[TT Hữu ích] 31-10-1968 – Chiến dịch Sấm Rền thất bại hoàn toàn

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Xác Ngô Đình Diệm trong xe bọc thép chở quân M113
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Xác Ngô Đình Nhu


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Gần một tuần lễ sau, 21 giờ hôm 8-11-1963, khi xác đã bốc mùi, người ta mới kiếm được chỗ chôn tạm ông ở sân sau Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH
Lý do: nếu chôn ở nghĩa trang, dân chúng sẽ kéo đến đập phá, quật mồ hai ông
Lễ an táng ông chỉ có vợ chồng người cháu rể ông bà Trần Trung Dung, linh mục Claude Larre, 1 tiểu đội phục vụ chôn cất và cũng chỉ có từng đó người

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Vài năm sau, khi chuyện nhạt dần, người ta mới cải mộ, đưa hai ông về chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, biaa trên mộ chí cũng ghi sơ sài

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Sau cùng, mộ hai ông lại được cất bốc đưa về Lái Thiêu


Hiện nay
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,862
Động cơ
633,727 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Akay quá. Không xem được ảnh mấy trang sau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
John Paul Vann trong một trận khác, không liên quan đến Ấp Bắc



John Paul Vann (giữa)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Xe chở quân bọc thép M-113 đã bộc lộ thiếu sót chết người
Xạ thủ súng máy 12,7 ly không có tấm khiên che chắn phía trước, khiến họ phải trả giá trong trận Ấp Bắc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Tin tức xấu bay về Sài gòn và Washington, D.C.
Tại Sài gòn, Cố vấn Mỹ chê trách chỉ huy quân đội VNCH, chỉ đích danh Huỳnh Văn Cao (con nuôi Ngô Đình Diệm)
Huỳnh Văn Cao (con nuôi Ngô Đình Diệm) bật lại, đổ lỗi Cố vấn Hoa Kỳ cứng nhắc, bất tài, khệnh khạng
Diệm bênh vực Cao, tất nhiên
Những phóng viên đi theo trận đánh, đưa tin và hình về Washington, D.C. chê bai cả hai, nhận định Mỹ không thể thắng nổi chiến tranh du kích ở Nam Việt Nam

VIỆT NAM: những cú ra đòn, những đòn giáng trả, căng thẳng chờ đợi



tượng đài kỷ niệm Chiến thắng Ấp Bắc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm, đưa đám tướng lĩnh trẻ lên ngôi, tình hình không mấy sáng sủa hơn thời Diệm còn sống
Từ cuối 1963, ỹ đã tính đến phải đưa bộ binh vào Nam Việt Nam. Sau những cuộc thị sát tháng 9-63 và tháng 3-1964, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và chủ tịch Các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đệ trình Lyndon Johnson hai việc:
- đưa biệt kích đánh phá miền Bắc và dự kiến ném bom nếu Bắc Việt Nam không chịu ngừng đưa quân
- đưa bộ binh vào Nam Việt Nam để bảo vệ chế độ
Công việc được xúc tiến một năm để đến ngày 14-2-1965 Mỹ bắt đầu thời kỳ thứ ba

Thời kỳ thứ ba: Chiến tranh cục bộ

Chiến tranh cục bộ là "chiến tranh hạn chế", không để biến thành chiến tranh lớn trên thế giới
Sau chiến tranh Triều Tiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều bị thiệt hại về xương máu, nên cả hai không muốn đụng độ nhau ở Việt Nam
Sinh thời, tổng thống John F. Kennedy nói: "Tránh đưa bộ binh Mỹ ra nước ngoài"
Ở Việt Nam tình hình bi đát, không đưa bộ binh Mỹ vào thì chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ
Nhưng đưa quân và ném bom Bắc Việt Nam chắc chắn đụng chạm đến Trung Quốc và Liên Xô
Taylor là người đưa chủ thuyết "chiến tranh hạn chế" nghĩa là vẫn đưa quân nhưng không để xảy ra đụng độ to
Vì thế cuộc chiến tranh việt nam cứ leo dần từ thấp đến cao theo kiểu "leo thang", vừa đánh vừa thăm dò đối phương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Trong suốt Chiến dịch Sấm Rền từ 3-65 đến 11-68, Mỹ sử dụng hai lực lượng máy bay:
- không quân từ những sân bay thuê của Thái Lan
- hải quân từ những tàu sân bay ở vịnh Bắc Bộ
Sân bay Đà Nẵng dự phòng cho những máy bay bị thương sau khi ném bom Bắc Việt Nam trở về (cũng góp phần ném bom đường mòn Hồ Chí Minh)
Trong những ngày đầu mở màn ném bom, máy bay Không quân VNCH xuất phát từ Đà Nẵng cùng với máy bay hải quân từ tàu sân bay và máy bay không quân bên Thái Lan để tỏ với thế giới rằng "họ hỗ trợ VNCH"
Không quân VNCH được trang bị máy bay AD-6 Skyraider, sau này đổi tên thành A-1 Skyraider, vốn là máy bay của hải quân.
Về kỹ thuật A-1 A-1 Skyraider chỉ đủ sức vươn ra Đồng Hới để ném bom và không dám tiến xa hơn vì e ngại MiG-17
Hai tháng sau, cuối tháng 4-65, Mỹ đảm nhận hoàn toàn trận chiến ở Bắc Việt Nam, loại bỏ máy bay VNCH tham gia
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
2-1965, Không quân VNCH ra Bắc ném bom



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không lực VNCH, cũng trực tiếp tham gia vài phi vụ



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực



Hôm 14-3-1965, máy bay ông trúng đạn cao xạ ở Vĩnh Linh, ông bị thương nhẹ, lết về Đà Nẵng
Từ đó ông thôi không lái máy bay ra Bắc nữa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Hoa Kỳ đã leo nấc thang chiến tranh đầu tiên ở Việt Nam
Nấc thang này cũng để thăm dò, nắn gân phản ứng của Liên Xô và Trung Quốc
Ngay lập tức, từ Hà Nội, Kosygin hứa viện trợ cho Việt Nam hai Trung đoàn tên lửa S-75 Dvina (định danh phương Tây là SAM-2)
Lực lượng không quân Việt Nam lúc đó còn non trẻ, nhưng Trung Quốc từ chối đưa phi công sang tham chiến, chỉ cho mượn một sân bay ở Quảng Tây làm nơi cất giữ máy bay. Tuy nhiên Mao đồng ý đưa dân công sang làm đường và bộ đội vận tải hoạt động trên lãnh thổ phía bắc Việt Nam đến đèo Tam Điệp (ranh giới Ninh Binh và Thanh Hoá)
Thật ra, giới quân nhân Hoa Kỳ đưa ra nhiều phương án tấn công Bắc Việt Nam
1. Đưa bộ binh Hoa Kỳ đánh chiếm vùng cán xoong (từ Nghệ An tới Vĩnh Linh)
2) Đưa bộ binh sang Lào chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh
3) Ném bom Bắc Việt Nam
Phương án 2, đánh sang Lào, rất khó thực hiện vì 1962, các nước vừa ký ở Geneva coi Lào trung lập. Đưa quân vào Lào chắc chắn Quốc hội Mỹ không cho phép. "Giấy phép" mà Quốc hội cấp cho Lyndon Johnson 8-1964 ngầm định là gói gọn ở Việt Nam
Phương án 1, đối với Mỹ là khả thi, vì vùng cán xoong khá hẹp dễ triển khai và bảo vệ
Nhưng nếu xảy ra điều đó, rõ ràng Trung Quốc cảm thấy Mỹ đe doạ trực tiếp an ninh của mình, và họ sẽ nhảy vào cuộc. Khi Trung Quốc nhảy vào cuộc, thì vấn đề chiến tranh trở nên khác đi và cần xin phép Quốc hội. Chính thế Mỹ không sử dụng phương án này
Tuy nhiên Trung Quốc cũng cảnh giác với Phương án 1 của Mỹ, triển khai 150.000 quân ở giáp biên giới và chuẩn bị chiến trường ở Bắc Bộ, vì thế xe cộ vận tải và binh sĩ Trung Quốc hoạt động đến ranh giới Tam Điệp
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực
Phương án 3, ném bom Bắc Việt Nam không phải không có tranh cãi ở Hoa Kỳ
Westmoreland, Tổng tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Việt Nam, trong tay cầm trên nửa triệu quân, nhưng lại dưới cấp Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương
Westmoreland phản đối ném bom Bắc Việt Nam, theo ông, không quân nên hoạt động yểm trợ cho những Chiến dịch "tìm diệt" của ông ở Nam Việt Nam thì hơn
Ngay việc ném bom Bắc Việt Nam cũng gây tranh cãi. Đa số tướng lĩnh Không quân Hoa Kỳ muốn sử dụng sức mạnh phủ đầu Bắc Việt Nam, "đánh nhanh thắng nhanh", không lề rề từng bước, theo họ không quân Hoa Kỳ thừa sức làm việc này. Thậm chí Tướng Curtiss LeMay còn yêu cầu sử dụng B-52 ngay từ những ngày đầu tiên
Tổng thống Lyndon Johnson thừa biết rằng ông không thể phát động cuộc chiến ồ ạt nuốt chửng Bắc Việt Nam, vì mở rộng chiến tranh tức là Trung Quốc Liên Xô tham chiến, điều mà "giấy phép" ông đang cầm không ghi vào.
Do vậy hàng tuần, ông thông qua số mục tiêu cần ném bom ở Bắc Việt Nam, điều này khiến cánh không quân uất ức vì họ thây cần phải làm mạnh hơn
Sau khi 2 máy bay Mỹ, khi ném bom Bắc Việt Nam, lạc đường bay vào lãnh thổ Trung Quốc và bị bắn rơi, Lyndon Johnson yêu cầu máy bay Mỹ bay cách biên giới Trung Quốc - Việt Nam 30-50 dặm (gọi là vùng đệm). Mao đánh tiếng "Mi không động đến ta, thì ta không đụng đến mi"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,075 Mã lực




 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top