- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,379
- Động cơ
- 1,137,866 Mã lực
Đây là topic mà em là tay mơ, gần như không có hiểu biết và kiến thức
Chỉ biết rằng tháng 8/1971 thấy thế giới chao đảo sau khi Hoa Kỳ bỏ chế độ "bản vị vàng"
Sau 50 chục năm, em dần dần hiểu
Bài dưới đây là em cóp nhặt từ nhiều nguồn,để các cụ có chuyên môn giải thích, tranh luận để mọi người cùng hiểu thêm
Kính
_______________________________
Từ Bretton Woods
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Trong hoàn cảnh đó, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng dollars Mỹ gắn với vàng.
Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 dollars Mỹ.
Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.
Do tại thời điểm đó Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng dollars, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng dollars. Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng tiền của một nước quá cao so với đồng dollars thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy dollars, đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.
Chỉ biết rằng tháng 8/1971 thấy thế giới chao đảo sau khi Hoa Kỳ bỏ chế độ "bản vị vàng"
Sau 50 chục năm, em dần dần hiểu
Bài dưới đây là em cóp nhặt từ nhiều nguồn,để các cụ có chuyên môn giải thích, tranh luận để mọi người cùng hiểu thêm
Kính
_______________________________
Từ Bretton Woods
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Trong hoàn cảnh đó, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng dollars Mỹ gắn với vàng.
Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 dollars Mỹ.
Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.
Do tại thời điểm đó Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng dollars, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng dollars. Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng tiền của một nước quá cao so với đồng dollars thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy dollars, đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.