Thằng nào ko biết làm gì thì cho nó làm lãnh đạo. Thằng nào giỏi thì cho làm quân
LĐ phải biết lướt OF là kỹ năng tối thiểu.
Biết chỉ thằng khác làm việc thay mình
Chém ró như rồng leo, mần như rồng lộn
Ở đâu e ko biết, dưng nghe nói ở xứ Đông Lào thì phải có dòng dõi
Phải biết quan hệ bằng mồm.
Dịch bệnh ỉa chảy đang hoành hành khắp vùng, và nó bắt đầu lan đến cái cơ quan này. Trớ trêu thay, nạn nhân bị nhiễm bệnh đầu tiên lại là ông giám đốc – người đứng đầu cơ quan. Cái này thực ra cũng không khó hiểu lắm, bởi các cụ có câu “bệnh vào từ mồm”: tức là mình ăn tạp, ăn bừa bãi, ăn bậy bạ, thì mình chịu vạ, chịu rước bệnh vào thân thôi – trừ bệnh lậu và giang mai ra thì có vẻ như câu nói này của các cụ đúng với hầu hết các bệnh, và đặc biệt bệnh ỉa chảy thì lại càng tuyệt đối đúng!
Thấy bệnh tình của mình mỗi lúc một tệ hơn, ông giám đốc mới nhăn nhó ôm bụng đi vào phòng của phó giám đốc và dặn dò:
– Anh chắc phải nghỉ vài hôm để dưỡng bệnh, trong thời gian anh nghỉ, cậu thay anh điều hành công việc ở cơ quan mình nhé!
– Ôi anh ơi! Anh là người đứng đầu cơ quan, anh nghỉ là loạn ngay, em làm sao điều hành được ạ?
– Không lo! Cậu cứ làm tròn trách nhiệm của cậu, khi nào có việc cần đến anh thì cứ alo cho anh!
Nhưng cũng chỉ 3 ngày sau, tiếp tục tới lượt phó giám đốc bị ỉa chảy. Và phó giám đốc lại nhăn nhó ôm bụng đến phòng của trưởng ban để dặn dò:
– Anh chắc cũng phải nghỉ vài hôm để dưỡng bệnh, trong thời gian anh nghỉ, cậu thay anh và thay luôn cả giám đốc điều hành công việc ở cơ quan nhé!
– Ôi anh ơi! Giám đốc và anh là người đứng đầu cơ quan mà cả hai anh đều nghỉ thì loạn ngay, em làm sao điều hành được ạ?
– Không lo! Cậu cứ làm tròn trách nhiệm của cậu, khi nào có việc cần đến giám đốc và cần đến anh thì cứ alo cho anh!
Nhưng cũng chỉ 3 ngày sau, tới lượt trưởng ban bị ỉa chảy, trưởng ban lại bàn giao nhiệm vụ lại cho phó ban. Nhưng rồi 3 ngày sau nữa, phó ban lại ỉa chảy, và bàn giao nhiệm vụ lại cho quản lý cấp dưới. Cứ vậy, cứ vậy, cho đến khi mấy chục quản lý cấp dưới đều bị ỉa chảy, thì công việc được bàn giao lại cho bác bảo vệ…
Bác bảo vệ cũng lo lắm, sợ không gánh vác được trọng trách, vì giám đốc, phó giám đốc, rồi trưởng ban, phó ban, cùng mấy chục quản lý ấy là những người đứng đầu cơ quan, họ mà nghỉ là loạn ngay. Cũng may, khi bàn giao nhiệm vụ lại cho bác, anh quản lý cấp thấp nhất đã trấn an: “Không lo! Bác cứ làm tròn trách nhiệm của bác đi! Khi nào có việc cần đến giám đốc, đến phó giám đốc, đến trưởng ban, phó ban cùng mấy chục quản lý khác thì cứ alo cho cháu!”.
Bác bảo vệ nghe vậy thì cũng tặc lưỡi chấp nhận, vì giờ, cả cơ quan chỉ còn lại bác và một bà lao công nữa thôi, bác không nhận trọng trách này thì chả nhẽ lại đẩy cho bà lao công? Mà nói dại chứ nhỡ một vài hôm nữa, bác cũng bị ỉa chảy, thì còn ai nữa ngoài bà lao công phải đứng ra điều hành cái cơ quan này?
Cũng may là bác không bị ỉa chảy, bởi các cụ có câu “Bệnh vào từ mồm”: người ta ăn tạp, ăn bừa bãi, ăn bậy bạ, thì mới bệnh, chứ bác: sáng bác nhịn đói, trưa làm gói mì tôm, tối về nuốt vội cho xong mấy miếng cơm nguội xin của quán cơm bụi đầu đường, muốn ỉa thường cũng đã khó, nói gì đến ỉa chảy!
Và cũng may là suốt thời gian bác điều hành công việc ở cơ quan, chưa lần nào bác phải gọi điện cho cái anh quản lý đã giao nhiệm vụ cho mình cả!
Ơn giời! Dịch ỉa chảy qua rồi! Cả cơ quan lại nườm nượp, đông như trảy hội. Một bữa tiệc long trọng được bày ra, trước để mừng đại dịch ỉa chảy đã qua, sau là để mừng ngày cơ quan hội ngộ. Trong bữa tiệc, ông giám đốc phấn khởi nâng cốc, giọng hân hoan:
– Thật vui vì sau những tháng ngày ỉa chảy, chúng ta đã có mặt đầy đủ tại đây. Tôi cũng rất mừng vì những người không bị ỉa chảy đã cố gắng gấp năm gấp bảy để gánh vác giùm phần việc của những người bị ỉa chảy. Tóm lại: dù bị ỉa chảy nhưng công việc ở cơ quan ta vẫn trôi chảy và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Mừng nữa là kế toán vừa báo cáo rằng: sau đợt ỉa chảy vừa rồi, cơ quan ta đã tiết kiệm được mấy chục triệu tiền điện, mấy trăm triệu tiền ăn, và cả tỉ đồng tiền xăng xe, quà cáp, tiếp khách linh tinh. Nào! Mọi người hãy nâng ly, mừng cho cơ quan chúng mình!
Lập tức tiếng vỗ tay, tiếng “dô dô” reo hò dậy lên inh ỏi. Nhưng ở phía ngoài, có hai người lặng lẽ đứng ngoài cuộc vui: ấy là bác bảo vệ đang âm thầm gác cổng, và bà lao công đang lầm lũi quét hành lang. Mà nói họ đứng ngoài cuộc vui chưa hẳn đã đúng, bởi lát lữa, khi cuộc vui sắp tàn, họ sẽ có mặt để kê xếp lại bàn, để dọn dẹp rác rưởi, để lau ghế lau sàn…
Đại dịch ỉa chảy đã qua rồi, nhưng có một đại dịch khác nguy hiểm hơn đang ngày càng lan rộng…
(A Tòng đả miêu)