[ATGT] 10 quy tắc khi lái xe đường núi

Biển số
OF-529016
Ngày cấp bằng
28/8/17
Số km
7
Động cơ
171,170 Mã lực
Để lái xe an toàn trên đường đèo núi liên tục đổ cua, xuống dốc, người lái xe cần trang bị cho các kỹ năng cần có.
Lái xe đèo núi luôn mang tới cảm giác bay bổng và trải nghiệm thú vị nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu không có những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là 10 kỹ năng cần thiết cho các lái xe khi đi đường đèo.

1. Kiểm tra phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa, ống xả trong tình trạng tốt

Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc

Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động "+, -".
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

3. Khi lên dốc, trả về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng đồng hồ, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng.

Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

5. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.
6. Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

7. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa

Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

8. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày

Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

9. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết

Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

10. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
(theo roadtripamerica)
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,475
Động cơ
350,826 Mã lực
Em xin thêm vào mục 2 và 9,
Mục 2 là xuống dốc sẽ luôn luôn nhanh hơn lên dốc,( nhanh trong tầm kiểm soát)
Mục 9 là khi đường có tuyết tuyệt đối ko được chạy, lái xe Việt Nam! Chưa có kinh nghiệm đi xe khi đường có tuyết,xe chưa có trang bị lốp mùa đông( đa phần ở ta chạy lốp mùa hè) chạy lâu trong khu vực lạnh dưới o độ nước làm mát có thể bị đóng băng.
Em xin thêm- phanh xe khi xuống dốc sẽ khó hơn khi phanh lên dốc( đường phanh sẽ dài hơn,quỹ đạo phanh khó lường)
 

Tuanvh39

Xe buýt
Biển số
OF-406524
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
755
Động cơ
233,758 Mã lực
Tuổi
48
Để lái xe an toàn trên đường đèo núi liên tục đổ cua, xuống dốc, người lái xe cần trang bị cho các kỹ năng cần có.
Lái xe đèo núi luôn mang tới cảm giác bay bổng và trải nghiệm thú vị nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu không có những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là 10 kỹ năng cần thiết cho các lái xe khi đi đường đèo.

1. Kiểm tra phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa, ống xả trong tình trạng tốt

Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc

Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động "+, -".
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

3. Khi lên dốc, trả về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng đồng hồ, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng.

Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

5. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.
6. Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

7. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa

Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

8. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày

Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

9. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết

Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

10. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
(theo roadtripamerica)
Cảm ơn Cụ đã chia sẻ.
 

sentayho

Xe hơi
Biển số
OF-546725
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
120
Động cơ
160,603 Mã lực
Nơi ở
Nhật Tân, Tây Hồ, HN
trời mưa là kinh nghiệm đi lại khó hơn nhiều.
 

grand i 10 1985

Xe hơi
Biển số
OF-488877
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
103
Động cơ
191,600 Mã lực
Tuổi
39
E miền núi đây. Lái mới, thanks for share
 

thinh1409

Xe đạp
Biển số
OF-544741
Ngày cấp bằng
7/12/17
Số km
13
Động cơ
161,230 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
HCM
Website
maitangtrongoi.com
Em dân tây nguyên đây. mà cũng cần học hỏi thêm kinh nghiệm này. hihi
 
Biển số
OF-544103
Ngày cấp bằng
3/12/17
Số km
97
Động cơ
162,480 Mã lực
Tuổi
38
trời mưa là kinh nghiệm đi lại khó hơn nhiều.
 
Biển số
OF-466630
Ngày cấp bằng
31/10/16
Số km
100
Động cơ
202,330 Mã lực
Tuổi
37
Đường đèo sương mù là khó đi nhất. Đâm vào ta luy dường còn đỡ chứ ta luy âm thì vẹo luôn
 

Morning Vivu

Xe đạp
Biển số
OF-525592
Ngày cấp bằng
7/8/17
Số km
12
Động cơ
173,420 Mã lực
Tuổi
38
Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển
 

quangnh

Xe hơi
Biển số
OF-378530
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
100
Động cơ
246,100 Mã lực
Tuổi
49
Cám ơn cụ chủ!
 

leanhduc1707

Xe tăng
Biển số
OF-180299
Ngày cấp bằng
9/2/13
Số km
1,802
Động cơ
353,086 Mã lực
E bổ sung tý nhé :
- Luôn chú ý có lốp dự phòng và lốp phải có đủ hơi + đồ nghề để kê kích, chèn xe để thay lốp + đèn, tam giác phản quang cảnh báo
- Để làm nguội động cơ nhanh khi xe đã dừng ở vị trí an toàn thì mở nắp capo lên.
- Luôn mang đèn pin trên xe + 01 bộ đồ nghề sửa chữa đơn giản (càle + kìm + búa nhỏ)
- Luôn mang dây cáp kéo xe + 1 can khoảng 5l nước sạch
- Luôn mang theo dây câu ắc quy loại tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Có người đào lên thì em góp ý cụ chủ thớt là sửa nhiều cái đấy
 

ltcuc

Xe tải
Biển số
OF-652126
Ngày cấp bằng
15/5/19
Số km
322
Động cơ
111,830 Mã lực
Tuổi
28
Đường đèo xương mù là khó đi nhất c ơi. Đi bám lề là được c ạ
 

keomutvuive

Xe điện
Biển số
OF-70842
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
3,538
Động cơ
456,120 Mã lực
Nơi ở
Tam Đảo núi
E đi tây bắc mấy lần,kinh nghiệm là đến đoạn cua khuat tam nhin,có xe ngược chiều thì cực kì chú ý vì rất hay có xe vượt ẩu là đoi đầu với xe munhf và xay ra tai nạn, cực kì chú ý nhé các cụ
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,119
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
42
Trời mưa nên chú ý quan sát rồi đường cua nên cẩn thận ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top