[Luật] "Phí bảo trì đường bộ" - Sự mập mờ có chủ ý?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Thực tế không hề có loại phí nào là Phí bảo trì đường bộ, thậm chí còn chưa có cả trong đề xuất. Việc thu phí theo đầu xe từ 1/6 tới đây vẫn là thu Phí sử dụng đường, là loại phí vẫn thu từ trước đến nay tại các trạm thu phí, chỉ có cái khác là từ 1/6 sẽ thu theo đầu xe, xe đi ít, đi nhiều hay không đi cũng phải đóng như nhau.
Sự mập mờ ở đây là:
- Lập lờ đánh lận con đen giữa phí sử dụng đường và phí bảo trì làm cho nhiều người lầm tưởng rằng đây là loại phí mới, dùng để bảo trì đường bộ, mà từ trước đến nay vẫn được miễn phí, đến nay Nhà nước mới thu.
- Ngay bản thân Phí sử dụng đường cũng đã mập mờ. Bản chất loại phí này là để trả cho dịch vụ tăng thêm ngoài cơ sở hạ tầng sẵn có mà Nhà nước có trách nhiệm phải xây dựng từ nguồn ngân sách thu từ thuế của dân. Phí này không được phép thu ở những con đường của dân, tức là đường xây dựng bằng tiền ngân sách. Thực tế thì phí này thu ở hầu hết các con đường.
- Từ trước đến nay việc thu phí đường xây dựng bằng nguồn ngân sách vẫn mập mờ, lẫn với việc thu phí đường xây dựng bằng vốn vay hoặc BOT. Sau 1/6 sẽ chính thức thu phí đường xây dựng bằng tiền ngân sách. Có nghĩa là nhân dân bỏ tiền ra làm đường (thông qua đóng thuế) sau đó lại phải nộp phí để sử dụng chính con đường của mình.
- Sự mập mờ lớn nhất ở đây là, 600.000 ô tô cá nhân đã nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 240.000 tỷ đồng (Trung bình 400 triệu 1 xe). Số tiền này có thể chi dùng cho rất nhiều việc như y tế, giáo dục, quốc phòng...nhưng chẳng lẽ không có đồng nào chi cho giao thông, để cho người tham gia giao thông vẫn bị mang tiếng là sử dụng đường miễn phí của Nhà nước?

* Kết luận: Nhân dân sẵn sàng đóng tiền, miễn là nó đúng luật và minh bạch
 

Boy_Friend

Xe máy
Biển số
OF-89094
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
81
Động cơ
407,310 Mã lực
Chuẩn vote cụ, một là đóng tiền theo đầu xe cao cũng được nhưng phải bãi bỏ toàn bộ các trạm thu phí, kể cả BOT hay ủy quyền thu như ở Đức, hai là thu theo km đường đã đi bằng trạm tự động như ở Pháp, không thể vừa thu phí theo đầu xe lại thu phí trên đường nữa, phí chồng phí, sưu cao thuế nặng thía này hơn cả thời pháp thuộcX_X:(:((
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nghĩ kỹ về bản chất của phí sử dụng đường, nếu thu theo đầu xe như đề xuất của Bộ GTVT sẽ là một trong các trường hợp sau:
- Là một loại thuế trá hình, bắt buộc mọi người phải nộp, nhưng lách được qua cửa Quốc hội.
- Là một loại phí cấp giấy phép, nghĩa là mọi người phải bỏ tiền ra để mua giấy phép sử dụng đường.
Cả hai trường hợp trên đều xâm phạm quyền tự do đi lại của nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhân dân bị tước bỏ quyền đi lại bằng phương tiện của mình trên những con đường do mình góp tiền (Nộp các loại thuế vào ngân sách) xây dựng, trừ khi nộp thêm tiền.
 

elegantteam

Xe tăng
Biển số
OF-50310
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
1,023
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
HN
Chả biết nói gì thì ký vậy.. ..
 

kiamorning2007

Xe tăng
Biển số
OF-104222
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
1,626
Động cơ
412,229 Mã lực
Thực tế không hề có loại phí nào là Phí bảo trì đường bộ, thậm chí còn chưa có cả trong đề xuất. Việc thu phí theo đầu xe từ 1/6 tới đây vẫn là thu Phí sử dụng đường, là loại phí vẫn thu từ trước đến nay tại các trạm thu phí, chỉ có cái khác là từ 1/6 sẽ thu theo đầu xe, xe đi ít, đi nhiều hay không đi cũng phải đóng như nhau.
Sự mập mờ ở đây là:
- Lập lờ đánh lận con đen giữa phí sử dụng đường và phí bảo trì làm cho nhiều người lầm tưởng rằng đây là loại phí mới, dùng để bảo trì đường bộ, mà từ trước đến nay vẫn được miễn phí, đến nay Nhà nước mới thu.
- Ngay bản thân Phí sử dụng đường cũng đã mập mờ. Bản chất loại phí này là để trả cho dịch vụ tăng thêm ngoài cơ sở hạ tầng sẵn có mà Nhà nước có trách nhiệm phải xây dựng từ nguồn ngân sách thu từ thuế của dân. Phí này không được phép thu ở những con đường của dân, tức là đường xây dựng bằng tiền ngân sách. Thực tế thì phí này thu ở hầu hết các con đường.
- Từ trước đến nay việc thu phí đường xây dựng bằng nguồn ngân sách vẫn mập mờ, lẫn với việc thu phí đường xây dựng bằng vốn vay hoặc BOT. Sau 1/6 sẽ chính thức thu phí đường xây dựng bằng tiền ngân sách. Có nghĩa là nhân dân bỏ tiền ra làm đường (thông qua đóng thuế) sau đó lại phải nộp phí để sử dụng chính con đường của mình.
- Sự mập mờ lớn nhất ở đây là, 600.000 ô tô cá nhân đã nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 240.000 tỷ đồng (Trung bình 400 triệu 1 xe). Số tiền này có thể chi dùng cho rất nhiều việc như y tế, giáo dục, quốc phòng...nhưng chẳng lẽ không có đồng nào chi cho giao thông, để cho người tham gia giao thông vẫn bị mang tiếng là sử dụng đường miễn phí của Nhà nước?

* Kết luận: Nhân dân sẵn sàng đóng tiền, miễn là nó đúng luật và minh bạch

Em cũng chả biết nói thêm gì nữa cả. Ý kiến của cụ chuẩn
 

duongoto

Xe tải
Biển số
OF-90985
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
474
Động cơ
409,409 Mã lực
đúng là phí chồng phí, chồng cả lên thuế. người đi oto đã nộp rất nhiều thứ rồi, vậy nhà có xxx bảo người đi oto chả đóng góp gì nhiều để làm đường. lại còn so sánh với người dân tộc, người ở vùng biên. sao lại kém hiểu biết thế nhỉ, không có những người trong thành phố làm ăn nộp thuế nhiều thì lấy gì mà đầu tư cho dân tộc và biên giới.
 

Mazdacuz

Xe đạp
Biển số
OF-81744
Ngày cấp bằng
2/1/11
Số km
46
Động cơ
414,560 Mã lực
Thế mà trên báo giaoduc.net.vn vẫn có thằng chuyên nâng bi nó nói rằng mọi người không hiểu được tầm chiến lược của |~#, nếu # không làm thì ai sẽ dám làm. Đan mạch nhà nó, mả tổ nhà nó táng vào chỗ phát nòi nâng bi
 

dragonfe

Xe buýt
Biển số
OF-138493
Ngày cấp bằng
14/4/12
Số km
636
Động cơ
373,730 Mã lực
hix hồi xưa có câu vãi Luyên, giờ là vãi #.
 

TuanHung1

Xe tăng
Biển số
OF-137227
Ngày cấp bằng
4/4/12
Số km
1,170
Động cơ
379,780 Mã lực
Tuổi
37
Khổ anh em người dân thôi, chứ vài cái dự án giao thông có mà đóng phí máy bay còn được huống gì giao thông oto.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Các bác đọc thêm bài này:

“Không thể bắt dân đóng phí vô tội vạ”

- Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM nói việc thu thêm các khoản phí giao thông trên đầu phương tiện cơ giới là không hợp lý.

Ngay sau khi Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ GTVT lùi thời hạn thực hiện thu phí bảo trì đường bộ theo Nghị định 18/2012/NĐ-CP đến ngày 01/01/2013 thay vì 01/06/2012, hàng loạt ý kiến đã được đưa ra dư luận nhằm phản biện và cho rằng thu phí bảo trì đường bộ cần dựa trên tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả, công bằng và tính minh bạch.
“Bóp chết” doanh nghiệp, gây khó cho dân
Đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, việc áp dụng thu phí không phù hợp với thực tế trong điều kiện kinh tế khó khăn sẽ góp phần bóp chết doanh nghiệp và đè nặng khó khăn cho người dân.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM cho rằng việc ban hành Nghị định 18 là không thực tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hiện nhà nước đang thực hiện hàng loạt giải pháp để “cứu” DN thì trong năm 2012 này chưa thể thu thêm các khoản phí giao thông trên đầu phương tiện cơ giới.
Ông Trần Du Lịch cũng cho rằng, trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, người dân đã chấp nhận đóng phí giao thông tại các trạm thu phí nhưng không phải vì thế mà làm…tới, bắt dân đóng phí vô tội vạ.



Nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí bảo trì đường bộ trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay là quay đầu với sự sống còn của doanh nghiệp vận tải.

“Theo khoản 2, Điều 49 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nguồn quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm và các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 18 lại quy định phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Như vậy Nghị định 18 đã “đẻ ra" một khoản mà Luật giao thông đường bộ không quy định”, TS Trần Du Lịch phân tích về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ.
Về vấn đề này, Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng, trên thực tế đề xuất thu phí bảo trì đường bộ của Bộ GTVT đã không xây dựng trên cơ sở lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người dân.
Vì thế cần phải xem xét, tính toán lại để đưa ra mức phí nào, lệ phí nào áp dụng cho từng đối tượng xứng với tình trạng giao thông của nước ta. Như vậy mới đảm bảo nguyên tắc hợp lý, hợp tình, hợp pháp, công bằng.
Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ GTVT khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, tác nhân làm hư hỏng hạ tầng giao thông và phân biệt rõ trách nhiệm của các bên có liên quan. Đồng thời phải đưa ra lý do, cơ chế quản lý sử dụng quỹ bảo trì đường bộ một cách rõ ràng minh bạch.
Phí giao thông “thập diện mai phục”
Ông Lê Thành Thao (Công ty vận tải Quang Châu) cho biết, hiện nay các doanh nghiệp vận tải đang phải gánh chịu quá nhiều các khoản phí nên khó khăn chồng chất.
Đơn cử như chỉ trên đoạn đường từ Bình Dương đến Bình Phước cách chưa đến 100km đã có 3 trạm thu phí. Từ cảng Cát Lái, TP.HCM đi Cần Thơ với cự ly khoảng 190km nhưng có đến 5 trạm thu phí.
Gần như các tuyến đường trọng điểm đều có trạm thu phí dày đặc. Khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ theo Nghị định 18 của Chính phủ chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng phí chồng phí.
Ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (Viffas) nói: “Tình hình kinh tế trong năm 2012 của nước ta chưa được khả quan, dự báo có thể kéo dài sang năm sau. Hoạt động của các doanh nghiệp vốn khó khăn thì quỹ bảo trì đường bộ sẽ càng làm cho hoạt động DN khó khăn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 1.000 doanh nghiệp kinh doanh ngành kho vận”.
Một vấn đề đáng ngại khác cũng được dẫn ra làm minh chứng là việc từ đầu năm 2012 đến nay giá xăng dầu đã tăng 2 lần nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn không tăng giá cước vận chuyển.
“Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc đưa ra quyết định thu phí bảo trì đường bộ là điều bất hợp lý”, ông Ngô Trọng Hiệp, Công ty TNHH vận tải Tấn Hưng bức xúc.
Hàng loạt doanh nghiệp vận tải khác lo ngại, nếu áp dụng thu phí bảo trì đường bộ nữa thì vô tình sẽ “bóp chết” các doanh nghiệp vận tải, mặc dù Chính phủ đã yêu cầu lùi thời hạn áp dụng thu phí bảo trì đường bộ đến đầu năm 2013.
Quốc Quang
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top