[Funland] 60 năm trước đây, Quân giải phóng thằng trận Bình Giã

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam có một số trận đánh mang dấu ấn lịch sử
1.Trận Ấp Bắc 2/1/1963 phá vỡ chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”
2. Trận Bình Giã tháng 12/1964, đánh nhau cấp Trung đoàn chính quy của Quân giải phóng với quân đội VNCH cách Sài Gòn chỉ 70 km
3. Trận Vạn Tường hôm 19/8/1965, trận thử sức đầu tiên giữa quân đội Mỹ và Quân giải phóng
4. Trận Ia Drang (Gia Lai), vây đồn, diệt viện
5. Trận Dak To tháng 11/1967, lôi địch lên Tây Nguyên để tiêu diệt
Bình Giã là một xã thuộc huyện Đất Đỏ, (Châu Thành cũ) tỉnh Phước Tuy cũ nay là một xã thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 67 km
Đất Đỏ là quê hương liệt sĩ Võ Thị Sáu

Bình Giã 1964_12_29 (1).jpg

Bình Giã cách Sài Gòn 67 km
Bình Giã 1964_12_29 (2).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Trận Bình Giã
Thời gian 28 tháng 12 năm 1964- 1 tháng 1 năm 1965
Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.
Lực lượng tham chiến
Phía Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Đại úy Franklin P. Eller (cố vấn cao cấp) chỉ huy
Vài chục sỹ quan cố vấn Mỹ
Vài chục máy bay, xe tăng và xe thiết giáp các loại
Quân số 4.300 người
______________
Phía Quân giải phóng miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Lê Trọng Tấn
Dương Văn Nhứt
Trần Đình Xu
Trung đoàn bộ binh Q761
4 tiểu đoàn trợ chiến gồm Cối 81, DKZ75, trọng liên 12ly7
Quân khu 7 chi viện 2 tiểu đoàn tập trung là tiểu đoàn 700 và tiểu đoàn 800
Quân khu 6 hỗ trợ bằng tiểu đoàn tập trung là Tiểu đoàn 186
Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cũng tham gia phục vụ chiến dịch
Tổng số chừng 2000 người
Phần thắng thuộc về Quân giải phóng
Thương vong và tổn thất
Phía Hoa Kỳ và VNCH
201 binh sĩ VNCH chết + 5 Cố vấn Mỹ
192 bị thương binh sĩ VNCH bị thương + 8 Cố vấn Mỹ bị thương
68 binh sĩ VNCH mất tích + 3 cố vấn Mỹ Mỹ
21 trực thăng, 1 máy bay trinh sát bị bắn rơi

Phía Quân giải phóng: tt nhất 32 người chết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Phương thức tác chiến
Quân lực Việt Nam Cộng hòa áp dụng chiến thuật phỏng theo lối đánh trực thăng vận và thiết xa vận của quân đội Mỹ, tức là sử dụng trực thăng và xe bọc thép để hành quân với tốc độ cao, khi tác chiến bộ binh được hỗ trợ với hỏa lực mạnh (súng đại liên, pháo, rocket...) gắn trên trực thăng và xe bọc thép.
Phương thức tác chiến chủ yếu của Quân Giải phóng là đánh đối phương ngoài công sự, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật tập kích, phục kích, vận động tiến công với mục tiêu là đánh gục ngay từ đầu chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của đối phương.
 

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
355
Động cơ
3,573 Mã lực
Tuổi
38
Kể cũng lạ cho đội VNCH, giả sử như chiến khu R, Tây Nguyên hay Vạn Tường Núi Thành thì còn gần rừng núi, chứ có mỗi .... rừng Sác thôi, tai Bà Rịa mà để đối thủ áp sát đánh nhau cấp trung đoàn chính quy, trong khi biển VNCH kiểm soát được, thế thì hỏi sao chả mấy mà đánh đấm thua toàn diện.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Diễn biến chiến sự

Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của Quân Giải phóng tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa phương quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân QLVNCH được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
Hôm sau, ngày 29 tháng 12, 1964, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
Ngày 30 tháng 12, 1964 : Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gửi đến tăng cường, nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 TQLC lọt vào ổ phục kích của Quân Giải phóng và bị tiêu diệt, phần còn lại của Tiểu đoàn 4 TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng Quân Giải phóng đã rút lui.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tổng cộng có 201 quân nhân thiệt mạng (trong đó có 5 cố vấn Mỹ), 192 người bị thương (trong đó có tám người Mỹ), và 68 người mất tích (ba người Mỹ bị bắt làm tù binh).
Thiệt hại của Tiểu đoàn 4 TQLC bao gồm 112 tử trận, 71 bị thương, 29/35 sĩ quan của tiểu đoàn đã tử trận kể cả Tiểu đoàn trưởng.
Các cố vấn Donald G. Cook (cố vấn Tiểu đoàn 4 TQLC), Harold G. Bennett và Charles E. Crafts (cố vấn Tiểu đoàn 33 Biệt động quân bị bắt làm tù binh.
Dù có ưu thế hơn hẳn về quân số và trang bị, lại được các sĩ quan Mỹ hỗ trợ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thất bại nặng. Sau trận này, Đại tướng Hoàng Văn Thái đánh giá đây là một thắng lợi quan trọng, là "... một chiến dịch quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược, mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam"
Trung đoàn chính quy đầu tiên của quân Giải phóng thành lập ở miền nam, Trung đoàn Q761, được gọi là "đoàn Bình Giã" để tuyên dương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Tháng 6 năm 1965, Thông tấn xã Việt Nam ở Hà Nội đã loan tin rằng ngày 24 tháng 6 năm 1965, Bennet đã bị xử bắn để trả đũa việc chính quyền VNCH xử tử hình công khai ông Trần Văn Đang bị bắt ngày 3 tháng 5 năm 1965 khi mang chất nổ dự định tấn công cư xá sĩ quan Hoa Kỳ trên đường Võ Tánh, Sài Gòn.
Bennet là người tù binh chiến tranh đầu tiên của Hoa Kỳ bị xử bắn trong Chiến tranh Việt Nam
Thắng lợi ở Bình Giã cho thấy sự phát triển nghệ thuật chiến tranh của quân Giải phóng miền Nam. Lực lượng phòng không chiến dịch đã nghiên cứu kỹ địa hình, xác định trước hướng bay, khu vực, bãi đổ quân; đồng thời chọn vị trí thuận lợi triển khai phục kích, đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Với vũ khí, trang bị dù thô sơ (chỉ có súng trường, tiểu liên, trung liên và một số đại liên thu được trên các xe thiết giáp của địch), quân Giải phóng đã thiết lập được thế trận phòng không linh hoạt, nhiều tầng, bắn rơi được 21 trực thăng và 1 máy bay trinh sát.
Thất bại ở Bình Giã đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải lo ngại: "Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi Quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã... Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn là có thể xảy ra"
Sau trận Bình Giã, Hoa Kỳ không còn tin tưởng vào quân đội VNCH có thể đương đầu với Quân giải phóng được nữa.
Cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ bắt đầu khởi động
Một tháng sau, hôm 7/2/1965 máy bay Mỹ ném bom Đồng Hới, Vĩnh Linh nói là trả đũa Bắc Việt Nam tấn công Camp Holloway ở Pleiku
Ba hôm sau, máy bay Mỹ lại tấn công Bắc Việt Nam nói là trả đũa Quân giải phóng đánh bom Hotel Việt Cường ở Qui Nhơn, dùng làm cư xá cho quân nhân Mỹ
Thế rồi, Mỹ lật luôn tấm chăn che phủ, một tháng sau đó hôm 5/3/1965 Mỹ tuyên bố Chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam mang tên Sấm Rền (kéo dài gần 4 năm)
Ba hôm sau, 2.000 TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, đánh dấu bộ binh Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam
Cuộc chiến tranh Việt Nam bùng lên dữ dội từ đó cho tới hôm 30/4/1975
Như đã nói, hôm 7/2/1965 trong khi những máy bay Mỹ lần đầu tiên ném bom Bắc Việt Nam (sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ hôm 5.8/1965), thì Thủ tướng Liên Xô Kosygin đang ở Hà Nội. Ông Kosygin sang để khẳng định với Hà Nội rằng Liên Xô sẽ ủng hộ cuộc chiến ở Việt Nam nếu Hà Nội quyết tâm,và trận ném bom của Mỹ hôm đó đã làm cho Hà Nội bất ngờ khi Kosygin đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của Hà Nội đưa 2 Trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina sang tham chiến ở Việt Nam, và năm tháng sau hôm 26/7/1965, sĩ quan Liên Xô đã điều khiển tên lửa ở trận địa Bất Bạt Sơn Tây hạ 2 chiếc F-4 Phantom
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Dưới đây là những hình ảnh trận Bình Giã, chưa từng được công khai
Bình Giã 1964_12_7 (1) .jpg

7-12-1964, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 761, và Tiều đoàn 5, Trung đoàn 762 Quân giải phóng tấn công chi khu quân sự Đất Đỏ (Bà Rịa). Dinh Quận trưởng Đất Đỏ bị hư hại nặng. Ảnh: François Sully
Bình Giã 1964_12_7 (2) .jpg

7-12-1964. thi thể những chiến sĩ Quân giải phóng trong trận đánh Chi khu quân sự Đấl Đỏ (Bà Rịa). Ánh: François Sully
Bình Giã 1964_12_7 (3) .jpg

7-12-1964. thi thể những chiến sĩ Quân giải phóng trong trận đánh Chi khu quân sự Đấl Đỏ (Bà Rịa). Ánh: François Sully
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,572
Động cơ
1,368,835 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Trận Bình Giã
Thời gian 28 tháng 12 năm 1964- 1 tháng 1 năm 1965
Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.
Lực lượng tham chiến
Phía Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Đại úy Franklin P. Eller (cố vấn cao cấp) chỉ huy
Vài chục sỹ quan cố vấn Mỹ
Vài chục máy bay, xe tăng và xe thiết giáp các loại
Quân số 4.300 người
______________
Phía Quân giải phóng miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Lê Trọng Tấn
Dương Văn Nhứt
Trần Đình Xu
Trung đoàn bộ binh Q761
4 tiểu đoàn trợ chiến gồm Cối 81, DKZ75, trọng liên 12ly7
Quân khu 7 chi viện 2 tiểu đoàn tập trung là tiểu đoàn 700 và tiểu đoàn 800
Quân khu 6 hỗ trợ bằng tiểu đoàn tập trung là Tiểu đoàn 186
Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cũng tham gia phục vụ chiến dịch
Tổng số chừng 2000 người
Phần thắng thuộc về Quân giải phóng
Thương vong và tổn thất
Phía Hoa Kỳ và VNCH
201 binh sĩ VNCH chết + 5 Cố vấn Mỹ
192 bị thương binh sĩ VNCH bị thương + 8 Cố vấn Mỹ bị thương
68 binh sĩ VNCH mất tích + 3 cố vấn Mỹ Mỹ
21 trực thăng, 1 máy bay trinh sát bị bắn rơi

Phía Quân giải phóng: tt nhất 32 người chết
Bên Giải phóng do Tướng Tấn chỉ huy thì bên VNCH xác định rồi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1964_12_29 (3).jpg

29-12-1964 - Trận Bình Giã
Một chiếc xe bò chở đầy xác binh sĩ chính phủ thiệt mạng trong trận Bình Giã được kéo ra từ khu rừng gần làng, ngày 29 tháng 12 năm 1964. Khoảng 200 quân chính phủ đã chết trong cuộc giao tranh kéo dài hơn một tuần.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,965
Động cơ
248,003 Mã lực
Tuổi
51
Kể cũng lạ cho đội VNCH, giả sử như chiến khu R, Tây Nguyên hay Vạn Tường Núi Thành thì còn gần rừng núi, chứ có mỗi .... rừng Sác thôi, tai Bà Rịa mà để đối thủ áp sát đánh nhau cấp trung đoàn chính quy, trong khi biển VNCH kiểm soát được, thế thì hỏi sao chả mấy mà đánh đấm thua toàn diện.
Có thể nói là quân giải phóng đánh trận bằng sự quyết tâm và dũng cảm, quân miền nam đánh trận bằng ... võ khí. Thế trận bất lợi đôi chút là chạy liền chứ đánh đấm gì !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1964_12_30 (1).jpg

30/12/1964 - Một người lính Biệt động quân VNCH đơn độc ngồi trên một gốc cây giữa đống đổ nát và thi thể của các đồng đội đã ngã xuống sau trận đánh với Quân giải phóng gần Bình Giã, ngày 30 tháng 12 năm 1964. Người lính này là một trong số ít thành viên của Tiểu đoàn 33 Biệt động quân Việt Nam sống sót sau trận chiến trong đó 60 người thiệt mạng trong đợt tấn công đầu tiên của Quân giải phóng
Bình Giã 1964_12_30 (2).jpg

30/12/1964 - Dân làng Bình Giã tại Nam Việt Nam đưa một binh sĩ Biệt động quân Việt Nam bị thương qua cánh đồng để đến trực thăng di tản vào ngày 30 tháng 12 năm 1964, trong cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và Quân giải phóng. Người lính Biệt động quân bị thương lấm lem và bẩn thỉu vì đã tự giấu mình dưới bụi cây và phủ đất để thoát khỏi bị quân du kích giết chết sau khi tiểu đoàn của anh ta bị tràn ngập trong trận chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1964_12_30 (3).jpg

30/12/1964 – Một trực thăng võ trang của Quân đội Mỹ bay che chở cho một nhóm TQLC Việt Nam khi họ tiến vào thị trấn Bình Giã vào ngày 30 tháng 12 năm 1964 sau khi quân chính phủ đã đánh bật được Quân giải phóng khỏi thị trấn Bình Giã. Trực thăng đang bắn vào các vị trí phục kích có thể có của Quân giải phóng khi thị trấn bị Quân giải phóng chiếm giữ trong nhiều ngày.
Bình Giã 1964_12_30 (4).jpg

30-12-1964 - Trận Bình Giã
Một người dân làng Bình Giã phục vụ trà cho Thủy quân lục chiến Việt Nam khi đoàn quân này di chuyển vào làng vào ngày 30 tháng 12 năm 1964.
Bình Giã 1964_12_30 (5).jpg

30/12/1964 - Trận Bình Giã
Các binh sĩ Biệt động quân VNCH bị thương nằm trên mặt đất chờ trực thăng di tản khỏi làng Bình Giã, phía đông Sài Gòn, sau khi chiếm lại làng từ tayQuân giải phóng ngày 30 tháng 12 năm 1964.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1964_12_31 (1).jpg

Trận Bình Giã 1964 - Trung úy Trần Ngọc Toản, Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, bị thương ngày 31-12-1964 tại Bình Giả.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,202
Động cơ
84,722 Mã lực
Em hóng kiến thức lịch sử. Cũng bên tên trận này rồi nhưng chưa được đọc!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1965_1_4 (2).jpg

Trận Bình Giã 4-1-1965
Xác của một trung sĩ quân đội Mỹ nằm giữa bụi cây trong một đồn điền cao su ở Việt Nam khi binh sĩ Dù Nam VN tỏa ra truy lùng lực lượng Quân giải phóng đã phục kích đoàn xe ở phía nam Bình Giã vào ngày 3 tháng 1 năm 1965. Người Mỹ bị trúng đạn pháo 75mm trong khi chạy tìm chỗ nấp bên cạnh một chiếc xe tăng khi đoàn xe bị tấn công.
Bình Giã 1965_1_4 (1).jpg

4/1/1965 – Binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam khiêng thi thể một trung sĩ Biệt kích Lục quân Hoa Kỳ tử trận trong vụ phục kích trên xa lộ gần Bình Giã một ngày trước đó. Chín Biệt động quân Việt Nam đã tử trận trong cuộc phục kích của Quân giải phóng
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1965_1_5 (1).jpg

1965 - BÀ RỊA - Trận Bình Già
Hàng dài những ngôi mộ được đào giữa nghĩa trang và cánh đồng tại tỉnh lỵ Bà Rịa, cách Bình Giã 15 dặm về phía nam vào ngày 5 tháng 1 năm 1965, để chôn cất những người chết cuối cùng của Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến Việt Nam bị phục kích với tổn thất nặng nề vào đêm giao thừa. Thi thể của khoảng 100 lính thủy đánh bộ đã chết được đưa ra ngoài bằng xe bò và xe tải. (Ảnh AP)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1965_1_9 (1).jpg

Trận Bình Giã 9/01/1965
Khi ngày vừa lên trong khu vực rừng rậm Bình Giã, cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông, ngày 9 tháng 1 năm 1965, những người lính Dù của Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Dù xuất hiện ở một vị trí súng cối mà họ đã trấn giữ suốt đêm để chống lại cuộc tấn công ban đêm có thể xảy ra của Quân giải phóng
Bình Giã 1965_1_9 (2).jpg

9-1-1965 – binh sĩ Nam Việt Nam và cố vấn Mỹ nghỉ ngơi sau một đêm căng thẳng chờ đợi cuộc phục kích cùa Quân giải phóng ờ làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km. Ảnh: Horst Faas
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1965_1_5 (4).jpg

1-1965 - Trung tá Lê Đức Đạt, Tỉnh trưởng Phước Tuy (nay là Bà Rịa) sau trận Bình Giã. Ảnh: François Sully
Bình Giã 1965_1_5 (5).jpg

1-1965 - Trung tá Lê Đức Đạt, Tỉnh trưởng Phước Tuy (nay là Bà Rịa) xem xét khẩu súng Tiệp Khắc sản xuất thu được của Quân giải phóng trong trận Binh Giã. Ảnh: François Sully
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Bình Giã 1965_1_5 (6).jpg

9-1-1965, bác sĩ quân y Mỹ chữa bệnh cho nhân dân xã Bình Giã (Bà Rịa). Ảnh: François Sully
Bình Giã 1965_1_5 (7).jpg

9-1-1965, nhiếp ảnh gia François Sully trong một hố cá nhân ở xã Bình Giã (Bà Rịa). Ảnh: François Sully
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top