- Biển số
- OF-14533
- Ngày cấp bằng
- 4/4/08
- Số km
- 324
- Động cơ
- 517,640 Mã lực
- Nơi ở
- Trên từng cây số ...
- Website
- 360.yahoo.com
8 trục trặc thường thấy ở vợ 2 của các bác ... Xe các bác đôi khi gặp những trục trặc khiếcs bác nhiều lúc ko biết do đâu và phải làn thế nào.Xin giới thiệu một số nguyên nhân gây trục trặc cho xe cưng của các bác
1. Những hư hỏng của acquy
Vấn đề hay gặp phải nhất của acquy là hiện tượng sụt giảm điện áp làm động cơ khó khởi động. Nguyên nhân là do các điện cực bẩn bị bám bẩn, các giắc cắm lỏng lẻo và tiếp xúc không tốt, hoặc thường xuyên đi hành trình ngắn do đó acquy chưa nạp đủ điện áp.
Lưu ý:
- Mỗi lần kiểm tra bảo dưỡng phải kiểm tra và làm sạch điện cực, tránh để chúng bị ăn mòn hoặc tiếp xúc với dầu mỡ hoặc xăng, các giắc nối phải được đảm bảo kết nối tốt.
- Nếu xe ít khi đi những hành trình dài thì sau hai tuần nên nạp lại điện cho acquy để kéo dài tuổi thọ cho acquy.
2. Xì hơi bánh xe, hư hỏng lốp và bánh xe
- Phải giữ áp suất lốp theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu (trên nhiều xe có ghi tiêu chuẩn áp suất lốp và dán ở trên khung xe tại cửa của lái xe).
- Khi kiểm tra độ mòn của lốp phải lưu ý đến độ mòn đều của lốp, nếu độ mòn không đều có thể các góc đặt bánh xe không còn chính xác.
- Phải thường xuyên kiểm tra lốp dự phòng, nếu bị hết hơi hoặc hư hỏng thì sẽ không thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm tra kích nâng và các dụng cụ tháo bánh xe đề phòng sử dụng khi cần thiết.
3. Hư hỏng máy phát
- Thường xuyên gặp phải vấn đề trục trặc với acquy, đèn pha bị tối khi động cơ chạy ở tốc độ không tải là biểu hiện trục trặc của máy phát.
- Dây đai dẫn động máy phát có thể dẫn động cho cả quạt và bơm nước, nếu đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ sáng thì có thể do hư hỏng của dây đai dẫn động chung, vì vậy phải dừng ngay xe lại để kiểm tra.
4. Mô tơ khởi động
Mặc dù thường xuyên làm việc nhưng mô tơ khởi động cũng có thể bị hư hỏng, vì vậy bạn phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng để mô tơ khởi động phải luôn làm việc với độ tin cậy cao.
5. Nắp chia điện
- Hơi ẩm và bụi bẩn chính là những nguyên nhân chính gây ra sự hư hỏng của các thiết bị trong hệ thống đánh lửa.
- Các khe nứt bên trong nắp chia điện rất khó phát hiện nhưng sẽ làm điện áp đánh lửa tăng lên hoặc giảm xuống dẫn đến động cơ làm việc không ổn định. Đặc biệt, khi thời tiết có độ ẩm cao có thể làm buji không đánh lửa.
- Nên thay thế nắp chia điện theo đúng chu kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất.
6. Gặp vấn đề về nhiên liệu
- Trước khi thực hiện một hành trình dài nên nạp đầy nhiên liệu.
- Sau mỗi năm hoặc 100.000 km nên tiến hành xúc rửa thùng xăng một lần để làm sạch những chật cặn bẩn trong thùng xăng.
7. Cáp ly hợp
Cáp ly hợp phải làm việc liên tục dưới áp lực lớn, các rung động có thể làm cáp bị mòn và đứt, vì vậy để tránh gặp rắc rối, khi nhận thấy có dấu hiệu mòn hoặc mỏi của dây cáp cần tiến hành thay thế ngay.
8. Buji
Buji đóng vai trò rất quan trọng trong động cơ nên phải thường xuyên kiểm tra và làm sạch buji để động cơ làm việc ổn định, hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
Nên thay buji định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
nguồn thegioioto.com
Vấn đề hay gặp phải nhất của acquy là hiện tượng sụt giảm điện áp làm động cơ khó khởi động. Nguyên nhân là do các điện cực bẩn bị bám bẩn, các giắc cắm lỏng lẻo và tiếp xúc không tốt, hoặc thường xuyên đi hành trình ngắn do đó acquy chưa nạp đủ điện áp.
Lưu ý:
- Mỗi lần kiểm tra bảo dưỡng phải kiểm tra và làm sạch điện cực, tránh để chúng bị ăn mòn hoặc tiếp xúc với dầu mỡ hoặc xăng, các giắc nối phải được đảm bảo kết nối tốt.
- Nếu xe ít khi đi những hành trình dài thì sau hai tuần nên nạp lại điện cho acquy để kéo dài tuổi thọ cho acquy.
2. Xì hơi bánh xe, hư hỏng lốp và bánh xe
- Phải giữ áp suất lốp theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu (trên nhiều xe có ghi tiêu chuẩn áp suất lốp và dán ở trên khung xe tại cửa của lái xe).
- Khi kiểm tra độ mòn của lốp phải lưu ý đến độ mòn đều của lốp, nếu độ mòn không đều có thể các góc đặt bánh xe không còn chính xác.
- Phải thường xuyên kiểm tra lốp dự phòng, nếu bị hết hơi hoặc hư hỏng thì sẽ không thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm tra kích nâng và các dụng cụ tháo bánh xe đề phòng sử dụng khi cần thiết.
3. Hư hỏng máy phát
- Thường xuyên gặp phải vấn đề trục trặc với acquy, đèn pha bị tối khi động cơ chạy ở tốc độ không tải là biểu hiện trục trặc của máy phát.
- Dây đai dẫn động máy phát có thể dẫn động cho cả quạt và bơm nước, nếu đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ sáng thì có thể do hư hỏng của dây đai dẫn động chung, vì vậy phải dừng ngay xe lại để kiểm tra.
4. Mô tơ khởi động
Mặc dù thường xuyên làm việc nhưng mô tơ khởi động cũng có thể bị hư hỏng, vì vậy bạn phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng để mô tơ khởi động phải luôn làm việc với độ tin cậy cao.
- Hơi ẩm và bụi bẩn chính là những nguyên nhân chính gây ra sự hư hỏng của các thiết bị trong hệ thống đánh lửa.
- Các khe nứt bên trong nắp chia điện rất khó phát hiện nhưng sẽ làm điện áp đánh lửa tăng lên hoặc giảm xuống dẫn đến động cơ làm việc không ổn định. Đặc biệt, khi thời tiết có độ ẩm cao có thể làm buji không đánh lửa.
- Nên thay thế nắp chia điện theo đúng chu kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất.
6. Gặp vấn đề về nhiên liệu
- Trước khi thực hiện một hành trình dài nên nạp đầy nhiên liệu.
- Sau mỗi năm hoặc 100.000 km nên tiến hành xúc rửa thùng xăng một lần để làm sạch những chật cặn bẩn trong thùng xăng.
7. Cáp ly hợp
Cáp ly hợp phải làm việc liên tục dưới áp lực lớn, các rung động có thể làm cáp bị mòn và đứt, vì vậy để tránh gặp rắc rối, khi nhận thấy có dấu hiệu mòn hoặc mỏi của dây cáp cần tiến hành thay thế ngay.
8. Buji
Buji đóng vai trò rất quan trọng trong động cơ nên phải thường xuyên kiểm tra và làm sạch buji để động cơ làm việc ổn định, hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
Nên thay buji định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
NS
nguồn thegioioto.com