- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 346
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
Tội thật , đến mức người ta tuyệt vọng tự mổ banh lồng ngực mình chứng minh phổi đen, nhưng mà bọn kia vẫn phủ nhận. Cái đất nước TQ này người ăn thịt người , phô bày ra sự hào nhoáng giàu có nhưng bên trong là tầng lớp khổ sai thiêu đốt sinh mạng, sức khoẻ đổi lấy bữa cơm sinh tồn
Ước tính 6 triệu lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh bụi phổi than, còn gọi là 'phổi đen'. Họ sống lay lắt với mức thu nhập bèo bọt 393 NDT (61 USD)/tháng.
Năm 2009, truyền thông Trung Quốc xôn xao với tin một công nhân nhập cư ở tỉnh Hà Nam tự mổ ngực mình, để lộ lá phổi đen ngòm vì bụi than sau nhiều năm lao động dưới hầm mỏ sâu trong lòng đất.
Sau nhiều nỗ lực để chứng minh mình bị bệnh "phổi đen" nhưng vô vọng, người công nhân này tự phanh ngực để yêu cầu bảo hiểm lao động trả chi phí điều trị. Theo South China Morning Post, câu chuyện này cho thấy rõ thảm cảnh của hàng triệu công nhân nhập cư Trung Quốc, đặc biệt là những người làm trong ngành khai thác mỏ.
Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, hàng trăm triệu lao động ở vùng nông thôn đổ xô đến các thành phố lớn hoặc khu công nghiệp để kiếm sống. Với trình độ văn hóa hạn chế, họ chỉ có thể làm việc chân tay tại các mỏ than đá, công trình xây dựng...
Trong cuộc mưu sinh, nhiều người trong số họ phải trả giá bằng chính mạng sống do mắc căn bệnh "phổi đen" chết người.
Khoảng 6 triệu lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh "phổi đen" vì làm việc trong môi trường độc hại. Ảnh: SCMP.
Hiểm họa từ hạt bụi
Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho biết "phổi đen" là căn bệnh liên quan đến nghề nghiệp phổ biến nhất tại nước này, chiếm đến 90% trường hợp. Theo Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế Quốc gia, cuối năm 2013 Trung Quốc có 750.000 người bị bụi phổi, 60% làm việc tại các mỏ than.
Đến năm 2018, con số này tăng lên đến 870.000 người. Tuy nhiên, Love Save Pneumoconiosis (LSP) - một tổ chức phi chính phủ chuyên nâng cao nhận thức và giúp đỡ những người mắc bệnh bụi phổi - ước tính số người mắc bệnh bụi phổi thực tế ở Trung Quốc lên đến 6 triệu người.
"Phổi đen" là căn bệnh khó chữa và dễ gây các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Bệnh gây ho, đau ngực và khó thở. Bệnh nhân có thể mất khả năng đi lại, trường hợp quá nặng có thể dẫn đến tử vong.
Thống kế chính phủ Trung Quốc cho biết trong năm 2013, có đến 1/5 trong tổng số 676.541 trường hợp mắc bệnh "phổi đen" đã tử vong. Trong kỳ họp "lưỡng hội" đang diễn ra tại Bắc Kinh, căn bệnh "phổi đen" của lao động nhập cư là một trong những chủ đề được các quan chức Trung Quốc thảo luận.
Năm 2013, khoảng 20% trong số hơn 670.000 người mắc bệnh "phổi đen" tại Trung Quốc tử vong. Ảnh: VCG.
Theo bác sĩ chuyên khoa hô hấp Chen Jingyu, không khó chẩn đón bệnh "phổi đen". "Chỉ cần dựa vào lịch sử tiếp xúc với bụi của bệnh nhân, quan sát mẫu chụp X-quang phổi và CT xoắn ốc độ phân giải cao là có thể xác định được bệnh", bác sĩ Chen giải thích.
"Tuy nhiên, công nhân vẫn gặp khó khăn trong việc được xác nhận là mắc căn bệnh này. Tình trạng này đã được thảo luận vài lần trong các cuộc họp 'lưỡng hội', nhưng đến nay vẫn là một câu hỏi lớn", bác sĩ Chen nói.
Bệnh "phổi đen" chưa phải là điều tồi tệ nhất với lao động nhập cư Trung Quốc. Khảo sát mới đây với gần 600 công nhân mắc bệnh tại 7 tỉnh nước này cho thấy tất cả vừa vật lộn với bệnh tật, vừa lay lắt với mức thu nhập bèo bọt, một phần vì tác động của dịch Covid-19.
Oằn mình mưu sinh
Các công nhân nhập cư mắc bệnh phổi bụi phổi tại Trung Quốc có thu nhập trung bình chỉ 393 NDT (61 USD)/tháng, giảm 16% so với một năm trước đó. Dù làm việc trong môi trường lao động độc hại, mức lương của công nhân hầm than lại thấp hơn nhiều so với mức lương trung bình của lao động nước này là hơn 4.072 NDT (630 USD)/tháng.
Giữa đại dịch Covid-19, nhóm lao động nhập cư có thu nhập bấp bênh hơn so với các lao động khác. Trầm trọng nhất trong nhóm này là các công nhân lao động trong hầm than. Thậm chí, có 3% công nhân mắc bệnh "phổi đen" trong khảo sát tiết lộ thu nhập giảm xuống bằng không vào năm ngoái.
6 triệu công nhân 'phổi đen' Trung Quốc vật vã với bệnh tật, đói nghèo
Ước tính 6 triệu lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh bụi phổi than, còn gọi là "phổi đen". Họ sống lay lắt với mức thu nhập bèo bọt 393 NDT (61 USD)/tháng.
zingnews.vn
Ước tính 6 triệu lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh bụi phổi than, còn gọi là 'phổi đen'. Họ sống lay lắt với mức thu nhập bèo bọt 393 NDT (61 USD)/tháng.
Năm 2009, truyền thông Trung Quốc xôn xao với tin một công nhân nhập cư ở tỉnh Hà Nam tự mổ ngực mình, để lộ lá phổi đen ngòm vì bụi than sau nhiều năm lao động dưới hầm mỏ sâu trong lòng đất.
Sau nhiều nỗ lực để chứng minh mình bị bệnh "phổi đen" nhưng vô vọng, người công nhân này tự phanh ngực để yêu cầu bảo hiểm lao động trả chi phí điều trị. Theo South China Morning Post, câu chuyện này cho thấy rõ thảm cảnh của hàng triệu công nhân nhập cư Trung Quốc, đặc biệt là những người làm trong ngành khai thác mỏ.
Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, hàng trăm triệu lao động ở vùng nông thôn đổ xô đến các thành phố lớn hoặc khu công nghiệp để kiếm sống. Với trình độ văn hóa hạn chế, họ chỉ có thể làm việc chân tay tại các mỏ than đá, công trình xây dựng...
Trong cuộc mưu sinh, nhiều người trong số họ phải trả giá bằng chính mạng sống do mắc căn bệnh "phổi đen" chết người.
Khoảng 6 triệu lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh "phổi đen" vì làm việc trong môi trường độc hại. Ảnh: SCMP.
Hiểm họa từ hạt bụi
Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho biết "phổi đen" là căn bệnh liên quan đến nghề nghiệp phổ biến nhất tại nước này, chiếm đến 90% trường hợp. Theo Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế Quốc gia, cuối năm 2013 Trung Quốc có 750.000 người bị bụi phổi, 60% làm việc tại các mỏ than.
Đến năm 2018, con số này tăng lên đến 870.000 người. Tuy nhiên, Love Save Pneumoconiosis (LSP) - một tổ chức phi chính phủ chuyên nâng cao nhận thức và giúp đỡ những người mắc bệnh bụi phổi - ước tính số người mắc bệnh bụi phổi thực tế ở Trung Quốc lên đến 6 triệu người.
"Phổi đen" là căn bệnh khó chữa và dễ gây các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Bệnh gây ho, đau ngực và khó thở. Bệnh nhân có thể mất khả năng đi lại, trường hợp quá nặng có thể dẫn đến tử vong.
Thống kế chính phủ Trung Quốc cho biết trong năm 2013, có đến 1/5 trong tổng số 676.541 trường hợp mắc bệnh "phổi đen" đã tử vong. Trong kỳ họp "lưỡng hội" đang diễn ra tại Bắc Kinh, căn bệnh "phổi đen" của lao động nhập cư là một trong những chủ đề được các quan chức Trung Quốc thảo luận.
Năm 2013, khoảng 20% trong số hơn 670.000 người mắc bệnh "phổi đen" tại Trung Quốc tử vong. Ảnh: VCG.
Theo bác sĩ chuyên khoa hô hấp Chen Jingyu, không khó chẩn đón bệnh "phổi đen". "Chỉ cần dựa vào lịch sử tiếp xúc với bụi của bệnh nhân, quan sát mẫu chụp X-quang phổi và CT xoắn ốc độ phân giải cao là có thể xác định được bệnh", bác sĩ Chen giải thích.
"Tuy nhiên, công nhân vẫn gặp khó khăn trong việc được xác nhận là mắc căn bệnh này. Tình trạng này đã được thảo luận vài lần trong các cuộc họp 'lưỡng hội', nhưng đến nay vẫn là một câu hỏi lớn", bác sĩ Chen nói.
Bệnh "phổi đen" chưa phải là điều tồi tệ nhất với lao động nhập cư Trung Quốc. Khảo sát mới đây với gần 600 công nhân mắc bệnh tại 7 tỉnh nước này cho thấy tất cả vừa vật lộn với bệnh tật, vừa lay lắt với mức thu nhập bèo bọt, một phần vì tác động của dịch Covid-19.
Oằn mình mưu sinh
Các công nhân nhập cư mắc bệnh phổi bụi phổi tại Trung Quốc có thu nhập trung bình chỉ 393 NDT (61 USD)/tháng, giảm 16% so với một năm trước đó. Dù làm việc trong môi trường lao động độc hại, mức lương của công nhân hầm than lại thấp hơn nhiều so với mức lương trung bình của lao động nước này là hơn 4.072 NDT (630 USD)/tháng.
Giữa đại dịch Covid-19, nhóm lao động nhập cư có thu nhập bấp bênh hơn so với các lao động khác. Trầm trọng nhất trong nhóm này là các công nhân lao động trong hầm than. Thậm chí, có 3% công nhân mắc bệnh "phổi đen" trong khảo sát tiết lộ thu nhập giảm xuống bằng không vào năm ngoái.