- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,747
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,
Từ ngày 15-10-2019, "Thông tư 91/2015 của Bộ GTVT quy định Tốc độ, Khoảng cách lưu thông xe cgđb" hết hiệu lực, và được thay thế bằng TT31/2019/TT-BGTVT.
Nhà cháu xin tóm tắt 12 điểm mới nêu trong TT31/2019 nói trên để cccm cùng tham khảo nhanh, như sau:
Một số thay đổi quan trọng trong quy định mới về Tốc độ và khoảng cách an toàn xe cgđb:
1- Thay đổi về khái niệm "giảm tốc độ":
- Quy định tại Thông tư 91/2015 của Bộ Gtvt (dưới đây gọi tắt là TT cũ): "... phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn)"
Theo TT cũ, mốc để so sánh tốc độ trước và sau khi giảm là "tốc độ tối đa cho phép" cho đoạn đường xe đang lưu thông.
- Quy định tại TT31/2019/TT-BGTVT (dưới đây gọi tắt là Thông tư mới):
"... phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn".
TT mới đã cắt bỏ dòng chữ "thấp hơn tốc độ tối đa cho phép".
Do vậy, theo TT mới, mốc để so sánh tốc độ trước và sau khi giảm là xe phải luôn có gia tốc âm, chứ không phải là "tốc độ tối đa cho phép" như trước nữa.
2- Thay đổi về điều kiện phải giảm tốc độ:
- TT cũ ghi: 1. Có biển cảnh báo nguy hiểm...
- TT mới ghi: 1. Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm.
- TT mới bổ sung các trường hợp phải giảm tốc độ, như : khi đi qua đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận (khoản 3): khi đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui (khoản 4); khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước (khoản 8); khi đi qua trạm giao dịch thanh toán (khoản 12)
3- Tốc độ trên cao tốc:
- TT mới bổ sung: phải tuân thủ tốc độ sơn kẻ trên mặt đường cao tốc (Khoản 2, Điều 9)
4- Thay đổi liên quan đến Khu đông dân cư:
- TT cũ nêu cụ thể điều kiện cụ thể để một đoạn đường được gắn biển "Khu đông dân cư".
- TT mới đã lược bỏ các điều kiện để gắn biển "Khu đông dân cư".
TT mới bổ sung khái niệm "nội đô thị" được áp dụng khi xem xét & gắn biển "Khu đông dân cư".
5- Về giải phân cách giữa:
- TT mới bổ sung "giải phân cách kết cấu thép" cũng được coi là giải phân cách giữa.
TT mới có quy định rõ hơn: phân biệt bằng vạch sơn không phải là đường đôi. Bất cập: phân biệt bằng gpc kết cấu thép lại là đường đôi???
6- Về định nghĩa thế nào là "đường đôi":
- TT mới bổ sung phần trong ngoặc đơn để giải thích rõ hơn: "Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
Với nội dung bổ sung như tại điểm 3- và 4- này, theo TT31, đoạn đường có "gpc kết cấu thép" được coi là đường đôi. Đoạn đường có vạch sơn kẻ giữa tim đường không được coi là đường đôi.
7- Phạm vi áp dụng các quy định về Tốc độ, khoảng cách an toàn:
- TT cũ: có ghi câu "TRỪ đường cao tốc, đường nhánh ra vào cao tốc...".
- TT mới đã bỏ các câu "Trừ đường cao tốc, đường nhánh ra vào cao tốc..."
8- Trong trường hợp không có biển báo tốc độ, cự li thì sao?
- TT mới quy định cụ thể một số điều, khoản phải áp dụng trong trường hợp không có biển báo tốc độ, cự li, không còn nói chung chung như tại TT cũ.
9- Với ô tô xì téc:
- TT cũ: không quy định loại ô tô xì téc cần đi tốc độ bao nhiêu trên đoạn đường ngoài khu dân cư.
- TT mới: tại Điều 7 có ghi rõ "... ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)", đồng thời, TT mới đã ghi loại ô tô xì téc vào nhóm cuối bảng, phải đi chậm nhất, cùng nhóm với các loại xe tải nặng: "ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc".
10- Trong phần định nghĩa "ô tô chuyên dùng", TT mới đã bổ sung một số loại ô tô nữa vào danh sách, cụ thể: thêm ô tô tưới nước; ô tô ép rác và các loại ô tô tương tự.
11- Về tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
- TT cũ: tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
- TT mới: tốc độ tối đa không quá 40 km/h (Điều 8).
12- Về thẩm quyền của cơ quan các ngành các cấp trong công tác gắn biển hạn chế tốc độ:
- TT cũ: quy định khá chung chung: "...căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp"
- TT mới: cụ thể hoá các điều kiện chi tiết hơn, như: căn cứ vào "... kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình..." (khoản 1); "Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao (khoản 3)
- Đồng thời, TT mới cũng quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đặt biển hạn chế tốc độ đối với từng cow quan như Bộ Gtđb, Tổng cục Đường bộ, UBND tỉnh, thành phố... (khoản 4).
Đường link toàn văn nội dung TT31/2019/TT-BGTVT:
https://drive.google.com/file/d/1xY3Mne8Pcv1zmHQG1gWJaorBgh6-RdRO/view?usp=drivesdk
.
Từ ngày 15-10-2019, "Thông tư 91/2015 của Bộ GTVT quy định Tốc độ, Khoảng cách lưu thông xe cgđb" hết hiệu lực, và được thay thế bằng TT31/2019/TT-BGTVT.
Nhà cháu xin tóm tắt 12 điểm mới nêu trong TT31/2019 nói trên để cccm cùng tham khảo nhanh, như sau:
Một số thay đổi quan trọng trong quy định mới về Tốc độ và khoảng cách an toàn xe cgđb:
1- Thay đổi về khái niệm "giảm tốc độ":
- Quy định tại Thông tư 91/2015 của Bộ Gtvt (dưới đây gọi tắt là TT cũ): "... phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn)"
Theo TT cũ, mốc để so sánh tốc độ trước và sau khi giảm là "tốc độ tối đa cho phép" cho đoạn đường xe đang lưu thông.
- Quy định tại TT31/2019/TT-BGTVT (dưới đây gọi tắt là Thông tư mới):
"... phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn".
TT mới đã cắt bỏ dòng chữ "thấp hơn tốc độ tối đa cho phép".
Do vậy, theo TT mới, mốc để so sánh tốc độ trước và sau khi giảm là xe phải luôn có gia tốc âm, chứ không phải là "tốc độ tối đa cho phép" như trước nữa.
2- Thay đổi về điều kiện phải giảm tốc độ:
- TT cũ ghi: 1. Có biển cảnh báo nguy hiểm...
- TT mới ghi: 1. Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm.
- TT mới bổ sung các trường hợp phải giảm tốc độ, như : khi đi qua đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận (khoản 3): khi đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui (khoản 4); khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước (khoản 8); khi đi qua trạm giao dịch thanh toán (khoản 12)
3- Tốc độ trên cao tốc:
- TT mới bổ sung: phải tuân thủ tốc độ sơn kẻ trên mặt đường cao tốc (Khoản 2, Điều 9)
4- Thay đổi liên quan đến Khu đông dân cư:
- TT cũ nêu cụ thể điều kiện cụ thể để một đoạn đường được gắn biển "Khu đông dân cư".
- TT mới đã lược bỏ các điều kiện để gắn biển "Khu đông dân cư".
TT mới bổ sung khái niệm "nội đô thị" được áp dụng khi xem xét & gắn biển "Khu đông dân cư".
5- Về giải phân cách giữa:
- TT mới bổ sung "giải phân cách kết cấu thép" cũng được coi là giải phân cách giữa.
TT mới có quy định rõ hơn: phân biệt bằng vạch sơn không phải là đường đôi. Bất cập: phân biệt bằng gpc kết cấu thép lại là đường đôi???
6- Về định nghĩa thế nào là "đường đôi":
- TT mới bổ sung phần trong ngoặc đơn để giải thích rõ hơn: "Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
Với nội dung bổ sung như tại điểm 3- và 4- này, theo TT31, đoạn đường có "gpc kết cấu thép" được coi là đường đôi. Đoạn đường có vạch sơn kẻ giữa tim đường không được coi là đường đôi.
7- Phạm vi áp dụng các quy định về Tốc độ, khoảng cách an toàn:
- TT cũ: có ghi câu "TRỪ đường cao tốc, đường nhánh ra vào cao tốc...".
- TT mới đã bỏ các câu "Trừ đường cao tốc, đường nhánh ra vào cao tốc..."
8- Trong trường hợp không có biển báo tốc độ, cự li thì sao?
- TT mới quy định cụ thể một số điều, khoản phải áp dụng trong trường hợp không có biển báo tốc độ, cự li, không còn nói chung chung như tại TT cũ.
9- Với ô tô xì téc:
- TT cũ: không quy định loại ô tô xì téc cần đi tốc độ bao nhiêu trên đoạn đường ngoài khu dân cư.
- TT mới: tại Điều 7 có ghi rõ "... ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)", đồng thời, TT mới đã ghi loại ô tô xì téc vào nhóm cuối bảng, phải đi chậm nhất, cùng nhóm với các loại xe tải nặng: "ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc".
10- Trong phần định nghĩa "ô tô chuyên dùng", TT mới đã bổ sung một số loại ô tô nữa vào danh sách, cụ thể: thêm ô tô tưới nước; ô tô ép rác và các loại ô tô tương tự.
11- Về tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
- TT cũ: tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
- TT mới: tốc độ tối đa không quá 40 km/h (Điều 8).
12- Về thẩm quyền của cơ quan các ngành các cấp trong công tác gắn biển hạn chế tốc độ:
- TT cũ: quy định khá chung chung: "...căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp"
- TT mới: cụ thể hoá các điều kiện chi tiết hơn, như: căn cứ vào "... kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình..." (khoản 1); "Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử); Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao (khoản 3)
- Đồng thời, TT mới cũng quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đặt biển hạn chế tốc độ đối với từng cow quan như Bộ Gtđb, Tổng cục Đường bộ, UBND tỉnh, thành phố... (khoản 4).
Đường link toàn văn nội dung TT31/2019/TT-BGTVT:
https://drive.google.com/file/d/1xY3Mne8Pcv1zmHQG1gWJaorBgh6-RdRO/view?usp=drivesdk
.
Chỉnh sửa cuối: