[Funland] 8 loại hình nghệ thuật đỉnh cao của Trung Hoa xưa

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường
Chào các cụ các mợ! Nay nhà cháu rảnh rỗi lên mạng sưu tầm hầu các cụ về "8 loại hình nghệ thuật đỉnh cao của Trung Hoa xưa".

Trung Hoa còn gọi là Thần Châu, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng gọi là văn hóa Thần truyền, nền văn minh 5000 năm đã để lại cho hậu thế một nền văn hóa rực rỡ. “Yến Kinh bát tuyệt” chỉ tám loại hình nghệ thuật cổ điển truyền thống đỉnh cao của Trung Hoa xưa, đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam, chạm khắc ngọc, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, khảm nạm sơn kim, hoa khảm, dệt thảm hoàng cung và kinh thêu.

1. Đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam



Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”.

Đồ tráng men Cảnh thái lam được lấy tên từ thời của hoàng đế thứ 7 triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Kỳ Ngọc hay còn gọi là Cảnh Thái đế.


Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung nóng chảy, để những sợi đồng nóng chảy bám lên bề mặt của sản phẩm.


Đồ Cảnh Thái Lam phát triển rực rỡ vào những năm thời kỳ vua Càn Long, kỹ thuật nâng cao vượt trội, số lượng ngày càng nhiều thuận theo đó độ tinh vi cũng ngày càng cao.

2. Chạm khắc ngọc

Cho đến nay các nhà khảo cổ học luôn tin rằng, đồ vật ngọc bội đã xuất hiện trong khoảng giai đoạn 5.000 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ đó ở Trung Quốc đã xuất hiện vòng ngọc hình bán nguyệt, đá ngọc thạch và những đồ dùng bằng ngọc. Đây chính là văn hóa về ngọc lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Chạm khắc ngọc được coi là loại hình nghệ thuật có lịch sử rất lâu đời. Từ thời Minh, Thanh, đồ ngọc đã bắt đầu phát triển trở thành một trường phái nghệ thuật.


(Bình ngọc thời Thanh Càn Long)

Hai trường phái chạm ngọc nổi tiếng, Nam có ngọc Tô Châu, ngọc Dương Châu; Bắc lấy ngọc Bắc Kinh làm chính. Đến nhà Thanh, phần lớn các nghệ nhân làm ngọc đều chuyển từ phía Nam lên phía Bắc, đến Bắc Kinh. Hình thành một sự kết hợp giữa hai phái, khiến cho việc chế tạo các sản phẩm từ ngọc thạch trở nên xinh đẹp, mỹ lệ đến không tưởng.


(Lược bằng ngọc, thời Thanh Càn Long mô phỏng lại ngọc bạch thời Đường)

Nghệ thuật chạm khắc ngọc ở Bắc có lịch sử rất lâu dài, tay nghề kỹ thuật rất tinh xảo, mạnh mẽ cho ra những tác phẩm vô cùng trang trọng và đáp ứng được mọi quy tắc, quy phạm từ Hoàng gia.

Các đề tài được chọn rất phong phú, từ sơn cảnh, hoa lá, chim muông đến con người v.v. mỗi loại đều mang phong cách và khí chất rất riêng biệt.


(Ngọc mô phỏng “Đại Vũ trị thủy” nổi tiếng trong lịch sử, thời Thanh Càn Long )

Có câu nói “Ngọc bất trác, bất thành khí” (Ngọc không được mài giũa, không thành được khí cụ), những hình dáng độc đáo, phong cách tinh tế, đó là tất cả về ngọc bội sau khi trải qua nhiều quá trình chế tác. Các bậc thầy chạm khắc ngọc trong quá khứ đều được truyền thừa câu nói trên và coi chúng như một đạo lý. Điều này cho ta thấy lịch sử lâu đời của ngành thủ công này ở Trung Hoa, vang danh thế giới, lưu giữ văn hóa ngọc bội trường tồn.

3. Chạm khắc ngà voi



Chạm khắc ngà voi được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, sau đó được phát triển trong thời Hán Đường, hưng thịnh vào thời nhà Minh và nhà Thanh, lưu truyền mấy ngàn năm.

Thời xưa, chạm khắc ngà voi được gọi là “Công nghệ Hoàng gia”, tất cả các sản phẩm chủ yếu là đồ dùng trong cung đình, là cống phẩm lên Hoàng thất. Từ đầu nhà Thanh, Bắc Kinh đã có mười mấy nhà xưởng chuyên về công nghệ này.



Hiện nay công nghệ sản xuất các tác phẩm chạm khắc ngà voi tập trung chính trong bốn khu vực: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Nam Kinh.

Ngà voi là bộ phận cứng chắc nhất của con voi, sau khi đánh bóng sẽ sáng bóng như ngọc bích, có thể chịu lực tốt không dễ gãy vỡ, được trân quý sánh ngang bảo ngọc thạch.



4. Sơn khắc



Bắt đầu từ thời Hán, Đường và được hưng thịnh trong thời Minh, Thanh, chạm trổ sơn khắc có đến 1.400 năm lịch sử. Cùng với chạm khắc ngà voi, ngọc bội và đồ tráng men cảnh thái lam làm nên “tứ đại thủ công nghệ của Bắc Kinh”.

Thời nhà Thanh, công nghệ sơn khắc ngày càng phát triển, các mẫu hoa văn càng thêm tinh tế, tỉ mỉ mà sang trọng. Chạm trổ sơn khắc mang khí phái của hoàng gia, cao quý và thanh lịch, được coi là kho báu quý giá và là tinh hoa nghệ thuật độc đáo của phương Đông.


(Cốc uống trà chạm sơn đỏ, ngự đề thơ thời Thanh Càn Long)

Nói về việc chế tạo sản xuất ra một sản phẩm chạm trổ sơn khắc, từ công đoạn thiết kế, tạo phôi, đánh véc ni, vẽ in, điêu khắc, điêu khắc, mài, đánh bóng, tạo hộp gỗ v.v. là một chuỗi quá trình cực kì phức tạp.


Chạm trổ sơn khắc ở Bắc Kinh được chia làm hai loại: kim loạiphi kim loại. Trước đây sản phẩm được tráng men cẩm thạch, sau đó mới sử dụng nước sơn. Nước sơn được sơn theo từng lớp, quét một lớp, để khô sau đó quét một lớp nữa, một ngày sẽ quét hai lần sơn. Lớp phủ gồm vài chục lớp, nhiều thì là ba trăm, năm trăm lớp, công nghệ này nhìn chung cực kì phức tạp và cầu kì.

5. Khảm nạm sơn kim



Đây là một loại hình sơn mài truyền thống Trung Hoa, “khảm nạm sơn kim”, nếu tính từ thời kỳ sơ khai nhất, có thể đã có đến hơn 8.000 năm lịch sử.



“Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống.

Còn khảm nạm chính là chỉ việc đem các loại ngọc thạch, xương thú, sừng trâu v.v. điêu khắc thành các sự vật, chim hoa, hoa văn, rồi khảm trên bề mặt gỗ đã sơn.

Nghệ thuật này được chia làm bốn kỹ thuật chính, bao gồm: vẽ hoa văn màu, điêu khắc và lấp đầy, khắc khôi, và khảm nạm.


(Bình phong được chế tác theo thủ pháp điêu khắc và lấp đầy)

Có hàng ngàn loại đồ khảm nạm sơn kim, chẳng hạn như xe ngựa, đồ dùng trong nghi lễ, đồ dùng hoàng thất, bình phong bảng hiệu, bàn ghế hay hộp đựng. Tất cả đều thể hiện thần khí của những báu vật, thể hiện bầu không khí vinh hoa tráng lệ trong hoàng thất, đậm hương vị kinh thành.

6. Hoa ti khảm nạm


(Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh với công nghệ hoa khảm)

Hoa ti khảm nạm, kỳ thật là được kết hợp từ hai kỹ thuật “Hoa ti” và “Khảm nạm”. Các nghệ nhân sẽ đem các sợi đồng, vàng, bạc làm thành những sợi mỏng như tơ như tóc, sau đó được uốn cong thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau.


(Trâm cài đầu hoa khảm )

Công nghệ cơ bản của hoa khảm được khái quát trong 8 từ: bóp, lấp, xếp, chồng, dệt, bện, lắp ghép, hàn. Tám kỹ thuật này, trong quá trình làm có thể căn cứ tình huống thực tế để tiến hành theo các thứ tự khác nhau.


(Cài áo hoa khảm vàng có gắn thêm ngọc ruby)

Hoa ti khảm nạm đến đời Thanh có phong cách và bước phát triển ngược lại với nhà Minh. Nhà Thanh, hoa khảm đã được đưa vào sản xuất một cách quy mô và chuyên môn hơn. Ngoài ra, các nghệ nhân thời Thanh lấy khắc và khảm làm bước chủ chốt, phong cách này cùng với phong cách đời nhà Minh bất đồng.


(Mũ đội của các bậc phi tử trong cung nhà Thanh)

Hoa khảm là nghệ thuật của vàng và lửa, là kho báu của Hoàng gia cổ xưa, cũng là nghề thủ công tinh tế nhất, cùng với những viên đá nạm quý giá, đã đưa vẻ đẹp của vàng và bạc đến cấp độ cao nhất.

7. Dệt thảm hoàng cung

Dệt thảm đã có lịch sử hơn 2000 năm, rất hưng thịnh vào thời nhà Nguyên.Thời bấy giờ, phần lớn các tấm thảm được dệt ra là chuyên để cung cấp cho hoàng cung. Đến thời nhà Minh, Thanh thì kỹ thuật ngày một phát triển.



Đến thời kỳ vua Văn Tông thời Thanh (1851 – 1861), một số lượng lớn các nhà sản xuất thảm tại Tây Tạng đã vào Bắc Kinh khiến cho nghề thủ công này ngày càng phát triển mạnh, bắt đầu lan ra khỏi hoàng cung đi vào trong từng ngôi nhà của người dân, vì quá khứ là dụng phẩm chuyên dùng của hoàng cung, nên người ta gọi nó là “cung thảm”.



Thảm dệt ở Bắc Kinh có: thảm trải sàn, thảm tường (bích thảm), thảm nằm v.v. rất nhiều chủng loại. Nguyên liệu của thảm hoàng cung chủ yếu là lông cừu và tơ tằm, rất ổn định, chắc chắn hơn nữa mặt thảm lại mềm mịn. Hoa văn của thảm cũng rất phong phú, đa sắc thái như phong cách cổ xưa, phong cách dân tộc, văn hoa cổ điển, mây trời v.v. Các hoa văn trên thảm chú trọng sự đối xứng, nhằm tạo cho con người một cảm giác ổn định, bình an.

8. Kinh thêu

Kinh thêu hay còn gọi là cung thêu, là một công nghệ thủ công thêu truyền thống của Trung Hoa cổ đại, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm thêu thùa tại kinh đô Bắc Kinh.

Kinh thêu dưới nhà Đường bắt đầu hưng thịnh, tại Yến Kinh lúc đó (Bắc Kinh ngày nay) còn đặc biệt mở ra “Thêu viện”.


(Áo khoác với hoa văn miêu tả một cuộc gặp gỡ trên cầu, nhà Minh)

Thời đại nhà Minh và nhà Thanh, kinh thêu phát triển rất hưng thịng, được sử dụng chủ yếu để trang trí trang phục hay những trang sức trong cung đình, mang một phong cách thanh lịch, nghệ thuật điêu luyện cùng kỹ thuật tinh tế.

Nghệ thuật kinh thêu trong hoàng cung là việc sử dụng hàng trăm hàng nghìn các sợi tơ liên kết lại với nhau, là kết tinh của nghệ thuật sáng tạo cùng sự lao động miệt mài của con người từ thời cổ đại.


(Hoa văn hoa mẫu đơn được thêu bằng kim tuyến trên vai áo, thời cuối nhà Thanh)
Cung thêu trong thời kỳ nhà Thanh càng trở nên hưng thịnh, đặc biệt là trong thời kỳ Quang Tự (Thanh Đức Tông). Vào cuối triều đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều các xưởng thêu tại Bắc Kinh, từ việc thừa hưởng của một số đặc điểm cùng phương pháp cung thêu, làm cho những chủ đề về hoa văn trở nên mang nét dân gian, gần gũi với cuộc sống. Hậu nhân từ đó mới chuyển cái tên “cung thêu” trở thành “kinh thêu”.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hay quá, em đọc mới biết có những loại hình chế tác công phu như vậy, cám ơn cụ thớt
 

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,163
Động cơ
3,844,636 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thừa nhận là lịch sử cổ đại và trung đại Trung hoa rất đa dạng và phong phú!
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,503
Động cơ
868,707 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Chào các cụ các mợ! Nay nhà cháu rảnh rỗi lên mạng sưu tầm hầu các cụ về "8 loại hình nghệ thuật đỉnh cao của Trung Hoa xưa".

Trung Hoa còn gọi là Thần Châu, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng gọi là văn hóa Thần truyền, nền văn minh 5000 năm đã để lại cho hậu thế một nền văn hóa rực rỡ. “Yến Kinh bát tuyệt” chỉ tám loại hình nghệ thuật cổ điển truyền thống đỉnh cao của Trung Hoa xưa, đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam, chạm khắc ngọc, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, khảm nạm sơn kim, hoa khảm, dệt thảm hoàng cung và kinh thêu.

1. Đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam



Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”.

Đồ tráng men Cảnh thái lam được lấy tên từ thời của hoàng đế thứ 7 triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Kỳ Ngọc hay còn gọi là Cảnh Thái đế.


Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung nóng chảy, để những sợi đồng nóng chảy bám lên bề mặt của sản phẩm.


Đồ Cảnh Thái Lam phát triển rực rỡ vào những năm thời kỳ vua Càn Long, kỹ thuật nâng cao vượt trội, số lượng ngày càng nhiều thuận theo đó độ tinh vi cũng ngày càng cao.

2. Chạm khắc ngọc

Cho đến nay các nhà khảo cổ học luôn tin rằng, đồ vật ngọc bội đã xuất hiện trong khoảng giai đoạn 5.000 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ đó ở Trung Quốc đã xuất hiện vòng ngọc hình bán nguyệt, đá ngọc thạch và những đồ dùng bằng ngọc. Đây chính là văn hóa về ngọc lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Chạm khắc ngọc được coi là loại hình nghệ thuật có lịch sử rất lâu đời. Từ thời Minh, Thanh, đồ ngọc đã bắt đầu phát triển trở thành một trường phái nghệ thuật.


(Bình ngọc thời Thanh Càn Long)

Hai trường phái chạm ngọc nổi tiếng, Nam có ngọc Tô Châu, ngọc Dương Châu; Bắc lấy ngọc Bắc Kinh làm chính. Đến nhà Thanh, phần lớn các nghệ nhân làm ngọc đều chuyển từ phía Nam lên phía Bắc, đến Bắc Kinh. Hình thành một sự kết hợp giữa hai phái, khiến cho việc chế tạo các sản phẩm từ ngọc thạch trở nên xinh đẹp, mỹ lệ đến không tưởng.


(Lược bằng ngọc, thời Thanh Càn Long mô phỏng lại ngọc bạch thời Đường)

Nghệ thuật chạm khắc ngọc ở Bắc có lịch sử rất lâu dài, tay nghề kỹ thuật rất tinh xảo, mạnh mẽ cho ra những tác phẩm vô cùng trang trọng và đáp ứng được mọi quy tắc, quy phạm từ Hoàng gia.

Các đề tài được chọn rất phong phú, từ sơn cảnh, hoa lá, chim muông đến con người v.v. mỗi loại đều mang phong cách và khí chất rất riêng biệt.


(Ngọc mô phỏng “Đại Vũ trị thủy” nổi tiếng trong lịch sử, thời Thanh Càn Long )

Có câu nói “Ngọc bất trác, bất thành khí” (Ngọc không được mài giũa, không thành được khí cụ), những hình dáng độc đáo, phong cách tinh tế, đó là tất cả về ngọc bội sau khi trải qua nhiều quá trình chế tác. Các bậc thầy chạm khắc ngọc trong quá khứ đều được truyền thừa câu nói trên và coi chúng như một đạo lý. Điều này cho ta thấy lịch sử lâu đời của ngành thủ công này ở Trung Hoa, vang danh thế giới, lưu giữ văn hóa ngọc bội trường tồn.

3. Chạm khắc ngà voi



Chạm khắc ngà voi được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, sau đó được phát triển trong thời Hán Đường, hưng thịnh vào thời nhà Minh và nhà Thanh, lưu truyền mấy ngàn năm.

Thời xưa, chạm khắc ngà voi được gọi là “Công nghệ Hoàng gia”, tất cả các sản phẩm chủ yếu là đồ dùng trong cung đình, là cống phẩm lên Hoàng thất. Từ đầu nhà Thanh, Bắc Kinh đã có mười mấy nhà xưởng chuyên về công nghệ này.



Hiện nay công nghệ sản xuất các tác phẩm chạm khắc ngà voi tập trung chính trong bốn khu vực: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Nam Kinh.

Ngà voi là bộ phận cứng chắc nhất của con voi, sau khi đánh bóng sẽ sáng bóng như ngọc bích, có thể chịu lực tốt không dễ gãy vỡ, được trân quý sánh ngang bảo ngọc thạch.



4. Sơn khắc



Bắt đầu từ thời Hán, Đường và được hưng thịnh trong thời Minh, Thanh, chạm trổ sơn khắc có đến 1.400 năm lịch sử. Cùng với chạm khắc ngà voi, ngọc bội và đồ tráng men cảnh thái lam làm nên “tứ đại thủ công nghệ của Bắc Kinh”.

Thời nhà Thanh, công nghệ sơn khắc ngày càng phát triển, các mẫu hoa văn càng thêm tinh tế, tỉ mỉ mà sang trọng. Chạm trổ sơn khắc mang khí phái của hoàng gia, cao quý và thanh lịch, được coi là kho báu quý giá và là tinh hoa nghệ thuật độc đáo của phương Đông.


(Cốc uống trà chạm sơn đỏ, ngự đề thơ thời Thanh Càn Long)

Nói về việc chế tạo sản xuất ra một sản phẩm chạm trổ sơn khắc, từ công đoạn thiết kế, tạo phôi, đánh véc ni, vẽ in, điêu khắc, điêu khắc, mài, đánh bóng, tạo hộp gỗ v.v. là một chuỗi quá trình cực kì phức tạp.


Chạm trổ sơn khắc ở Bắc Kinh được chia làm hai loại: kim loạiphi kim loại. Trước đây sản phẩm được tráng men cẩm thạch, sau đó mới sử dụng nước sơn. Nước sơn được sơn theo từng lớp, quét một lớp, để khô sau đó quét một lớp nữa, một ngày sẽ quét hai lần sơn. Lớp phủ gồm vài chục lớp, nhiều thì là ba trăm, năm trăm lớp, công nghệ này nhìn chung cực kì phức tạp và cầu kì.

5. Khảm nạm sơn kim



Đây là một loại hình sơn mài truyền thống Trung Hoa, “khảm nạm sơn kim”, nếu tính từ thời kỳ sơ khai nhất, có thể đã có đến hơn 8.000 năm lịch sử.



“Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống.

Còn khảm nạm chính là chỉ việc đem các loại ngọc thạch, xương thú, sừng trâu v.v. điêu khắc thành các sự vật, chim hoa, hoa văn, rồi khảm trên bề mặt gỗ đã sơn.

Nghệ thuật này được chia làm bốn kỹ thuật chính, bao gồm: vẽ hoa văn màu, điêu khắc và lấp đầy, khắc khôi, và khảm nạm.


(Bình phong được chế tác theo thủ pháp điêu khắc và lấp đầy)

Có hàng ngàn loại đồ khảm nạm sơn kim, chẳng hạn như xe ngựa, đồ dùng trong nghi lễ, đồ dùng hoàng thất, bình phong bảng hiệu, bàn ghế hay hộp đựng. Tất cả đều thể hiện thần khí của những báu vật, thể hiện bầu không khí vinh hoa tráng lệ trong hoàng thất, đậm hương vị kinh thành.

6. Hoa ti khảm nạm


(Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh với công nghệ hoa khảm)

Hoa ti khảm nạm, kỳ thật là được kết hợp từ hai kỹ thuật “Hoa ti” và “Khảm nạm”. Các nghệ nhân sẽ đem các sợi đồng, vàng, bạc làm thành những sợi mỏng như tơ như tóc, sau đó được uốn cong thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau.


(Trâm cài đầu hoa khảm )

Công nghệ cơ bản của hoa khảm được khái quát trong 8 từ: bóp, lấp, xếp, chồng, dệt, bện, lắp ghép, hàn. Tám kỹ thuật này, trong quá trình làm có thể căn cứ tình huống thực tế để tiến hành theo các thứ tự khác nhau.


(Cài áo hoa khảm vàng có gắn thêm ngọc ruby)

Hoa ti khảm nạm đến đời Thanh có phong cách và bước phát triển ngược lại với nhà Minh. Nhà Thanh, hoa khảm đã được đưa vào sản xuất một cách quy mô và chuyên môn hơn. Ngoài ra, các nghệ nhân thời Thanh lấy khắc và khảm làm bước chủ chốt, phong cách này cùng với phong cách đời nhà Minh bất đồng.


(Mũ đội của các bậc phi tử trong cung nhà Thanh)

Hoa khảm là nghệ thuật của vàng và lửa, là kho báu của Hoàng gia cổ xưa, cũng là nghề thủ công tinh tế nhất, cùng với những viên đá nạm quý giá, đã đưa vẻ đẹp của vàng và bạc đến cấp độ cao nhất.

7. Dệt thảm hoàng cung

Dệt thảm đã có lịch sử hơn 2000 năm, rất hưng thịnh vào thời nhà Nguyên.Thời bấy giờ, phần lớn các tấm thảm được dệt ra là chuyên để cung cấp cho hoàng cung. Đến thời nhà Minh, Thanh thì kỹ thuật ngày một phát triển.



Đến thời kỳ vua Văn Tông thời Thanh (1851 – 1861), một số lượng lớn các nhà sản xuất thảm tại Tây Tạng đã vào Bắc Kinh khiến cho nghề thủ công này ngày càng phát triển mạnh, bắt đầu lan ra khỏi hoàng cung đi vào trong từng ngôi nhà của người dân, vì quá khứ là dụng phẩm chuyên dùng của hoàng cung, nên người ta gọi nó là “cung thảm”.



Thảm dệt ở Bắc Kinh có: thảm trải sàn, thảm tường (bích thảm), thảm nằm v.v. rất nhiều chủng loại. Nguyên liệu của thảm hoàng cung chủ yếu là lông cừu và tơ tằm, rất ổn định, chắc chắn hơn nữa mặt thảm lại mềm mịn. Hoa văn của thảm cũng rất phong phú, đa sắc thái như phong cách cổ xưa, phong cách dân tộc, văn hoa cổ điển, mây trời v.v. Các hoa văn trên thảm chú trọng sự đối xứng, nhằm tạo cho con người một cảm giác ổn định, bình an.

8. Kinh thêu

Kinh thêu hay còn gọi là cung thêu, là một công nghệ thủ công thêu truyền thống của Trung Hoa cổ đại, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm thêu thùa tại kinh đô Bắc Kinh.

Kinh thêu dưới nhà Đường bắt đầu hưng thịnh, tại Yến Kinh lúc đó (Bắc Kinh ngày nay) còn đặc biệt mở ra “Thêu viện”.


(Áo khoác với hoa văn miêu tả một cuộc gặp gỡ trên cầu, nhà Minh)

Thời đại nhà Minh và nhà Thanh, kinh thêu phát triển rất hưng thịng, được sử dụng chủ yếu để trang trí trang phục hay những trang sức trong cung đình, mang một phong cách thanh lịch, nghệ thuật điêu luyện cùng kỹ thuật tinh tế.

Nghệ thuật kinh thêu trong hoàng cung là việc sử dụng hàng trăm hàng nghìn các sợi tơ liên kết lại với nhau, là kết tinh của nghệ thuật sáng tạo cùng sự lao động miệt mài của con người từ thời cổ đại.


(Hoa văn hoa mẫu đơn được thêu bằng kim tuyến trên vai áo, thời cuối nhà Thanh)
Cung thêu trong thời kỳ nhà Thanh càng trở nên hưng thịnh, đặc biệt là trong thời kỳ Quang Tự (Thanh Đức Tông). Vào cuối triều đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều các xưởng thêu tại Bắc Kinh, từ việc thừa hưởng của một số đặc điểm cùng phương pháp cung thêu, làm cho những chủ đề về hoa văn trở nên mang nét dân gian, gần gũi với cuộc sống. Hậu nhân từ đó mới chuyển cái tên “cung thêu” trở thành “kinh thêu”.
Em vodka Lão mà máy không cho

Tinh xảo tuyệt luân Lão ạ
 

Nga Ngọc Ngà

Xe buýt
Biển số
OF-743623
Ngày cấp bằng
20/9/20
Số km
645
Động cơ
57,319 Mã lực
Dạ vâng, đồ mỹ nghệ này nó có nhiều món li kỳ lắm cụ ạ
Đúng vậy, thật bái phục các nghệ nhân Trung Hoa vì ý tưởng và sự khéo léo của họ. Dù mình không thích nhiều điểm ở người Hoa, vẫn phải thừa nhận và ngưỡng mộ những thành tựu của họ trên nhiều lĩnh vực.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực

Virus Love

Xe buýt
Biển số
OF-490995
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
949
Động cơ
5,596 Mã lực
Tuổi
47
Đẹp quá. Cụ có tài liệu về nghệ thuật long sàn không cho em ít hình ảnh với
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,437
Động cơ
422,264 Mã lực
công nhận người Tàu làm cái gì nó cũng dụng công, chi tiết và tỉ mỉ.
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,911
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Em vào ngắm . đẹp thật Cụ chủ ạ
 

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường
Đồ mỹ thuật cổ đại của Trung Quốc thì tinh xảo bậc nhất Thế giới rồi...
Mà cụ chủ cũng viết các bài trên báo phải k?
Rảnh rỗi lên mạng đọc rồi bê về hầu các cụ thôi ạ, nhà cháu nói rõ là nhàu cháu sưu tầm trên mạng đó cụ. Nhà cháu chỉ viết về nghệ thuật khảm của Việt Nam thôi cụ ạ, nghề của nhà cháu mà.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,254
Động cơ
1,036,098 Mã lực
Đúng mấy cái tượng, nhân vật mà khảm bằng ngà voi thì quá tinh xảo và sống động. Đẹp tuyệt!
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,450
Động cơ
-339,806 Mã lực
Quá đẹp và tinh xảo
 

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường

xuanha_ng

Xe container
Biển số
OF-93428
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
5,060
Động cơ
915,652 Mã lực

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,699
Động cơ
3,262,587 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ vào đây tham khảo thêm, website của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.
 

chinhpham7983

Xe buýt
Biển số
OF-756201
Ngày cấp bằng
3/1/21
Số km
542
Động cơ
55,257 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Chào các cụ các mợ! Nay nhà cháu rảnh rỗi lên mạng sưu tầm hầu các cụ về "8 loại hình nghệ thuật đỉnh cao của Trung Hoa xưa".

Trung Hoa còn gọi là Thần Châu, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng gọi là văn hóa Thần truyền, nền văn minh 5000 năm đã để lại cho hậu thế một nền văn hóa rực rỡ. “Yến Kinh bát tuyệt” chỉ tám loại hình nghệ thuật cổ điển truyền thống đỉnh cao của Trung Hoa xưa, đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam, chạm khắc ngọc, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, khảm nạm sơn kim, hoa khảm, dệt thảm hoàng cung và kinh thêu.

1. Đồ đồng tráng men Cảnh Thái Lam



Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”.

Đồ tráng men Cảnh thái lam được lấy tên từ thời của hoàng đế thứ 7 triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Kỳ Ngọc hay còn gọi là Cảnh Thái đế.


Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung nóng chảy, để những sợi đồng nóng chảy bám lên bề mặt của sản phẩm.


Đồ Cảnh Thái Lam phát triển rực rỡ vào những năm thời kỳ vua Càn Long, kỹ thuật nâng cao vượt trội, số lượng ngày càng nhiều thuận theo đó độ tinh vi cũng ngày càng cao.

2. Chạm khắc ngọc

Cho đến nay các nhà khảo cổ học luôn tin rằng, đồ vật ngọc bội đã xuất hiện trong khoảng giai đoạn 5.000 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ đó ở Trung Quốc đã xuất hiện vòng ngọc hình bán nguyệt, đá ngọc thạch và những đồ dùng bằng ngọc. Đây chính là văn hóa về ngọc lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Chạm khắc ngọc được coi là loại hình nghệ thuật có lịch sử rất lâu đời. Từ thời Minh, Thanh, đồ ngọc đã bắt đầu phát triển trở thành một trường phái nghệ thuật.


(Bình ngọc thời Thanh Càn Long)

Hai trường phái chạm ngọc nổi tiếng, Nam có ngọc Tô Châu, ngọc Dương Châu; Bắc lấy ngọc Bắc Kinh làm chính. Đến nhà Thanh, phần lớn các nghệ nhân làm ngọc đều chuyển từ phía Nam lên phía Bắc, đến Bắc Kinh. Hình thành một sự kết hợp giữa hai phái, khiến cho việc chế tạo các sản phẩm từ ngọc thạch trở nên xinh đẹp, mỹ lệ đến không tưởng.


(Lược bằng ngọc, thời Thanh Càn Long mô phỏng lại ngọc bạch thời Đường)

Nghệ thuật chạm khắc ngọc ở Bắc có lịch sử rất lâu dài, tay nghề kỹ thuật rất tinh xảo, mạnh mẽ cho ra những tác phẩm vô cùng trang trọng và đáp ứng được mọi quy tắc, quy phạm từ Hoàng gia.

Các đề tài được chọn rất phong phú, từ sơn cảnh, hoa lá, chim muông đến con người v.v. mỗi loại đều mang phong cách và khí chất rất riêng biệt.


(Ngọc mô phỏng “Đại Vũ trị thủy” nổi tiếng trong lịch sử, thời Thanh Càn Long )

Có câu nói “Ngọc bất trác, bất thành khí” (Ngọc không được mài giũa, không thành được khí cụ), những hình dáng độc đáo, phong cách tinh tế, đó là tất cả về ngọc bội sau khi trải qua nhiều quá trình chế tác. Các bậc thầy chạm khắc ngọc trong quá khứ đều được truyền thừa câu nói trên và coi chúng như một đạo lý. Điều này cho ta thấy lịch sử lâu đời của ngành thủ công này ở Trung Hoa, vang danh thế giới, lưu giữ văn hóa ngọc bội trường tồn.

3. Chạm khắc ngà voi



Chạm khắc ngà voi được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, sau đó được phát triển trong thời Hán Đường, hưng thịnh vào thời nhà Minh và nhà Thanh, lưu truyền mấy ngàn năm.

Thời xưa, chạm khắc ngà voi được gọi là “Công nghệ Hoàng gia”, tất cả các sản phẩm chủ yếu là đồ dùng trong cung đình, là cống phẩm lên Hoàng thất. Từ đầu nhà Thanh, Bắc Kinh đã có mười mấy nhà xưởng chuyên về công nghệ này.



Hiện nay công nghệ sản xuất các tác phẩm chạm khắc ngà voi tập trung chính trong bốn khu vực: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Nam Kinh.

Ngà voi là bộ phận cứng chắc nhất của con voi, sau khi đánh bóng sẽ sáng bóng như ngọc bích, có thể chịu lực tốt không dễ gãy vỡ, được trân quý sánh ngang bảo ngọc thạch.



4. Sơn khắc



Bắt đầu từ thời Hán, Đường và được hưng thịnh trong thời Minh, Thanh, chạm trổ sơn khắc có đến 1.400 năm lịch sử. Cùng với chạm khắc ngà voi, ngọc bội và đồ tráng men cảnh thái lam làm nên “tứ đại thủ công nghệ của Bắc Kinh”.

Thời nhà Thanh, công nghệ sơn khắc ngày càng phát triển, các mẫu hoa văn càng thêm tinh tế, tỉ mỉ mà sang trọng. Chạm trổ sơn khắc mang khí phái của hoàng gia, cao quý và thanh lịch, được coi là kho báu quý giá và là tinh hoa nghệ thuật độc đáo của phương Đông.


(Cốc uống trà chạm sơn đỏ, ngự đề thơ thời Thanh Càn Long)

Nói về việc chế tạo sản xuất ra một sản phẩm chạm trổ sơn khắc, từ công đoạn thiết kế, tạo phôi, đánh véc ni, vẽ in, điêu khắc, điêu khắc, mài, đánh bóng, tạo hộp gỗ v.v. là một chuỗi quá trình cực kì phức tạp.


Chạm trổ sơn khắc ở Bắc Kinh được chia làm hai loại: kim loạiphi kim loại. Trước đây sản phẩm được tráng men cẩm thạch, sau đó mới sử dụng nước sơn. Nước sơn được sơn theo từng lớp, quét một lớp, để khô sau đó quét một lớp nữa, một ngày sẽ quét hai lần sơn. Lớp phủ gồm vài chục lớp, nhiều thì là ba trăm, năm trăm lớp, công nghệ này nhìn chung cực kì phức tạp và cầu kì.

5. Khảm nạm sơn kim



Đây là một loại hình sơn mài truyền thống Trung Hoa, “khảm nạm sơn kim”, nếu tính từ thời kỳ sơ khai nhất, có thể đã có đến hơn 8.000 năm lịch sử.



“Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống.

Còn khảm nạm chính là chỉ việc đem các loại ngọc thạch, xương thú, sừng trâu v.v. điêu khắc thành các sự vật, chim hoa, hoa văn, rồi khảm trên bề mặt gỗ đã sơn.

Nghệ thuật này được chia làm bốn kỹ thuật chính, bao gồm: vẽ hoa văn màu, điêu khắc và lấp đầy, khắc khôi, và khảm nạm.


(Bình phong được chế tác theo thủ pháp điêu khắc và lấp đầy)

Có hàng ngàn loại đồ khảm nạm sơn kim, chẳng hạn như xe ngựa, đồ dùng trong nghi lễ, đồ dùng hoàng thất, bình phong bảng hiệu, bàn ghế hay hộp đựng. Tất cả đều thể hiện thần khí của những báu vật, thể hiện bầu không khí vinh hoa tráng lệ trong hoàng thất, đậm hương vị kinh thành.

6. Hoa ti khảm nạm


(Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh với công nghệ hoa khảm)

Hoa ti khảm nạm, kỳ thật là được kết hợp từ hai kỹ thuật “Hoa ti” và “Khảm nạm”. Các nghệ nhân sẽ đem các sợi đồng, vàng, bạc làm thành những sợi mỏng như tơ như tóc, sau đó được uốn cong thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau.


(Trâm cài đầu hoa khảm )

Công nghệ cơ bản của hoa khảm được khái quát trong 8 từ: bóp, lấp, xếp, chồng, dệt, bện, lắp ghép, hàn. Tám kỹ thuật này, trong quá trình làm có thể căn cứ tình huống thực tế để tiến hành theo các thứ tự khác nhau.


(Cài áo hoa khảm vàng có gắn thêm ngọc ruby)

Hoa ti khảm nạm đến đời Thanh có phong cách và bước phát triển ngược lại với nhà Minh. Nhà Thanh, hoa khảm đã được đưa vào sản xuất một cách quy mô và chuyên môn hơn. Ngoài ra, các nghệ nhân thời Thanh lấy khắc và khảm làm bước chủ chốt, phong cách này cùng với phong cách đời nhà Minh bất đồng.


(Mũ đội của các bậc phi tử trong cung nhà Thanh)

Hoa khảm là nghệ thuật của vàng và lửa, là kho báu của Hoàng gia cổ xưa, cũng là nghề thủ công tinh tế nhất, cùng với những viên đá nạm quý giá, đã đưa vẻ đẹp của vàng và bạc đến cấp độ cao nhất.

7. Dệt thảm hoàng cung

Dệt thảm đã có lịch sử hơn 2000 năm, rất hưng thịnh vào thời nhà Nguyên.Thời bấy giờ, phần lớn các tấm thảm được dệt ra là chuyên để cung cấp cho hoàng cung. Đến thời nhà Minh, Thanh thì kỹ thuật ngày một phát triển.



Đến thời kỳ vua Văn Tông thời Thanh (1851 – 1861), một số lượng lớn các nhà sản xuất thảm tại Tây Tạng đã vào Bắc Kinh khiến cho nghề thủ công này ngày càng phát triển mạnh, bắt đầu lan ra khỏi hoàng cung đi vào trong từng ngôi nhà của người dân, vì quá khứ là dụng phẩm chuyên dùng của hoàng cung, nên người ta gọi nó là “cung thảm”.



Thảm dệt ở Bắc Kinh có: thảm trải sàn, thảm tường (bích thảm), thảm nằm v.v. rất nhiều chủng loại. Nguyên liệu của thảm hoàng cung chủ yếu là lông cừu và tơ tằm, rất ổn định, chắc chắn hơn nữa mặt thảm lại mềm mịn. Hoa văn của thảm cũng rất phong phú, đa sắc thái như phong cách cổ xưa, phong cách dân tộc, văn hoa cổ điển, mây trời v.v. Các hoa văn trên thảm chú trọng sự đối xứng, nhằm tạo cho con người một cảm giác ổn định, bình an.

8. Kinh thêu

Kinh thêu hay còn gọi là cung thêu, là một công nghệ thủ công thêu truyền thống của Trung Hoa cổ đại, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm thêu thùa tại kinh đô Bắc Kinh.

Kinh thêu dưới nhà Đường bắt đầu hưng thịnh, tại Yến Kinh lúc đó (Bắc Kinh ngày nay) còn đặc biệt mở ra “Thêu viện”.


(Áo khoác với hoa văn miêu tả một cuộc gặp gỡ trên cầu, nhà Minh)

Thời đại nhà Minh và nhà Thanh, kinh thêu phát triển rất hưng thịng, được sử dụng chủ yếu để trang trí trang phục hay những trang sức trong cung đình, mang một phong cách thanh lịch, nghệ thuật điêu luyện cùng kỹ thuật tinh tế.

Nghệ thuật kinh thêu trong hoàng cung là việc sử dụng hàng trăm hàng nghìn các sợi tơ liên kết lại với nhau, là kết tinh của nghệ thuật sáng tạo cùng sự lao động miệt mài của con người từ thời cổ đại.


(Hoa văn hoa mẫu đơn được thêu bằng kim tuyến trên vai áo, thời cuối nhà Thanh)
Cung thêu trong thời kỳ nhà Thanh càng trở nên hưng thịnh, đặc biệt là trong thời kỳ Quang Tự (Thanh Đức Tông). Vào cuối triều đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều các xưởng thêu tại Bắc Kinh, từ việc thừa hưởng của một số đặc điểm cùng phương pháp cung thêu, làm cho những chủ đề về hoa văn trở nên mang nét dân gian, gần gũi với cuộc sống. Hậu nhân từ đó mới chuyển cái tên “cung thêu” trở thành “kinh thêu”.
Cảm ơn chia sẻ của cụ, rất đẹp và rất thú vị.
 

ford focus 2010

Xe điện
Biển số
OF-71044
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
3,934
Động cơ
463,337 Mã lực
Nơi ở
NTTart
Cảm ơn Mộc Đức chia sẻ! Lâu rồi ko gặp nhau em nhỉ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top