Bài này em đã đăng trong nhóm kin trên face nay muốn chia sẻ cùng các cụ các mợ.
Rau hữu cơ được sản xuất dựa theo nguyên tắc: Tạo môi trường cân bằng sinh thái cho đất, bổ sung thường xuyên vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Phân bón được ủ bằng vi sinh và nấm đối kháng để tiêu diệt mầm bệnh, được đánh giá là sản phẩm sạch và an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Sản xuất rau hữu cơ phức tạp và kỳ công hơn so với các hình thức sản xuất thông thường như: Đất trước khi trồng phải để 1 năm không được sử dụng phân bón hóa học. Xung quang khu vực trồng rau phải trồng cỏ voi cao 2m và mương nước để tránh thuốc BVTV bay và thẩm thấu vào khu đất. Nước tưới rau phải sử dụng nước ngầm không được dùng nước mặt, và phải tuân thủ nghiêm ngặt “6 không” (không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không kích thích sinh trưởng, không thuốc diệt cỏ, không giống biến đổi gien, không chất bảo quản). Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây rau chỉ được bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ mục. Nếu có sâu bệnh, người trồng rau chỉ dùng các loại thảo mộc như tỏi, gừng đem giã và trộn với rượu rồi phun cho cây. Do vậy, rau hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe con người mà sẽ góp phần cải tạo môi trường trong lành.
Các sản phẩm của quá trình canh tác hữu cơ do không sử dụng thuốc hóa học nên hình thức không bắt mắt, khó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Trong khi rau hữu cơ hiện có giá bán cao hơn rau theo tiêu chuẩn Việt GAP khoảng từ 30-40%.
Mô hình trồng rau hữu cơ được bắt đầu từ năm 2008, với sự phối hợp hỗ trợ của hội Nông Dân Việt Nam và tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam. Tổ chức ADDA tài trợ với phương thức " cho bà con nông dân cần câu chứ không cho con cá". Như tài trợ cho các hộ nông dân cải tạo đất, trồng cỏ voi và làm mương nước xung quanh và đào tạo cho các hộ nông dân theo quy trình trồng rau hữu cơ. Về phía hộ nông dân phải sản xuất theo nhóm, mỗi nhóm từ 3-5 hộ diện tích đất trồng rau từ 5000m2 đến 1ha. Để được chứng nhận rau hữu cơ và kiểm soát về chất lượng rau thì cứ 2-3 tháng tổ chức ifoam( Liên đoàn phát triển hữu cơ Quốc tế) sẽ kiểm tra đột xuất 1 lần, do những chuyên gia nước ngoài đảm nhận. Trong vòng 1 năm kiểm tra, nếu đạt được tất cả các chỉ số của liên đoàn đề ra thì nhóm sản xuất mới được cấp chứng chỉ rau hữu cơ. Trên mỗi túi rau đều ghi địa chỉ cụ thể và số điện thoại của nhóm sản xuất, số điện thoại của tổ chức ADDA và IFOAM. Những số đt này để khách hàng phản ánh trực tiếp đến các tổ chức nếu các nhóm sản xuất mà vi phạm thì sẽ bị khai trừ và không được công nhận rau hữu cơ. Theo chị Hồng một trong những hộ dân trồng rau ở thôn Đồng Sương xã Thành Lập, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình thì trồng rau hữu cơ có khó khăn hơn trồng rau thông thường vì loại rau này hay bị sâu bệnh, rau chậm sinh trưởng hơn những loại rau cùng loại. Nhưng đổi lại thì giá rau của nhóm luôn cao hơn các loại rau khác và ổn định không sợ được mùa mất giá. Còn theo bà Phùng thị Lan chủ tịch hội Nông Dân huyện Lương Sơn, hiện toàn huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình có 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ với diện tích hơn 8ha. Mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng vài tấn rau quả. Số lượng quá ít so với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm rau hữu cơ cũng không đa dạng cũng chỉ hơn chục loại rau củ, quả các loại như rau cải, rau lang, mùng tơi, bí xanh, bí đỏ, dưa leo…
Hiện nay, một số địa chỉ bán rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội còn rất ít vì rau không đủ cung cấp và giá rau quả lại cao chắc chỉ dành cho những gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Cõ lẽ rau hữu cơ đang là một thứ đặc sản mới cho người tiêu dùng Thủ Đô.
Rau luôn bị sâu ăn lá
Mương nước chảy xung quanh khu đất trồng ra và ỏ voi
Phân vi sinh phải ủ từ 3-4 tháng rồi mới bón cho rsu
Rau hữu cơ được sản xuất dựa theo nguyên tắc: Tạo môi trường cân bằng sinh thái cho đất, bổ sung thường xuyên vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Phân bón được ủ bằng vi sinh và nấm đối kháng để tiêu diệt mầm bệnh, được đánh giá là sản phẩm sạch và an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Sản xuất rau hữu cơ phức tạp và kỳ công hơn so với các hình thức sản xuất thông thường như: Đất trước khi trồng phải để 1 năm không được sử dụng phân bón hóa học. Xung quang khu vực trồng rau phải trồng cỏ voi cao 2m và mương nước để tránh thuốc BVTV bay và thẩm thấu vào khu đất. Nước tưới rau phải sử dụng nước ngầm không được dùng nước mặt, và phải tuân thủ nghiêm ngặt “6 không” (không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không kích thích sinh trưởng, không thuốc diệt cỏ, không giống biến đổi gien, không chất bảo quản). Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây rau chỉ được bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ mục. Nếu có sâu bệnh, người trồng rau chỉ dùng các loại thảo mộc như tỏi, gừng đem giã và trộn với rượu rồi phun cho cây. Do vậy, rau hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe con người mà sẽ góp phần cải tạo môi trường trong lành.
Các sản phẩm của quá trình canh tác hữu cơ do không sử dụng thuốc hóa học nên hình thức không bắt mắt, khó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Trong khi rau hữu cơ hiện có giá bán cao hơn rau theo tiêu chuẩn Việt GAP khoảng từ 30-40%.
Mô hình trồng rau hữu cơ được bắt đầu từ năm 2008, với sự phối hợp hỗ trợ của hội Nông Dân Việt Nam và tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam. Tổ chức ADDA tài trợ với phương thức " cho bà con nông dân cần câu chứ không cho con cá". Như tài trợ cho các hộ nông dân cải tạo đất, trồng cỏ voi và làm mương nước xung quanh và đào tạo cho các hộ nông dân theo quy trình trồng rau hữu cơ. Về phía hộ nông dân phải sản xuất theo nhóm, mỗi nhóm từ 3-5 hộ diện tích đất trồng rau từ 5000m2 đến 1ha. Để được chứng nhận rau hữu cơ và kiểm soát về chất lượng rau thì cứ 2-3 tháng tổ chức ifoam( Liên đoàn phát triển hữu cơ Quốc tế) sẽ kiểm tra đột xuất 1 lần, do những chuyên gia nước ngoài đảm nhận. Trong vòng 1 năm kiểm tra, nếu đạt được tất cả các chỉ số của liên đoàn đề ra thì nhóm sản xuất mới được cấp chứng chỉ rau hữu cơ. Trên mỗi túi rau đều ghi địa chỉ cụ thể và số điện thoại của nhóm sản xuất, số điện thoại của tổ chức ADDA và IFOAM. Những số đt này để khách hàng phản ánh trực tiếp đến các tổ chức nếu các nhóm sản xuất mà vi phạm thì sẽ bị khai trừ và không được công nhận rau hữu cơ. Theo chị Hồng một trong những hộ dân trồng rau ở thôn Đồng Sương xã Thành Lập, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình thì trồng rau hữu cơ có khó khăn hơn trồng rau thông thường vì loại rau này hay bị sâu bệnh, rau chậm sinh trưởng hơn những loại rau cùng loại. Nhưng đổi lại thì giá rau của nhóm luôn cao hơn các loại rau khác và ổn định không sợ được mùa mất giá. Còn theo bà Phùng thị Lan chủ tịch hội Nông Dân huyện Lương Sơn, hiện toàn huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình có 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ với diện tích hơn 8ha. Mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng vài tấn rau quả. Số lượng quá ít so với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm rau hữu cơ cũng không đa dạng cũng chỉ hơn chục loại rau củ, quả các loại như rau cải, rau lang, mùng tơi, bí xanh, bí đỏ, dưa leo…
Hiện nay, một số địa chỉ bán rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội còn rất ít vì rau không đủ cung cấp và giá rau quả lại cao chắc chỉ dành cho những gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Cõ lẽ rau hữu cơ đang là một thứ đặc sản mới cho người tiêu dùng Thủ Đô.
Rau luôn bị sâu ăn lá
Mương nước chảy xung quanh khu đất trồng ra và ỏ voi
Phân vi sinh phải ủ từ 3-4 tháng rồi mới bón cho rsu