[VHGT & ATGT] 16 kinh nghiệm đi đường vào giờ đông và cao điểm

numbencore89hd

Xe đạp
Biển số
OF-294290
Ngày cấp bằng
30/9/13
Số km
29
Động cơ
314,290 Mã lực
Lái xe ô tô trong thành phố là thử thách khó nhằn đối với cánh tài xế mới khi phải đối diện với tình trạng giao thông đông đúc và luôn tắc nghẽn trong khung giờ cao điểm. Cùng với đó, quy hoạch đô thị với rất nhiều quy định về lưu thông đường 2 chiều và 1 chiều trong phố khiến cho người lái xe ô tô khá căng thẳng vì sợ vi phạm giao thông. Chính vì thế, lái xe ô tô trong thành phố đông đúc, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm là nỗi 'ám ảnh' của những tài xế còn non kinh nghiệm. Thực tế thì không chỉ các tài mới mà những tài xế già lâu năm cũng gặp áp lực khi phải điều khiển phương tiện trong đường nội đô.

1. Xác định tâm lý

Khi lưu thông trong thành phố bằng ô tô hay xe máy, người điều khiển phương tiện phải xác định tâm lý sẽ đối diện với tình trạng giao thông đông đúc, ùn tắc kéo dài và thậm chí là hỗn loạn. Khi tâm lý đã được xác định rõ ràng thì khi bước vào thực tế, người lái sẽ phần nào giảm bớt những căng thẳng và ức chế.

Thực tế, giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh lúc nào cũng trong khung giờ cao điểm bởi lượng người tham gia giao thông đông và không phải ai cũng có ý thức trong việc chấp hành luật GTĐB (giao thông đường bộ). Chính vì thế, cần chuẩn bị tâm lý kiên nhẫn 'chờ đợi và vượt qua' khi lái xe ô tô vào giờ cao điểm.

2. Nắm rõ Luật GTĐB

Lái xe ô tô trong thành phố yêu cầu kỹ năng điều khiển phương tiện cứng và am hiểu các quy định về Luật giao thông. Cụ thể như khi lái xe trong thành phố, người lái cần nắm rõ những tuyến đường nào là 1 chiều, 2 chiều hay những tuyến phố nào sẽ có khung giờ cấm xe di chuyển. Khi nắm rõ những luật lệ, người lái sẽ chủ động hơn trong lộ trình di chuyển, đảm bảo việc lưu thông diễn ra thuận lợi cũng như không phải 'mất tiền oan' vì vi phạm luật. Kể cả trong trường hợp 'được' Công an giao thông 'hỏi thăm', chủ xe cũng có thể bảo vệ bản thân hoặc chỉ mất một khoản đóng phạt đúng với quy định.

Hiện nay các mẫu xe trên thị trường ô tô hầu như đều được trang bị hệ thống định vị dẫn đường và đây đích thực là người trợ thủ đắc lực cho các tài xế khi di chuyển. Cùng với việc quan sát các biển báo giao thông thực tế, người lái sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi lái xe ô tô trong thành phố.

3. Nắm rõ tuyến đường di chuyển

Nếu buộc phải lái xe trong phố vào giờ cao điểm, người lái nên tìm hiểu rõ tuyến đường đi. Những thông tin này thật sự hữu ích, giúp cho tài xế luôn chủ động trong mọi hành trình, giúp họ giảm thiểu rất nhiều áp lực, căng thẳng. Trong trường hợp tuyến đường đang đi phát sinh nhiều tình huống gây cản trở cho việc di chuyển, người lái cũng có thể linh hoạt chuyển sang tuyến đường khác do đã có sự chuẩn bị kỹ càng.

4. Tập trung lái xe

Việc di chuyển trong nội đô đông đúc đòi hỏi người lái xe ô tô cần tập trung cao độ để có thể kiểm soát được tình hình. Hạn chế nghe nhạc, sử dụng điện thoại hay theo dõi các chế độ giải trí để điều khiển phương tiện tốt hơn.

5. Thái độ tham gia giao thông

Ngoài việc chấp hành đúng luật giao thông, tài xế ô tô cần phải có thái độ cư xử đúng mực trong những tình huống xảy ra va chạm. Va chạm nhỏ gây ra xây xước nhỏ không đáng kể có thể 'dĩ hòa vi quý' bỏ qua. Nếu tình trạng nghiêm trọng, cần bình tĩnh để xử lý, tránh nóng giận để xảy ra cãi vã, mâu thuẫn không đáng có.

6. Chú ý đến tốc độ

Với lượng người tham gia giao thông đông đúc nên khi lái xe ô tô trong thành phố, tài xế luôn phải chú ý đến tốc độ di chuyển. Tất nhiên không thể nào lái xe với vận tốc nhanh như trên đường cao tốc hay những cung đường vắng người, tốc độ của xe ô tô khi đi trong thành phố đông đúc cần phải chậm hơn rất nhiều. Duy trì tốc độ lái xe ổn định, tránh tăng tốc/giảm tốc đột ngột, gây ảnh hưởng đến những người đang tham gia lưu thông xung quanh.

7. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước là kinh nghiệm lái xe ô tô cực kỳ quan trọng mà bất cứ người cầm lái nào cũng nên ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện. Việc giữ khoảng cách với các xe giúp cho tài xế có đủ thời gian để xử lý những tình huống va chạm, tai nạn xảy ra đột ngột. Đặc biệt với dòng xe di chuyển đông đúc trong thành phố, việc tuân thủ nguyên tắc này giúp cho quá trình lưu thông diễn ra suôn sẻ, không bị ứ nghẽn. Bởi trong thực tế, có không ít trường hợp xe máy vì thiếu ý thức mà đột ngột chen lấn, cắt/tạt ngang đầu xe ô tô khiến cho các tài xế không xử trí kịp vì khoảng cách quá ngắn. 50-60cm là khoảng cách đủ để xe ô tô giữ được an toàn với xe phía trước.

8. Luôn quan sát gương chiếu hậu

Không chỉ tập trung hướng tay lái về phía trước, người điều khiển ô tô cần phải luôn quan sát mọi diễn biến phía sau từ gương chiếu hậu, đặc biệt khi muốn chuyển làn hoặc cua rẽ. Bật đèn tín hiệu trong thời gian đủ lâu để các phương tiện đi phía sau nhận biết nếu muốn rẽ hoặc sang làn.

9. Đi đúng làn đường

Đây là ý thức mà bất kỳ người tham gia giao thông nào cũng nên có. Việc các phương tiện di chuyển theo đúng làn đường sẽ giúp cho tình trạng lưu thông diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối thiểu những vụ va chạm đáng tiếc. Không nên vì tắc đường mà cố chen lấn, đi sai làn đường, hành động này chỉ khiến cho giao thông thêm hỗn loạn.

10. Không cố chạy nhanh khi đèn báo dần chuyển sang đỏ

Những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô khuyên các bác tài, đặc biệt là cánh tài mới không nên cố tăng tốc khi đèn báo giao thông chuẩn bị nhảy sang đỏ. Hành động này rất nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn. Thông thường ở các điểm cắt giao lộ, những ngã 3 ngã tư, tình trạng giao thông thường rất lộn xộn khi nhiều chủ phương tiện không chấp hành hoặc cố vượt đèn. Nếu chủ xe ô tô cố tăng tốc để vượt khi đèn sắp báo đỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm mà tài xế không thể lường trước được.

11. Không vội đi khi đèn báo chuyển sang màu xanh

Cũng giống như trường hợp trên, không nên di chuyển ngay khi đèn báo xanh mà người tài xế cần phải quan sát rõ mọi tình hình xung quanh, tránh các trường hợp không xử lý kịp những xe máy băng ngang qua để chuyển làn hoặc những phương tiện vượt đèn đỏ từ các ngã rẽ khác.

12. Hạn chế quay đầu xe

Khi bắt gặp tình trạng tắc đường, tài xế muốn chuyển tuyến đường đi khác, cần phải quan sát kỹ diễn biến xung quanh trước khi quay đầu xe. Nếu nhận thấy phía sau mình có rất đông các phương tiện và việc quay đầu xe sẽ khiến tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn thì tài xế nên từ bỏ ý định chuyển tuyến, tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp có thể quay đầu, lái xe nên thực hiện các thao tác nhanh gọn, dứt khoát, tránh rề rà chậm chạp sẽ dễ xảy ra va chạm.

13. Hạn chế bấm còi

Trong tình trạng giao thông ùn tắc, ngột ngạt và khó chịu, cần hạn chế sử dụng còi xe để giảm bớt sự ức chế, căng thẳng cho những người xung quanh. Đây thật sự là kinh nghiệm lái xe hữu ích mà cánh xế già thường xuyên chia sẻ với nhau. Chỉ nên bấm còi xe trong những trường hợp cần thiết nhất, thật sự nguy hiểm.

14. Nhường đường cho xe đi ngược chiều muốn rẽ

Nếu bắt gặp tình huống có xe đi ngược chiều muốn rẽ, dù không phải giao lộ hoặc các ngã cắt rõ ràng, tài xế nên nhường đường. Hành động này sẽ giảm thiểu tình trạng tắc đường kéo dài nếu quyết không nhường nhau giữa các phương tiện.

15. Cẩn thận đề phòng với một số phương tiện sau

Phụ nữ mang thai, xe chở đồ cồng kềnh, xe có em bé và xe sang là những phương tiện mà những chủ xe ô tô khi lái xe trong thành phố nên đặc biệt chú ý và tránh va chạm bởi tác hại nghiêm trọng của nó. Việc của các tài xế là tập trung lái với tốc độ chậm, quan sát kỹ mọi tình hình và nhanh nhẹn xử lý tình huống.

16. Chú ý khi đỗ xe ô tô trong thành phố

Đỗ xe trong thành phố quả thực là một thử thách đối với những lái xe thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đường đông, quán hàng chen chúc... sẽ khiến cho việc đỗ xe trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lưu ý khi dừng/đỗ xe, chủ xe cần quan sát các biển báo để biết vị trí đó không cấm đỗ xe, tránh mất tiền nộp phạt.
Trên đây là 16 kinh nghiệm của wedo.vn các cụ thấy hay ủng hộ để sau em xem có gì hay sưu tầm chia sẻ.
 

tdtlc

Xe máy
Biển số
OF-365629
Ngày cấp bằng
6/5/15
Số km
94
Động cơ
256,660 Mã lực
Ủn các cụ nhé, mục tiêu 100 bài để chém bên rao vặt
 

trungdung08

Xe máy
Biển số
OF-428487
Ngày cấp bằng
9/6/16
Số km
57
Động cơ
216,270 Mã lực
Tuổi
44
Chỉ nên bấm còi xe trong những trường hợp cần thiết nhất, thật sự nguy hiểm.
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,121
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
42
Chỉ nên sử dụng còi khi cần thiết, không nên lạm dụng về còi
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong khu đông dân cư thì luật cấm quay đầu xe trong phố. Muốn quay thì tìm chỗ cho quay xe, ngã tư hoặc cái cổng cơ quan nào dó mà quay.
 

Phan Văn Kiêm

Đi bộ
Biển số
OF-835097
Ngày cấp bằng
8/6/23
Số km
4
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Thành Phố Hồ Chí Minh
xưa giờ em cứ chỗ thoáng em quay đầu, liều quá
Trong khu đông dân cư thì luật cấm quay đầu xe trong phố. Muốn quay thì tìm chỗ cho quay xe, ngã tư hoặc cái cổng cơ quan nào dó mà quay.
xưa giờ em cứ chỗ thoáng em quay đầu, liều quá
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
xưa giờ em cứ chỗ thoáng em quay đầu, liều quá

xưa giờ em cứ chỗ thoáng em quay đầu, liều quá
Thoáng, an toàn thì cứ quay thôi, nhưng nhớ rằng nếu có va chạm gì thì mình là người vi phạm luật GTĐB !
 

anhuy1974

Xe máy
Biển số
OF-714330
Ngày cấp bằng
31/1/20
Số km
63
Động cơ
82,831 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Hà Nội
Lái xe ô tô trong thành phố là thử thách khó nhằn đối với cánh tài xế mới khi phải đối diện với tình trạng giao thông đông đúc và luôn tắc nghẽn trong khung giờ cao điểm. Cùng với đó, quy hoạch đô thị với rất nhiều quy định về lưu thông đường 2 chiều và 1 chiều trong phố khiến cho người lái xe ô tô khá căng thẳng vì sợ vi phạm giao thông. Chính vì thế, lái xe ô tô trong thành phố đông đúc, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm là nỗi 'ám ảnh' của những tài xế còn non kinh nghiệm. Thực tế thì không chỉ các tài mới mà những tài xế già lâu năm cũng gặp áp lực khi phải điều khiển phương tiện trong đường nội đô.

1. Xác định tâm lý

Khi lưu thông trong thành phố bằng ô tô hay xe máy, người điều khiển phương tiện phải xác định tâm lý sẽ đối diện với tình trạng giao thông đông đúc, ùn tắc kéo dài và thậm chí là hỗn loạn. Khi tâm lý đã được xác định rõ ràng thì khi bước vào thực tế, người lái sẽ phần nào giảm bớt những căng thẳng và ức chế.

Thực tế, giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh lúc nào cũng trong khung giờ cao điểm bởi lượng người tham gia giao thông đông và không phải ai cũng có ý thức trong việc chấp hành luật GTĐB (giao thông đường bộ). Chính vì thế, cần chuẩn bị tâm lý kiên nhẫn 'chờ đợi và vượt qua' khi lái xe ô tô vào giờ cao điểm.

2. Nắm rõ Luật GTĐB

Lái xe ô tô trong thành phố yêu cầu kỹ năng điều khiển phương tiện cứng và am hiểu các quy định về Luật giao thông. Cụ thể như khi lái xe trong thành phố, người lái cần nắm rõ những tuyến đường nào là 1 chiều, 2 chiều hay những tuyến phố nào sẽ có khung giờ cấm xe di chuyển. Khi nắm rõ những luật lệ, người lái sẽ chủ động hơn trong lộ trình di chuyển, đảm bảo việc lưu thông diễn ra thuận lợi cũng như không phải 'mất tiền oan' vì vi phạm luật. Kể cả trong trường hợp 'được' Công an giao thông 'hỏi thăm', chủ xe cũng có thể bảo vệ bản thân hoặc chỉ mất một khoản đóng phạt đúng với quy định.

Hiện nay các mẫu xe trên thị trường ô tô hầu như đều được trang bị hệ thống định vị dẫn đường và đây đích thực là người trợ thủ đắc lực cho các tài xế khi di chuyển. Cùng với việc quan sát các biển báo giao thông thực tế, người lái sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi lái xe ô tô trong thành phố.

3. Nắm rõ tuyến đường di chuyển

Nếu buộc phải lái xe trong phố vào giờ cao điểm, người lái nên tìm hiểu rõ tuyến đường đi. Những thông tin này thật sự hữu ích, giúp cho tài xế luôn chủ động trong mọi hành trình, giúp họ giảm thiểu rất nhiều áp lực, căng thẳng. Trong trường hợp tuyến đường đang đi phát sinh nhiều tình huống gây cản trở cho việc di chuyển, người lái cũng có thể linh hoạt chuyển sang tuyến đường khác do đã có sự chuẩn bị kỹ càng.

4. Tập trung lái xe

Việc di chuyển trong nội đô đông đúc đòi hỏi người lái xe ô tô cần tập trung cao độ để có thể kiểm soát được tình hình. Hạn chế nghe nhạc, sử dụng điện thoại hay theo dõi các chế độ giải trí để điều khiển phương tiện tốt hơn.

5. Thái độ tham gia giao thông

Ngoài việc chấp hành đúng luật giao thông, tài xế ô tô cần phải có thái độ cư xử đúng mực trong những tình huống xảy ra va chạm. Va chạm nhỏ gây ra xây xước nhỏ không đáng kể có thể 'dĩ hòa vi quý' bỏ qua. Nếu tình trạng nghiêm trọng, cần bình tĩnh để xử lý, tránh nóng giận để xảy ra cãi vã, mâu thuẫn không đáng có.

6. Chú ý đến tốc độ

Với lượng người tham gia giao thông đông đúc nên khi lái xe ô tô trong thành phố, tài xế luôn phải chú ý đến tốc độ di chuyển. Tất nhiên không thể nào lái xe với vận tốc nhanh như trên đường cao tốc hay những cung đường vắng người, tốc độ của xe ô tô khi đi trong thành phố đông đúc cần phải chậm hơn rất nhiều. Duy trì tốc độ lái xe ổn định, tránh tăng tốc/giảm tốc đột ngột, gây ảnh hưởng đến những người đang tham gia lưu thông xung quanh.

7. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước là kinh nghiệm lái xe ô tô cực kỳ quan trọng mà bất cứ người cầm lái nào cũng nên ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện. Việc giữ khoảng cách với các xe giúp cho tài xế có đủ thời gian để xử lý những tình huống va chạm, tai nạn xảy ra đột ngột. Đặc biệt với dòng xe di chuyển đông đúc trong thành phố, việc tuân thủ nguyên tắc này giúp cho quá trình lưu thông diễn ra suôn sẻ, không bị ứ nghẽn. Bởi trong thực tế, có không ít trường hợp xe máy vì thiếu ý thức mà đột ngột chen lấn, cắt/tạt ngang đầu xe ô tô khiến cho các tài xế không xử trí kịp vì khoảng cách quá ngắn. 50-60cm là khoảng cách đủ để xe ô tô giữ được an toàn với xe phía trước.

8. Luôn quan sát gương chiếu hậu

Không chỉ tập trung hướng tay lái về phía trước, người điều khiển ô tô cần phải luôn quan sát mọi diễn biến phía sau từ gương chiếu hậu, đặc biệt khi muốn chuyển làn hoặc cua rẽ. Bật đèn tín hiệu trong thời gian đủ lâu để các phương tiện đi phía sau nhận biết nếu muốn rẽ hoặc sang làn.

9. Đi đúng làn đường

Đây là ý thức mà bất kỳ người tham gia giao thông nào cũng nên có. Việc các phương tiện di chuyển theo đúng làn đường sẽ giúp cho tình trạng lưu thông diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối thiểu những vụ va chạm đáng tiếc. Không nên vì tắc đường mà cố chen lấn, đi sai làn đường, hành động này chỉ khiến cho giao thông thêm hỗn loạn.

10. Không cố chạy nhanh khi đèn báo dần chuyển sang đỏ

Những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô khuyên các bác tài, đặc biệt là cánh tài mới không nên cố tăng tốc khi đèn báo giao thông chuẩn bị nhảy sang đỏ. Hành động này rất nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn. Thông thường ở các điểm cắt giao lộ, những ngã 3 ngã tư, tình trạng giao thông thường rất lộn xộn khi nhiều chủ phương tiện không chấp hành hoặc cố vượt đèn. Nếu chủ xe ô tô cố tăng tốc để vượt khi đèn sắp báo đỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm mà tài xế không thể lường trước được.

11. Không vội đi khi đèn báo chuyển sang màu xanh

Cũng giống như trường hợp trên, không nên di chuyển ngay khi đèn báo xanh mà người tài xế cần phải quan sát rõ mọi tình hình xung quanh, tránh các trường hợp không xử lý kịp những xe máy băng ngang qua để chuyển làn hoặc những phương tiện vượt đèn đỏ từ các ngã rẽ khác.

12. Hạn chế quay đầu xe

Khi bắt gặp tình trạng tắc đường, tài xế muốn chuyển tuyến đường đi khác, cần phải quan sát kỹ diễn biến xung quanh trước khi quay đầu xe. Nếu nhận thấy phía sau mình có rất đông các phương tiện và việc quay đầu xe sẽ khiến tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn thì tài xế nên từ bỏ ý định chuyển tuyến, tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp có thể quay đầu, lái xe nên thực hiện các thao tác nhanh gọn, dứt khoát, tránh rề rà chậm chạp sẽ dễ xảy ra va chạm.

13. Hạn chế bấm còi

Trong tình trạng giao thông ùn tắc, ngột ngạt và khó chịu, cần hạn chế sử dụng còi xe để giảm bớt sự ức chế, căng thẳng cho những người xung quanh. Đây thật sự là kinh nghiệm lái xe hữu ích mà cánh xế già thường xuyên chia sẻ với nhau. Chỉ nên bấm còi xe trong những trường hợp cần thiết nhất, thật sự nguy hiểm.

14. Nhường đường cho xe đi ngược chiều muốn rẽ

Nếu bắt gặp tình huống có xe đi ngược chiều muốn rẽ, dù không phải giao lộ hoặc các ngã cắt rõ ràng, tài xế nên nhường đường. Hành động này sẽ giảm thiểu tình trạng tắc đường kéo dài nếu quyết không nhường nhau giữa các phương tiện.

15. Cẩn thận đề phòng với một số phương tiện sau

Phụ nữ mang thai, xe chở đồ cồng kềnh, xe có em bé và xe sang là những phương tiện mà những chủ xe ô tô khi lái xe trong thành phố nên đặc biệt chú ý và tránh va chạm bởi tác hại nghiêm trọng của nó. Việc của các tài xế là tập trung lái với tốc độ chậm, quan sát kỹ mọi tình hình và nhanh nhẹn xử lý tình huống.

16. Chú ý khi đỗ xe ô tô trong thành phố

Đỗ xe trong thành phố quả thực là một thử thách đối với những lái xe thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đường đông, quán hàng chen chúc... sẽ khiến cho việc đỗ xe trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lưu ý khi dừng/đỗ xe, chủ xe cần quan sát các biển báo để biết vị trí đó không cấm đỗ xe, tránh mất tiền nộp phạt.
Trên đây là 16 kinh nghiệm của wedo.vn các cụ thấy hay ủng hộ để sau em xem có gì hay sưu tầm chia sẻ.
Theo mình bổ sung thêm điều thứ 17: là cccm mới lái thì đừng đi ra đường vào giờ cao điểm. Các cụ này đi chiếm diện tích đường lớn nhất và đi với tốc độ chậm nhất. Thực sự cản trở khi tham gia giao thông lúc giờ cao điểm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top