) nhà cháu được phát 1 đôi cao su đúc (hàng của quân khu 7) màu nâu với đôi giày vải batket. Mỗi lần tập chiến thuật bắn đạn thật, hành quân vào khu rừng núi, mặc dù thời tiết ko mưa nhưng ban đêm sương xuống khiến đất nhão nhoét, cả đoàn lính đi qua, giày ng nào cũng bám cả mảng bùn, nếu gậy ra chỗ bùn đó có khi cả ký luôn. Giày bị bùn bám vào trơn nên lính khá khó chịu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top