- Biển số
- OF-4419
- Ngày cấp bằng
- 25/4/07
- Số km
- 2,567
- Động cơ
- 574,133 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- nexco.com.vn
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu thế nào là phản xạ nhiệt (PXN), hấp thụ nhiệt (HTN).
Thực ra mình có viết một bài về nội dung phim PXN, HTN từ năm 2019. Nội dung chi tiết bài đó ở đây: https://www.otofun.net/threads/phim-cach-nhiet-dong-phim-phan-nhiet-va-hap-thu-nhiet.1612201/
Nên bài này mình nói ngắn gọn hơn:
- Phản xạ nhiệt là khi nhiệt tới bề mặt phim bị đổi hướng ngược lại môi trường bên ngoài mà không vào bên trong.
- Hấp thụ nhiệt là khi nhiệt tới bề mặt phim bị làm nóng bề mặt. Phần nhiệt này sẽ vào trong một phần và ra ngoài một phần.
Theo lý thuyết trên thì đúng là phim PXN sẽ cách nhiệt tốt hơn phim HTN.
Nhưng có một điều khác với thực tế là kính ô tô con hầu hết (trên 95%) được tích hợp khả năng cản hồng ngoại (IRR) khoảng 60-70%. Tia hồng ngoại chính là một nhân tố chính mang nhiệt.
Bài này mình có đo thông số kính lái nguyên bản của 10 loại xe. Các bạn có thể xem chỉ số cản hồng ngoại (IRR) hầu hết toàn 60-70%.
https://www.otofun.net/threads/thong-so-can-tia-cuc-tim-uvr-cua-kinh-lai-o-to.1830133/
Ví dụ ảnh dưới kính lái E 34 có IRR 66%, Attrage có IRR 63%
Vì vậy khi phim phản xạ nhiệt dán lên kính ô tô sẽ bị kính ô tô chặn quá trình phản xạ nhiệt (tia hồng ngoại). Hay nói một cách khác thì phim PXN dán lên kính ô tô cũng trở thành phim HTN.
Mặt khác thì phim PXN không thể phản xạ hoàn toàn, mà sẽ hấp vẫn hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Phim nào có độ phản xạ cao chút (tầm 20-35%) thì có thể gọi là phim PXN. Phim PXN cũng hấp thụ nhiệt phần khá lớn (tầm 30-60%).
Phim PXN hay HTN nào dán lên kính ô tô thì đều có nguyên lý là cản nhiệt xuyên qua bằng cách hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Khi cản nhiệt xuyên qua thì nắng chiếu vào da không nóng nữa. Khi nhiệt bị hấp thụ lên bề mặt sẽ làm bề mặt kính nóng hơn so với chưa dán phim. Phần nhiệt bị hấp thụ này sẽ vào bên trong một phần, chứ không bị loại bỏ ra ngoài hết.
Phim PXN chỉ có tác dụng cách nhiệt hơn phim HTN trên loại kính mà có chỉ số IRR thấp như kính nhà.
Vậy kết luận là dán phim PXN hay phim HTN dán lên kính ô tô thì đều có tác dụng cách nhiệt như nhau vì đều trở thành phim HTN, nếu có sự khác biệt thì không đáng kể (khoảng 3-5%).
Thực ra mình có viết một bài về nội dung phim PXN, HTN từ năm 2019. Nội dung chi tiết bài đó ở đây: https://www.otofun.net/threads/phim-cach-nhiet-dong-phim-phan-nhiet-va-hap-thu-nhiet.1612201/
Nên bài này mình nói ngắn gọn hơn:
- Phản xạ nhiệt là khi nhiệt tới bề mặt phim bị đổi hướng ngược lại môi trường bên ngoài mà không vào bên trong.
- Hấp thụ nhiệt là khi nhiệt tới bề mặt phim bị làm nóng bề mặt. Phần nhiệt này sẽ vào trong một phần và ra ngoài một phần.
Theo lý thuyết trên thì đúng là phim PXN sẽ cách nhiệt tốt hơn phim HTN.
Nhưng có một điều khác với thực tế là kính ô tô con hầu hết (trên 95%) được tích hợp khả năng cản hồng ngoại (IRR) khoảng 60-70%. Tia hồng ngoại chính là một nhân tố chính mang nhiệt.
Bài này mình có đo thông số kính lái nguyên bản của 10 loại xe. Các bạn có thể xem chỉ số cản hồng ngoại (IRR) hầu hết toàn 60-70%.
https://www.otofun.net/threads/thong-so-can-tia-cuc-tim-uvr-cua-kinh-lai-o-to.1830133/
Ví dụ ảnh dưới kính lái E 34 có IRR 66%, Attrage có IRR 63%
Vì vậy khi phim phản xạ nhiệt dán lên kính ô tô sẽ bị kính ô tô chặn quá trình phản xạ nhiệt (tia hồng ngoại). Hay nói một cách khác thì phim PXN dán lên kính ô tô cũng trở thành phim HTN.
Mặt khác thì phim PXN không thể phản xạ hoàn toàn, mà sẽ hấp vẫn hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Phim nào có độ phản xạ cao chút (tầm 20-35%) thì có thể gọi là phim PXN. Phim PXN cũng hấp thụ nhiệt phần khá lớn (tầm 30-60%).
Phim PXN hay HTN nào dán lên kính ô tô thì đều có nguyên lý là cản nhiệt xuyên qua bằng cách hấp thụ nhiệt lên bề mặt. Khi cản nhiệt xuyên qua thì nắng chiếu vào da không nóng nữa. Khi nhiệt bị hấp thụ lên bề mặt sẽ làm bề mặt kính nóng hơn so với chưa dán phim. Phần nhiệt bị hấp thụ này sẽ vào bên trong một phần, chứ không bị loại bỏ ra ngoài hết.
Phim PXN chỉ có tác dụng cách nhiệt hơn phim HTN trên loại kính mà có chỉ số IRR thấp như kính nhà.
Vậy kết luận là dán phim PXN hay phim HTN dán lên kính ô tô thì đều có tác dụng cách nhiệt như nhau vì đều trở thành phim HTN, nếu có sự khác biệt thì không đáng kể (khoảng 3-5%).
Chỉnh sửa cuối: