[Thảo luận] 10 nguyên tắc khi xe ôtô lội nước

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,048
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Off Road là thú chơi của những người ưa thích mạo hiểm. Vì vậy, người lái luôn phải đối mặt với những địa hình phức tạp và việc lội qua những con sông, suối, hồ luôn là một trong những thử thách khá khó khăn. Vậy làm thế nào để vượt qua nước an toàn? Các bạn nên làm theo những cách sau đây.
1 - Ống thở
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến, ống thở nâng lên cao tránh cho nước đi vào đường gió và vào động cơ làm cong tay biên hay phá máy. Ống thở có thể tự làm bằng PVC, sắt, composit hay mua hàng làm sẵn bằng nhựa ABS (hãng ARB chuyên làm ống thở cho các loại xe).

Lắp ống thở thường phải cắt 1 lỗ trên tai xe, do vậy nếu bạn không muốn đụng chạm hay e ngại việc cắt thân xe thì ống thở không dành cho bạn. Nếu không muốn lắp ống thở bạn có thể tìm cách đưa ống hút gió vào lên cao nhất có thể trong khoang máy.
2 - Mỡ cách điện
Lắp ống thở thường làm bạn có suy nghĩ sai lầm rằng xe của bạn có thể lội nước vô tư. Xe của bạn cần 3 thứ để chạy được: khí, nhiên liệu, điện. Ống thở giữ không cho nước vào khí, đường nhiện liệu phải được bọc kín và hệ thống đánh lửa cũng phải chịu được nước nữa.
Bôi mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí bộ chia điện sẽ giúp xe của bạn vượt qua nước an toàn.
3 - Máy dầu
Bạn không muốn dùng mỡ cách điện cho hệ thống cao áp. Hãy mua chiếc xe máy dầu, xe máy dầu chẳng cần tí điện nào, không bugi và dây cao áp, không bộ chia điện.....
4 - Kiểm tra trước
Nên kiểm tra trước khi quyết định lội xuống nước, nước có thể sâu quá hay có các chướng ngại vật nằm dưới nước mà bạn không nhìn thấy được. Sẽ có nghĩa lý gì khi ống thở của bạn cao 1,5m nhưng nước sâu đến 1,8m, hay một hòn đá to sắc nhọn nằm sâu dưới nước có thể xé tan lốp xe của bạn. Nên đi xuôi dòng, không chậm quá, cũng không nhanh quá.
5 - Thông hơi
Bộ chia điện không phải là bộ phận duy nhất cần thông hơi. Cầu, vi sai, hộp số… đều có đường thông khí. Thông thường các hãng sản xuất lắp van kiểm tra vào lỗ thông hơi trước khi xuất xưởng. Bạn không thể bịt kín hoàn toàn lỗ này được vì khi xe chạy dầu và khí bên trong nóng lên nở ra và thổi bay cái nút đó.

Khi xe đi vào nước, nước sẽ bị hút vào trong và lẫn vào dầu gây hư hại các bộ phận đó. Do đó hay đưa các lỗ thông hơi lên càng cao càng tốt. Một cách khác hiện đại hơn là lắp 1 cái ống thở giống kiểu đàn ắc-cóc-đi-ông (accordion) kín nhưng cho phép sự co giãn
6 - Quạt gió
Khi lội nước cánh quạt làm mát có thể bị cong do dòng nước và chém vào két nước làm thủng két. Nếu xe bạn có quạt điện, hãy đấu thêm 1 công tắc tắt/bật cho quạt điện vào trong ca bin, như vậy khi lội nước bạn chỉ cần ngồi trong xe và tắt công tắc quạt.
Nếu xe của bạn vẫn dùng quạt cơ, hãy tháo dây cu roa trước khi xuống nước và khi qua bờ bên kia thì lắp dây cu roa vào
7 – Phanh
Khi lội nước xong nên đạp rà phanh nhẹ nhàng để làm bay hết nước còn lại trên phanh, phanh đĩa ít bị ảnh hưởng do nước hơn phanh tang trống, do vậy nếu bạn hay phải lội nuớc hãy thay phanh trống bằng phanh đĩa.

Phanh đĩa nhẹ hơn, dễ bảo dưỡng hơn và tất nhiên phanh ăn hơn. Khi thay phanh đĩa bạn cần thay cả xi lanh tổng (master cylinder) do phanh đĩa thì cần nhiều dầu hơn.
8 - Chuẩn bị cho tình huống xấu
Trước khi lội nước hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp bạn không sang được bờ bên kia. Móc sẵn cáp vào xe (hoặc móc tời sẵn) như vậy khi xe bị chết giữa dòng nước bạn có thể nhanh chóng kéo xe lên ngay khỏi nước vì xe bị ngâm càng lâu dưới nước càng dễ hỏng hóc nhiều bộ phận hay hỏng nội thất
9 - Đừng hoảng sợ
Khi xe bị chết máy dưới nước đừng hoảng sợ, xe thường chết máy trước khi bị hỏng hóc, đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Nếu xe bạn là số sàn đừng đạp côn vì như vậy sẽ làm nước sẽ vào trong khoảng giữa lá ép và đĩa côn và làm trượt côn.
Khi kéo xe ra khỏi nuớc, phải tháo bugi, khởi động vài lần để tống nước ra khỏi động cơ. Nếu động cơ vẫn không nổ, xịt 1 ít dầu WD-40 vào trong bộ chia điện
10 - Kiểm tra dầu
Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn tốt cho nên có thể làm hỏng cầu, hộp số, động cơ. Tốt nhất là khi về đến nhà nên thay hết dầu như vậy tránh cho bạn nguy cơ bị hỏng các bộ phận quan trọng của xe.
LenDuong.Vn (Theo xe360)
 

Sucukinhtrang

Xe tăng
Biển số
OF-35906
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
1,280
Động cơ
485,160 Mã lực
Nơi ở
Phía tây Hồ Tây
Cảm ơn cụ nhiều lắm bởi cháu sống giữa Hà Lội mờ. Quá bổ ích và ný thú.:21:
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,424
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nguyên tắc là sau khi lội nước xong mang xe vào 87 Láng Hạ:))
 

CyberCar

Xe hơi
Biển số
OF-30027
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
173
Động cơ
483,430 Mã lực
Nơi ở
Cầm Thi Giang
Tốt nhất là khi thấy nước cao quá nên dừng xe:21:
 

lái đêm

Xe buýt
Biển số
OF-28580
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
748
Động cơ
491,020 Mã lực
Lội thì cứ lội vô tư nhưng đừng có bơi là được. Lội thì ai cũng lội được nhưng bơi thì không phải ai cũng biết bơi!

:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
 

gallardo_dthanh

Xe tải
Biển số
OF-25178
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
422
Động cơ
494,310 Mã lực
còn một mẹo vặt nữa:nếu bác nào tay lái hơi pro 1 tí tự tin 1 ít thì quay đầu xe lại trả số về R và bắt đầu de xe sẽ tránh được tình trạng nước lọt qua đường thông gió chung vào động cơ
chú ý :coi cừng vỡ mông em nó
 

RaptorX

Xe máy
Biển số
OF-36888
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
94
Động cơ
473,040 Mã lực
Nơi ở
Hồ Pips ôm cần !
Hay quá :41::41::41:,cho em nợ cụ rượu nhé (b)
Cái này chuẩn bị cho một mùa Em ơi Hà Lội phố :))
 

BUNGUVIETNAM

Xe buýt
Biển số
OF-12475
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
781
Động cơ
531,210 Mã lực
Quá hay nhưng nguyên tắc của em là tránh nước. Không nói trước được điều gì khi lội nước.
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,081
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
41
Iem mới đọc đến cái số 3 đã thấy chắc bài này được viết cách đây >10 năm.:69:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top