- Biển số
- OF-678114
- Ngày cấp bằng
- 26/6/19
- Số km
- 328
- Động cơ
- 107,630 Mã lực
Mấy tháng gần đây thời tiết nắng nóng nên các gia đình, nhất là các gia đình ở thành phố sử dụng điều hòa khá nhiều dẫn đến việc hóa đơn tiền điện gây nên những sự bất ngờ cho gia chủ. Kết hợp với việc vừa ‘chuyên cần’ vừa làm ăn tắc trách của một số bộ phận nhân viên nhà đài đã tạo nên những câu chuyện bi hài kịch hút khách trong thời gian qua. Để các cụ các mợ có thể hiểu hơn về điều hòa cũng như cách sử dụng hợp lý, em xin phép tạo thớt này bao gồm một số thông tin do em đi sưu tầm chứ không phải ngồi hút thuốc lào rồi bịa ra đâu ạ.
1 Máy điều hoà ra đời khi nào?
Máy điều hoà nhiệt độ đã ra đời từ hơn 100 năm trước. 17/7/1902, Willis Carrier đã tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện, được dùng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và còn giữ độ ẩm trong nhà máy. Nhưng tới đến năm 1914, hệ thống điều hòa dân dụng mới lần đầu tiên được lắp cho một biệt thự cá nhân tại Minneapolis (Mỹ) do Carrier chế tạo. Kích thước của cỗ máy rất lớn với chiều cao 2,1 m, rộng 1,8m và dài gần 7m.
2. Vị trí thích hợp nhất để lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh?
Vị trí thích hợp nhất là đặt dàn nóng (ngoài trời) thấp hơn dàn lạnh (trong nhà). Theo các thợ kỹ thuật về điện lạnh, cách lắp đặt này giúp dầu máy nén hoà tan trong gas lạnh lỏng không bị bay hơi tại dàn lạnh và không khó hồi về máy nén, tránh đọng lại ở dàn lạnh khiến hiệu suất làm lạnh và công suất bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đặt dàn nóng ngoài trời cao hơn, nên thiết kế thêm bẫy dầu nhằm đảm bảo dầu hồi về lốc máy.
Vị trí lắp cục nóng điều hòa, nên cách tường tối thiểu 5 cm. Độ thoáng hai bên của dàn nóng nên tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện tối thiểu 60 cm. Tuy nhiên, cũng không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất và thấp hơn không quá nhiều so với dàn lạnh trong nhà.
3. Công suất BTU là gì?
BTU, từ viết tắt của British Thermal Unit, là một đơn vị năng lượng mô tả giá trị nhiệt nhiên liệu và cũng để mô tả công suất của các hệ thống làm lạnh và sưởi ấm. Về lý thuyết, BTU là năng lượng cần thiết để tan chảy 1 Pound (454 gram) băng hoặc tăng 1 độ F của 1 Pound nước. Trên điều hoà, thông số này thường xuất hiện dưới dạng BTU/h hoặc BTU không.
Nên nhớ, BTU hay BTU/h là thông số mô tả công suất làm lạnh chứ không phải công suất tiêu thụ điện của điều hoà. Nhưng BTU là thông số rất quan trọng khi mua điều hoà, giúp lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với diện tích phòng, đảm bảo hiệu quả làm lạnh nhanh và tiết kiệm điện.
4. Điều hoà công suất 1 HP tương ứng với bao nhiêu BTU?
Ngoài BTU, sức ngựa (HP - Horse Power) cũng là một thông số thường thấy trên các mẫu điều hoà. Tại Việt Nam, HP là thông số thường được mô tả kèm với các mẫu điều hoà, thể hiện khả năng làm lạnh. Thực chất, sức ngựa là một đơn vị cũ cũng dùng để chỉ công suất, nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét. 1 HP = 0,7456 KW
Thực tế khác với BTU, HP là công suất điện của máy nén. Thông thường các điều hoà có công suất 1 HP sẽ tương ứng với công suất làm lạnh khoảng 9.000 BTU/h còn 1,5 HP tương ứng với 12.000 BTU/h. 2 HP và 2,5 HP tương ứng với 18.000 BTU/h và 24.000 BTU/h.
5. Cách dùng điều hoà nào mới tiết kiệm điện?
Theo các chuyên gia, để làm mát phòng, không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C. Ở Việt Nam, mức nhiệt độ phù hợp được khuyên đặt là 25-27 độ C. Thông thường, mỗi mức nhiệt độ có mức chênh lệch trung bình khoảng 3% điện năng tiêu thụ.
Nhiều người có thói quen đặt nhiệt độ xuống mức thấp nhất (16-18 độ C), với mong muốn căn phòng sẽ mát lạnh ngay lập tức. Tuy nhiên, việc làm này vừa khiến thiết bị hoạt động quá tải, gây lãng phí điện, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, trong khi hiệu quả mang lại không khác so với việc thiết lập mức nhiệt độ phù hợp.
Chế độ Dry có thể làm mát nhờ giúp giảm độ ẩm trong không khí, tăng tốc quá trình bay hơi mồ hôi, tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng. Tuy nhiên, điều hòa ở chế độ này thường không thể làm giảm quá 2 đến 3 độ C và thường "vô dụng" nếu trời quá nắng nóng.
6. Điều hoà 9000 BTU thích hợp cho phòng có diện tích bao nhiêu mét vuông?
So với thông số sức ngựa HP, công suất làm lạnh BTU giúp người dùng có thể lựa chọn được chính xác điều hoà phù hợp với phòng.
Công suất làm lạnh tối ưu của điều hoà là 200 BTU mỗi m3. Nhà ở Việt Nam thường có chiều cao trần nhà trung bình 3 mét.
Vì thế, công suất làm lạnh phù hợp = diện tích phòng (m2) x 600 BTU
Với 9.000 BTU, diện tích phòng phù hợp sẽ là = 9.000 BTU / 600 = 15 m2. Nếu phòng có diện tích lớn hơn hoặc trần cao hơn 3 mét, công suất này sẽ làm giảm khả năng làm lạnh, tốn thời gian hơn trong việc làm mát và gây ngốn điện. Người dùng sẽ cần điều hoà có công suất làm lạnh cao hơn, ví dụ 12.000 BTU/h.
7. Điều hoà Inverter là gì?
Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ máy nén biến tần giúp điều chỉnh tốc độ quay của máy nén sao cho phù hợp với công suất làm lạnh. Máy nén sẽ hoạt động chậm lại chứ không tắt hẳn khi phòng đạt nhiệt độ cài đặt. Nhờ vậy, điều hòa Inverter không phải liên tục bật – tắt như điều hòa thông thường, gây lãng phí điện năng.
Điều hòa có công nghệ biến tần Inverter ngày nay rất phổ biến và được quảng cáo là tiết kiệm điện từ 30 đến 60%. Nhưng thực tế, điều hòa Inverter tốt nhưng không quá nhiều như quảng cáo, đặc biệt là điều kiện sử dụng tại Việt Nam. Thường các sản phẩm Inverter chỉ tiết kiệm điện khi điều hòa bật liên tục trên 8 tiếng.
1 Máy điều hoà ra đời khi nào?
Máy điều hoà nhiệt độ đã ra đời từ hơn 100 năm trước. 17/7/1902, Willis Carrier đã tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện, được dùng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và còn giữ độ ẩm trong nhà máy. Nhưng tới đến năm 1914, hệ thống điều hòa dân dụng mới lần đầu tiên được lắp cho một biệt thự cá nhân tại Minneapolis (Mỹ) do Carrier chế tạo. Kích thước của cỗ máy rất lớn với chiều cao 2,1 m, rộng 1,8m và dài gần 7m.
2. Vị trí thích hợp nhất để lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh?
Vị trí thích hợp nhất là đặt dàn nóng (ngoài trời) thấp hơn dàn lạnh (trong nhà). Theo các thợ kỹ thuật về điện lạnh, cách lắp đặt này giúp dầu máy nén hoà tan trong gas lạnh lỏng không bị bay hơi tại dàn lạnh và không khó hồi về máy nén, tránh đọng lại ở dàn lạnh khiến hiệu suất làm lạnh và công suất bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đặt dàn nóng ngoài trời cao hơn, nên thiết kế thêm bẫy dầu nhằm đảm bảo dầu hồi về lốc máy.
Vị trí lắp cục nóng điều hòa, nên cách tường tối thiểu 5 cm. Độ thoáng hai bên của dàn nóng nên tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện tối thiểu 60 cm. Tuy nhiên, cũng không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất và thấp hơn không quá nhiều so với dàn lạnh trong nhà.
3. Công suất BTU là gì?
BTU, từ viết tắt của British Thermal Unit, là một đơn vị năng lượng mô tả giá trị nhiệt nhiên liệu và cũng để mô tả công suất của các hệ thống làm lạnh và sưởi ấm. Về lý thuyết, BTU là năng lượng cần thiết để tan chảy 1 Pound (454 gram) băng hoặc tăng 1 độ F của 1 Pound nước. Trên điều hoà, thông số này thường xuất hiện dưới dạng BTU/h hoặc BTU không.
Nên nhớ, BTU hay BTU/h là thông số mô tả công suất làm lạnh chứ không phải công suất tiêu thụ điện của điều hoà. Nhưng BTU là thông số rất quan trọng khi mua điều hoà, giúp lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với diện tích phòng, đảm bảo hiệu quả làm lạnh nhanh và tiết kiệm điện.
4. Điều hoà công suất 1 HP tương ứng với bao nhiêu BTU?
Ngoài BTU, sức ngựa (HP - Horse Power) cũng là một thông số thường thấy trên các mẫu điều hoà. Tại Việt Nam, HP là thông số thường được mô tả kèm với các mẫu điều hoà, thể hiện khả năng làm lạnh. Thực chất, sức ngựa là một đơn vị cũ cũng dùng để chỉ công suất, nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét. 1 HP = 0,7456 KW
Thực tế khác với BTU, HP là công suất điện của máy nén. Thông thường các điều hoà có công suất 1 HP sẽ tương ứng với công suất làm lạnh khoảng 9.000 BTU/h còn 1,5 HP tương ứng với 12.000 BTU/h. 2 HP và 2,5 HP tương ứng với 18.000 BTU/h và 24.000 BTU/h.
5. Cách dùng điều hoà nào mới tiết kiệm điện?
Theo các chuyên gia, để làm mát phòng, không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C. Ở Việt Nam, mức nhiệt độ phù hợp được khuyên đặt là 25-27 độ C. Thông thường, mỗi mức nhiệt độ có mức chênh lệch trung bình khoảng 3% điện năng tiêu thụ.
Nhiều người có thói quen đặt nhiệt độ xuống mức thấp nhất (16-18 độ C), với mong muốn căn phòng sẽ mát lạnh ngay lập tức. Tuy nhiên, việc làm này vừa khiến thiết bị hoạt động quá tải, gây lãng phí điện, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, trong khi hiệu quả mang lại không khác so với việc thiết lập mức nhiệt độ phù hợp.
Chế độ Dry có thể làm mát nhờ giúp giảm độ ẩm trong không khí, tăng tốc quá trình bay hơi mồ hôi, tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng. Tuy nhiên, điều hòa ở chế độ này thường không thể làm giảm quá 2 đến 3 độ C và thường "vô dụng" nếu trời quá nắng nóng.
6. Điều hoà 9000 BTU thích hợp cho phòng có diện tích bao nhiêu mét vuông?
So với thông số sức ngựa HP, công suất làm lạnh BTU giúp người dùng có thể lựa chọn được chính xác điều hoà phù hợp với phòng.
Công suất làm lạnh tối ưu của điều hoà là 200 BTU mỗi m3. Nhà ở Việt Nam thường có chiều cao trần nhà trung bình 3 mét.
Vì thế, công suất làm lạnh phù hợp = diện tích phòng (m2) x 600 BTU
Với 9.000 BTU, diện tích phòng phù hợp sẽ là = 9.000 BTU / 600 = 15 m2. Nếu phòng có diện tích lớn hơn hoặc trần cao hơn 3 mét, công suất này sẽ làm giảm khả năng làm lạnh, tốn thời gian hơn trong việc làm mát và gây ngốn điện. Người dùng sẽ cần điều hoà có công suất làm lạnh cao hơn, ví dụ 12.000 BTU/h.
7. Điều hoà Inverter là gì?
Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ máy nén biến tần giúp điều chỉnh tốc độ quay của máy nén sao cho phù hợp với công suất làm lạnh. Máy nén sẽ hoạt động chậm lại chứ không tắt hẳn khi phòng đạt nhiệt độ cài đặt. Nhờ vậy, điều hòa Inverter không phải liên tục bật – tắt như điều hòa thông thường, gây lãng phí điện năng.
Điều hòa có công nghệ biến tần Inverter ngày nay rất phổ biến và được quảng cáo là tiết kiệm điện từ 30 đến 60%. Nhưng thực tế, điều hòa Inverter tốt nhưng không quá nhiều như quảng cáo, đặc biệt là điều kiện sử dụng tại Việt Nam. Thường các sản phẩm Inverter chỉ tiết kiệm điện khi điều hòa bật liên tục trên 8 tiếng.