Khi đó, EVN sẽ hết độc quyền bán lẻ điện, thay vào đó người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ khác và được đàm phán giá điện.
Lựa chọn cách trả tiền điện: Tránh xa điện 1 giá, phương án này mới là khôn ngoan
Nếu điện một giá 1.864 đồng/kWh: Mức tăng - giảm hoá đơn hàng tháng
Cách tính giá điện của một số quốc gia trên thế giới
Rục rịch khởi động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet, ngày 9/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, làm tiền đề để áp dụng thí điểm vào năm 2021, tức chỉ còn vài tháng nữa.
Tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2020, Bộ Công Thương đã xây dựng từng bước đi cụ thể cho thị trường bán lẻ điện.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ cho phép nhiều đơn vị bán lẻ điện tham gia. Ảnh: Lương Bằng
Giai đoạn 1 (2020-2021) là giai đoạn chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2022-2023.
Giai đoạn 2 (2022-2023) là giai đoạn khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua điện từ thị trường giao ngay.
Giai đoạn 3 (2024-2025), khách hàng sử dụng điện lớn lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Giai đoạn này, chỉ mở rộng nhóm khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện được tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay; đồng thời cho phép một số khách hàng sử dụng điện lớn tại một số khu vực được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện. Các khách hàng sử dụng điện còn lại vẫn phải tiếp tục mua điện từ các tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ do cơ quan có thẩm quyền quy định
Giai đoạn 4 (sau 2025) sẽ phát triển mở rộng thị trường bán lẻ điện. Khi đó, đối với nhóm khách hàng tham gia thị trường điện, dự kiến sẽ mở rộng đối tượng khách hàng lớn được mua điện trên thị trường điện giao ngay; mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện, cho phép các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện (theo lộ trình phù hợp với quy mô tiêu thụ điện của khách hàng). Còn các khách hàng không tham gia thị trường vẫn tiếp tục mua điện từ các đơn vị bán lẻ điện mặc định (các tổng công ty điện lực) theo biểu giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Như vậy, có thể thấy từ sau 2025, người dân muốn tham gia vào thị trường bán lẻ điện mới có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Sau 2025, người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Ảnh: Lương Bằng
Giá điện sẽ ra sao?
TÀI TRỢ
Tiểu Đường cắt chi thì tôi chịu, còn nặng đến đâu cũng khỏi được
Tiểu Đường cắt chi thì tôi chịu, còn nặng đến đâu cũng khỏi được
Tin tài trợ
admicro.vnXem thêm
Hiện quy định pháp lý là giá bán lẻ điện do nhà nước điều tiết. Khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vấn đề này cơ bản sẽ thay đổi.
Theo định hướng của Bộ Công Thương, đối với cáckhách hàng tham gia thị trường bán lẻ, giá bán lẻ điện sẽ do đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện thỏa thuận, thống nhất theo hợp đồng song phương. Do đó, giá bán lẻ điện được xác định trên cơ sở đàm phán thống nhất giữa hai bên mua bán điện (không có sự can thiệp của nhà nước).
Đối với khách hàng không lựa chọn tham gia thị trường bán lẻ điện, khách hàng có thể ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị bán lẻ điện mặc định tại khu vực của khách hàng theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tờ trình của Bộ Công Thương:
Đến khi đủ điều kiện cho phép sẽ mở rộng phạm vi để 100% khách hàng được tham gia thị trường bán lẻ điện. Khi đó giá điện hoàn toàn theo thị trường, không bù giá trong giá điện và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ thu nhập thấp cần được tách bạch rõ ràng, độc lập với giá bán lẻ điện.
Bình luận về việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng: "Dù là thị trường nào đi nữa thì phải là thị trường. Ở ta đang có vấn đề ngay ở thị trường đầu vào. Thị trường bán lẻ đang được hiểu đơn thuần là mở ra cho nhiều đơn vị tham gia cạnh tranh. Nhưng khi chúng ta không có quy định rõ ràng hơn về chuyện liên quan đến giá điện, biểu giá điện thế nào thì rất là khó".
Theo chuyên gia này, căn cứ xây dựng mức giá bán lẻ trung bình hiện tại là mức giá được tính trên cơ sở tổng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh điện năng (chi phí mua điện từ các nguồn cộng chi phí vận hành quản lý, chi phí tổn thất trên lưới truyền tài và phân phối của hệ thống), chia cho tổng lượng điện thương phẩm tính theo kWh. Con số này được kiểm toán chi tiết hàng năm, có đại diện của Bộ Công Thương, VCCI, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng,... cùng tham gia kiểm tra giá thành để trình lên Chính phủ ban hành mức giá trung bình.
“Nhiều chuyên gia cũng đồng thuận mức giá thành đó về cơ bản là đúng, có thể tin cậy được. Nhưng khi chuyển sang thị trường bán lẻ cạnh tranh, mỗi công ty bán lẻ sẽ phải tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh điện năng và phải cố tìm kiếm các nguồn điện giá rẻ trong điều kiện thiếu hụt nguồn cung, như vậy liệu có mức giá bán lẻ thực sự cạnh tranh hay không nếu giá chào trên thị trường bán buôn không được thả nổi ở mức độ cao hơn hiện tại?”, ông Hà Đăng Sơn băn khoăn.
Đây cũng là những vấn đề được Bộ Công Thương đặt ra khi xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Để vận hành được thị trường này, Bộ Công Thương kiến nghị kiên trì thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý; rà soát và xóa bỏ tình trạng bù chéo giữa các nhóm khách hàng, cũng như bù giá trong giá bán lẻ điện...
“Xử lý khoản chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá (hiện bị “treo”, chưa được tính vào giá bán lẻ điện) trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đây là yêu cầu cần thiết, vì đã chuyển sang cạnh tranh bán lẻ điện (giá điện theo thỏa thuận giữa đơn vị bán lẻ và khách hàng sử dụng điện) thì rất khó để can thiệp, đưa các khoản chi phí này vào giá bán lẻ điện”, Bộ Công Thương lưu ý.
Dù vậy, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào hoạt động trơn tru. Theo kinh nghiệm quốc tế, lộ trình này thường kéo dài nhiều năm để đảm bảo sự phát triển ổn định, tránh xáo trộn. Ví dụ: quá trình hoàn chỉnh thị trường cạnh tranh bán lẻ tại bang New South Wales - Úc là 12 năm, tại Singapore là 18 năm.
Lựa chọn cách trả tiền điện: Tránh xa điện 1 giá, phương án này mới là khôn ngoan
Nếu điện một giá 1.864 đồng/kWh: Mức tăng - giảm hoá đơn hàng tháng
Cách tính giá điện của một số quốc gia trên thế giới
Rục rịch khởi động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet, ngày 9/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, làm tiền đề để áp dụng thí điểm vào năm 2021, tức chỉ còn vài tháng nữa.
Tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2020, Bộ Công Thương đã xây dựng từng bước đi cụ thể cho thị trường bán lẻ điện.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ cho phép nhiều đơn vị bán lẻ điện tham gia. Ảnh: Lương Bằng
Giai đoạn 1 (2020-2021) là giai đoạn chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2022-2023.
Giai đoạn 2 (2022-2023) là giai đoạn khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua điện từ thị trường giao ngay.
Giai đoạn 3 (2024-2025), khách hàng sử dụng điện lớn lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Giai đoạn này, chỉ mở rộng nhóm khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện được tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay; đồng thời cho phép một số khách hàng sử dụng điện lớn tại một số khu vực được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện. Các khách hàng sử dụng điện còn lại vẫn phải tiếp tục mua điện từ các tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ do cơ quan có thẩm quyền quy định
Giai đoạn 4 (sau 2025) sẽ phát triển mở rộng thị trường bán lẻ điện. Khi đó, đối với nhóm khách hàng tham gia thị trường điện, dự kiến sẽ mở rộng đối tượng khách hàng lớn được mua điện trên thị trường điện giao ngay; mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện, cho phép các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện (theo lộ trình phù hợp với quy mô tiêu thụ điện của khách hàng). Còn các khách hàng không tham gia thị trường vẫn tiếp tục mua điện từ các đơn vị bán lẻ điện mặc định (các tổng công ty điện lực) theo biểu giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Như vậy, có thể thấy từ sau 2025, người dân muốn tham gia vào thị trường bán lẻ điện mới có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Sau 2025, người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Ảnh: Lương Bằng
Giá điện sẽ ra sao?
TÀI TRỢ
Tiểu Đường cắt chi thì tôi chịu, còn nặng đến đâu cũng khỏi được
Tiểu Đường cắt chi thì tôi chịu, còn nặng đến đâu cũng khỏi được
Tin tài trợ
admicro.vnXem thêm
Hiện quy định pháp lý là giá bán lẻ điện do nhà nước điều tiết. Khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vấn đề này cơ bản sẽ thay đổi.
Theo định hướng của Bộ Công Thương, đối với cáckhách hàng tham gia thị trường bán lẻ, giá bán lẻ điện sẽ do đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện thỏa thuận, thống nhất theo hợp đồng song phương. Do đó, giá bán lẻ điện được xác định trên cơ sở đàm phán thống nhất giữa hai bên mua bán điện (không có sự can thiệp của nhà nước).
Đối với khách hàng không lựa chọn tham gia thị trường bán lẻ điện, khách hàng có thể ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị bán lẻ điện mặc định tại khu vực của khách hàng theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tờ trình của Bộ Công Thương:
Đến khi đủ điều kiện cho phép sẽ mở rộng phạm vi để 100% khách hàng được tham gia thị trường bán lẻ điện. Khi đó giá điện hoàn toàn theo thị trường, không bù giá trong giá điện và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ thu nhập thấp cần được tách bạch rõ ràng, độc lập với giá bán lẻ điện.
Bình luận về việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng: "Dù là thị trường nào đi nữa thì phải là thị trường. Ở ta đang có vấn đề ngay ở thị trường đầu vào. Thị trường bán lẻ đang được hiểu đơn thuần là mở ra cho nhiều đơn vị tham gia cạnh tranh. Nhưng khi chúng ta không có quy định rõ ràng hơn về chuyện liên quan đến giá điện, biểu giá điện thế nào thì rất là khó".
Theo chuyên gia này, căn cứ xây dựng mức giá bán lẻ trung bình hiện tại là mức giá được tính trên cơ sở tổng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh điện năng (chi phí mua điện từ các nguồn cộng chi phí vận hành quản lý, chi phí tổn thất trên lưới truyền tài và phân phối của hệ thống), chia cho tổng lượng điện thương phẩm tính theo kWh. Con số này được kiểm toán chi tiết hàng năm, có đại diện của Bộ Công Thương, VCCI, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng,... cùng tham gia kiểm tra giá thành để trình lên Chính phủ ban hành mức giá trung bình.
“Nhiều chuyên gia cũng đồng thuận mức giá thành đó về cơ bản là đúng, có thể tin cậy được. Nhưng khi chuyển sang thị trường bán lẻ cạnh tranh, mỗi công ty bán lẻ sẽ phải tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh điện năng và phải cố tìm kiếm các nguồn điện giá rẻ trong điều kiện thiếu hụt nguồn cung, như vậy liệu có mức giá bán lẻ thực sự cạnh tranh hay không nếu giá chào trên thị trường bán buôn không được thả nổi ở mức độ cao hơn hiện tại?”, ông Hà Đăng Sơn băn khoăn.
Đây cũng là những vấn đề được Bộ Công Thương đặt ra khi xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Để vận hành được thị trường này, Bộ Công Thương kiến nghị kiên trì thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý; rà soát và xóa bỏ tình trạng bù chéo giữa các nhóm khách hàng, cũng như bù giá trong giá bán lẻ điện...
“Xử lý khoản chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá (hiện bị “treo”, chưa được tính vào giá bán lẻ điện) trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đây là yêu cầu cần thiết, vì đã chuyển sang cạnh tranh bán lẻ điện (giá điện theo thỏa thuận giữa đơn vị bán lẻ và khách hàng sử dụng điện) thì rất khó để can thiệp, đưa các khoản chi phí này vào giá bán lẻ điện”, Bộ Công Thương lưu ý.
Dù vậy, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào hoạt động trơn tru. Theo kinh nghiệm quốc tế, lộ trình này thường kéo dài nhiều năm để đảm bảo sự phát triển ổn định, tránh xáo trộn. Ví dụ: quá trình hoàn chỉnh thị trường cạnh tranh bán lẻ tại bang New South Wales - Úc là 12 năm, tại Singapore là 18 năm.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Bộ Công Thương đang tính toán thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Khi đó, EVN sẽ hết độc quyền bán lẻ điện, thay vào đó người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ khác và được đàm phán giá điện.
m.vietnamnet.vn