1; Chưa thấy nước nào phân làn đường cao tốc theo phương tiện và theo tốc độ vì không hợp lý về logic và nhu cầu di chuyển.
2; Tình trạng ôm làn ngoài cùng bên trái rất phổ biến, và không có chế tài xử lý dù ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác gây nên tình trạng:
- Có rất nhiều tình huống vượt phải rất nguy hiểm
- Ôm làn ngoài bên trái gây nên tình trạng ùn ứ hoặc giảm tốc độ lưu thông toàn tuyến.
- Đã bắt đầu có những vụ tai nạn liên hoàn do vượt phải bất ngờ, thậm chí vượt phải trong làn khẩn cấp.
GIẢI PHÁP
1; Trở lại kiến thức cơ bản thời còn học tiểu học là “Luôn đi bên phải đường” nên làn bên trong là “làn bên phải” để di chuyển.
2; Tư duy phân làn theo nhu cầu sử dụng của người tham gia giao thông:
Có người, có loại xe muốn đi nhanh, có người, có loại xe không thể đi nhanh. Thậm chí những Cụ 60 đến 70 tuổi vẫn lái xe và không ai ép họ đi nhanh được.
Vậy phân làn ngoài cùng bên trái là làn Over (Chỉ để vượt) thậm chí không giới hạn tốc độ. Vượt xong lại vào làn trong bên phải để nối đuôi nhau di chuyển để đảm bảo nguyên tắc “luôn đi bên phải đường”.
Chỉ phải tuyên truyền lại kiến thức cơ bản và phạt hành vi ôm làn trái vì nguyên tắc là “luôn đi bên phải đường”
Có những thứ sai mãi rồi lại trở thành thói quen nguy hiểm và không ai nhận thức được và sẽ phải mất rất nhiều công sức, thời gian để sửa chữa. Ví dụ như kiến thức cơ bản khi học lái xe và thi sa hình là phải dừng hẳn xe để nhường đường cho người đi bộ.
Bây giờ đường cao tốc ít, số lượng xe tham gia giao thông trên cao tốc cũng chưa quá đông đúc. Sau này thì khó sửa chữa và sẽ có những tai nạn kinh hoàng.
Các Cụ mổ xẻ coi như tổng kết cuối năm