Tôi chỉ biết là khi ông Tiền Học Sâm rời Trung Quốc năm 1935, ông ta mới là một tân cử nhân nghành kỹ sư cơ khí, chuyên nghành hẹp là quản lý đường sắt.
Sau đó ông ấy được học bổng để đến MIT đào tạo thạc sĩ năm 1936 và Caltech đào tạo tiến sĩ đến 1939. Sau đó được CP Mỹ cho vào tham gia dự án Manhattan và hỗ trợ để thành lập Jet Propulsion Laboratory cùng 2 khoa học gia khác vào 1943. Cho đến tận 1955, ông ấy mới quay về Trung Quốc. (
https://en.wikipedia.org/wiki/Qian_Xuesen)
Tinh hoa giáo dục của Mỹ nằm ở bậc cử nhân nhưng thành tựu nghiên cứu của Mỹ đến từ việc cung cấp điều kiện kinh tế và môi trường hợp tác học thuật tự do cho các tiến sĩ giỏi trở thành khoa học gia hàng đầu thế giới dưới sự dẫn dắt của những nhà khoa học hàng đầu thế giới đương thời. Nước Mỹ đào tạo và sẵn sàng chi tiền cho nhân tài thế giới đến học tập, phát triển, và cống hiến lâu dài. Sao có thể so sánh với Trung Quốc làm kiểu "đi tắt đón đầu" mời khoa học gia gốc Trung về nước tiện tay mang theo tài liệu giấy, điện tử, mẫu vật, hoặc kiến thức tích lũy từ mấy chục năm ở Mỹ được?! Hoặc tệ hơn nữa là dùng tấn công mạng hay ép chuyển giao công nghệ trong các liên doanh Trung Quốc nắm 51% cổ phần để ăn cắp chất xám của phương Tây.
Nếu ông Tiền ở lại Trung Quốc và làm quản lý đường sắt, khả năng lớn là ông ấy đã có thể không tránh được nạn đói gây ra bởi Đại Nhảy Vọt hay thanh trừng diện rộng trong giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa. Hoặc có thể cũng có số phận như ông Lê Bá Khánh Trình, mãi mãi cũng chỉ là giáo viên luyện gà đi thi toán mặc dù có bộ óc siêu việt về Toán ở tầm quốc tế khi mới là học sinh cấp 3 chỉ vì ở lại Việt Nam.