Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh mương sông ngòi chằng chịt và nền địa chất phù sa nên việc xây dựng đường bộ rất tốn kém.
Nhưng lại là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho giao thông đường thủy.
Ngày xưa, người miền Tây dùng ghe gỗ với xuồng ba lá nhỏ nhắn phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại trong vùng, nhưng quy mô nhỏ nên chưa phát huy được lợi ích lớn.
Ngày nay, công nghệ đóng sà lan, ghe sắt, thuyền thép đã phát triển, có thể đóng các sà lan 5-6000 tấn, dài tới 80m để vận chuyển hàng xuyên tỉnh, xuyên biên giới nhưng lại chưa tiếp cận được rộng vì hạ tầng đường thủy vẫn còn kém như xưa.
Hạ tầng đường thủy không được chú trọng đầu tư mở rộng để tăng năng lực vận tải. Mặc dù đầu tư cho đường thủy rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, cũng như chi phí vận tải thủy khối lượng lớn cạnh tranh rất tốt với vận tải đường bộ.
Các cụ xem cái ảnh tắc nghẽn sông đây:
Nếu nhà nước mở rộng hệ thống kênh mương để giúp các tàu thuyền di chuyển nhanh hơn, tải trọng lớn hơn thì sẽ giảm tải cực nhiều cho đường bộ. Chi phí để nạo vét mở rộng và đóng cọc kè 2 bên bờ sông thấp hơn rất nhiều so với làm đường bộ hoặc đường cao tốc. (Nếu làm kè cọc cừ bê tông cốt thép thì chi phí cỡ 40-60 triệu/mét dài bờ sông. Còn làm đường cao tốc thì phải cỡ 300 triệu - 1 tỷ/mét đường) .Làm đường bộ thì rất tốn kém chi phí bảo trì trong khi đường thủy thì tốn ít hơn nhiều.
Thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp lớn có đường thủy tiếp cận khu công nghiệp để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn bằng đường thủy sẽ cực kỳ có hiệu quả, kết nối cảng - cảng rất thuận lợi.
Em thấy các vị bộ GTVT ngồi máy lạnh ở Hà Nội chưa nhìn thấy đúng tiềm năng vận tải thủy của miền Tây thì phả. Nên có dự án quy hoạch vận tải thủy bài bản và có đầu tư xứng đáng để phát triển ưu thế vùng, kiểu như kè mở rộng và nạo vét các con sông vừa để kết nối tới khu công nghiệp, vùng nguyên liệu lớn chẳng hạn. Tàu thuyền thì dân họ đóng phút mốt mà không có đường đi thì cũng chịu.
Nhưng lại là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho giao thông đường thủy.
Ngày xưa, người miền Tây dùng ghe gỗ với xuồng ba lá nhỏ nhắn phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại trong vùng, nhưng quy mô nhỏ nên chưa phát huy được lợi ích lớn.
Ngày nay, công nghệ đóng sà lan, ghe sắt, thuyền thép đã phát triển, có thể đóng các sà lan 5-6000 tấn, dài tới 80m để vận chuyển hàng xuyên tỉnh, xuyên biên giới nhưng lại chưa tiếp cận được rộng vì hạ tầng đường thủy vẫn còn kém như xưa.
Hạ tầng đường thủy không được chú trọng đầu tư mở rộng để tăng năng lực vận tải. Mặc dù đầu tư cho đường thủy rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, cũng như chi phí vận tải thủy khối lượng lớn cạnh tranh rất tốt với vận tải đường bộ.
Các cụ xem cái ảnh tắc nghẽn sông đây:

Nếu nhà nước mở rộng hệ thống kênh mương để giúp các tàu thuyền di chuyển nhanh hơn, tải trọng lớn hơn thì sẽ giảm tải cực nhiều cho đường bộ. Chi phí để nạo vét mở rộng và đóng cọc kè 2 bên bờ sông thấp hơn rất nhiều so với làm đường bộ hoặc đường cao tốc. (Nếu làm kè cọc cừ bê tông cốt thép thì chi phí cỡ 40-60 triệu/mét dài bờ sông. Còn làm đường cao tốc thì phải cỡ 300 triệu - 1 tỷ/mét đường) .Làm đường bộ thì rất tốn kém chi phí bảo trì trong khi đường thủy thì tốn ít hơn nhiều.
Thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp lớn có đường thủy tiếp cận khu công nghiệp để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn bằng đường thủy sẽ cực kỳ có hiệu quả, kết nối cảng - cảng rất thuận lợi.
Em thấy các vị bộ GTVT ngồi máy lạnh ở Hà Nội chưa nhìn thấy đúng tiềm năng vận tải thủy của miền Tây thì phả. Nên có dự án quy hoạch vận tải thủy bài bản và có đầu tư xứng đáng để phát triển ưu thế vùng, kiểu như kè mở rộng và nạo vét các con sông vừa để kết nối tới khu công nghiệp, vùng nguyên liệu lớn chẳng hạn. Tàu thuyền thì dân họ đóng phút mốt mà không có đường đi thì cũng chịu.