- Biển số
- OF-22
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 7,664
- Động cơ
- 1,146,108 Mã lực
10 Gợi ý về bố cục Digital Camera Magazine
Bài này em dịch từ Digital Camera Magazine, trước đây hình như em có dịch rồi, nhưng mà sơ sài và không hiểu nhiều. Bây giờ hy vọng sẽ khá hơn. Một số điểm trong này em dịch không sát và có đưa thêm ví dụ và ý kiến cá nhân. Mời các bác mới chụp đọc, và các cao thủ góp ý thêm.
1. Một số nguyên tắc chung
Hầu hết mọi người đều đồng ý với nguyên tắc 1/3 cho mọi thể loại ảnh. Đó là chia bức ảnh ra làm 3 phần đều nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Hãy đặt đối tượng vào những điểm giao nhau của những đường thẳng.
Với ảnh phong cảnh - đặt đường chân trời vào đường 1/3 phía trên hoặc 1/3 phía dưới khi bạn cảm thấy cần nhấn mạnh vào đâu.
Với các thể loại khác thì tuỳ cơ ứng biến. Tuy nhiên đây chỉ là gợi ý, khi chụp lên đến 1 trình độ nhất định người chụp có thể sẽ không tuân theo quy tắc này, thường là có 1 lý do đi kèm theo.
Ảnh ví dụ:
2. Chú ý đến phông, nền
Lỗi này rất dễ mắc phải kể cả những người đã chụp có kinh nghiệm. Thường là do quá tập trung vào đối tượng (nhất là mẫu xinh ) mà quên mất không nhìn phía sau đối tượng.
Lỗi mắc phải thì rất nhiều, ví dụ : Cây mọc trên đầu, vai của mẫu, phông sáng quá nên bị cháy, có người vật không đẹp chạy vào.
Sửa lỗi bằng cách di chuyển góc chụp, chờ đợi đến thời điểm
3. Đơn giản
Thường là những bức ảnh phức tạp nhiều chi tiết là những bức ảnh không đẹp. Bức ảnh không đưa ra được những ý nghĩa rõ ràng. Không có điểm nhấn. Không tạo được những hình dáng cơ bản.
Lỗi ở phần này thì cũng vô cùng nhiều, hầu hết gặp phải ở người mới chụp, người chụp có kinh nghiệm thì sẽ ít đi. 1 bức ảnh chân dung rất đẹp bị dính vào đó 1 cái tay, chân của người khác chẳng hạn.
Sửa lỗi: Ngắm kỹ trước khi chụp, nhìn tròn view finder thấy đẹp thì thường là ảnh cũng sẽ đẹp.
4. Điểm nhấn
Nhìn khung cảnh, sự vật, đối tượng và nghĩ xem mình nên chọn cái gì làm điểm nhấn, bức ảnh có điểm nhấn hay không ? Vật, đối tượng có tạo ra hình khối gì đặc biệt.
Một điểm nhấn rất quan trọng bởi vì nó tạo sự chú ý của mắt người đến đó. Và cái ý đồ của người chụp phụ thuộc vào việc chọn điểm nhấn, đặt điểm nhấn vào bố cục để thể hiện ý đồ đẹp hơn, mạch lạc hơn.
Có những bức ảnh người xem bảo là buồn, chẳng có gì đáng xem, đấy là bức ảnh không có điểm nhấn. Nó không thu hút được mắt người xem dừng lại ngắm, tìm hiểu. Những tấm ảnh như vậy chỉ được người xem nhìn lướt qua.
5. Lưu ý khi crop
Cố gắng bố cục 1 bức ảnh ngay từ khi ngắm trong view finder. Trường hợp xem lại chưa ưng ý thì có thể crop theo ý mình, ảnh số bây giờ hầu như có độ phân giải khá cao. Crop khoảng 40 đến 50% bức ảnh thì bức ảnh đó cũng vẫn tạm dùng được. Có 1 số gợi ý khi crop.
Với chụp cảnh, lựa điểm nhấn, đối tượng vào 1 điểm nào đó của nguyên tắc 1/3.
Với chụp chân dung, crop để phía hướng nhìn của mẫu rộng hơn phía bên kia, tránh crop ngang mắt cá chân, đầu gối.
Với chụp vật chuyển động, thể thao. Để phía hướng của vật di chuyển rộng hơn phía sau.
Còn rất nhiều các gợi ý khác nhau bài này không nói ra hết được.
6. Lưu ý về số lượng
Số lẻ thường bắt mắt hơn số chẵn, chụp 3 hoặc 1 con bò thường đẹp hơn 2 con hoặc 4 con. Hình tam giác, đa giác bất kỳ thườn đẹp hơn những hình vuông, chữ nhật cứng nhắc.
7. Học từ những bức ảnh xuất sắc
Hãy xem nhiều những bức ảnh đẹp, để trong 1 điều kiện tương tự ta có thể bắt chước. Tiếp sau đó khi đã hiểu và thực hành được tốt, người chụp sẽ tìm ra hướng đi, bản sắc của riêng mình.
8. Tránh sự lặp lại, đơn điệu
Sự lặp lại đơn điệu của góc nhìn, khung cảnh, đối tượng sẽ làm giảm tính học hỏi sáng tạo. Hãy cúi người xuống, nâng máy lên, đi xa hơn tìm những góc nhìn, bố cục lạ hơn.
9. Chụp thật nhiều
Nếu thấy 1 sự việc, hiện tượng lạ, đối tượng đẹp hãy chụp thật nhiều. Thay đổi góc nhìn, bố cục. Có thể gặp may bạn sẽ có 1 bức ảnh ưng ý.
10. Không tuân theo nguyên tắc
Có thể không nhất thiết lúc nào cũng phải theo những gợi ý bố cục trên, hãy xem những gợi ý trên là tham khảo và tự tìm những hướng riêng cho chính mình.
Bài này em dịch từ Digital Camera Magazine, trước đây hình như em có dịch rồi, nhưng mà sơ sài và không hiểu nhiều. Bây giờ hy vọng sẽ khá hơn. Một số điểm trong này em dịch không sát và có đưa thêm ví dụ và ý kiến cá nhân. Mời các bác mới chụp đọc, và các cao thủ góp ý thêm.
1. Một số nguyên tắc chung
Hầu hết mọi người đều đồng ý với nguyên tắc 1/3 cho mọi thể loại ảnh. Đó là chia bức ảnh ra làm 3 phần đều nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Hãy đặt đối tượng vào những điểm giao nhau của những đường thẳng.
Với ảnh phong cảnh - đặt đường chân trời vào đường 1/3 phía trên hoặc 1/3 phía dưới khi bạn cảm thấy cần nhấn mạnh vào đâu.
Với các thể loại khác thì tuỳ cơ ứng biến. Tuy nhiên đây chỉ là gợi ý, khi chụp lên đến 1 trình độ nhất định người chụp có thể sẽ không tuân theo quy tắc này, thường là có 1 lý do đi kèm theo.
Ảnh ví dụ:
2. Chú ý đến phông, nền
Lỗi này rất dễ mắc phải kể cả những người đã chụp có kinh nghiệm. Thường là do quá tập trung vào đối tượng (nhất là mẫu xinh ) mà quên mất không nhìn phía sau đối tượng.
Lỗi mắc phải thì rất nhiều, ví dụ : Cây mọc trên đầu, vai của mẫu, phông sáng quá nên bị cháy, có người vật không đẹp chạy vào.
Sửa lỗi bằng cách di chuyển góc chụp, chờ đợi đến thời điểm
3. Đơn giản
Thường là những bức ảnh phức tạp nhiều chi tiết là những bức ảnh không đẹp. Bức ảnh không đưa ra được những ý nghĩa rõ ràng. Không có điểm nhấn. Không tạo được những hình dáng cơ bản.
Lỗi ở phần này thì cũng vô cùng nhiều, hầu hết gặp phải ở người mới chụp, người chụp có kinh nghiệm thì sẽ ít đi. 1 bức ảnh chân dung rất đẹp bị dính vào đó 1 cái tay, chân của người khác chẳng hạn.
Sửa lỗi: Ngắm kỹ trước khi chụp, nhìn tròn view finder thấy đẹp thì thường là ảnh cũng sẽ đẹp.
4. Điểm nhấn
Nhìn khung cảnh, sự vật, đối tượng và nghĩ xem mình nên chọn cái gì làm điểm nhấn, bức ảnh có điểm nhấn hay không ? Vật, đối tượng có tạo ra hình khối gì đặc biệt.
Một điểm nhấn rất quan trọng bởi vì nó tạo sự chú ý của mắt người đến đó. Và cái ý đồ của người chụp phụ thuộc vào việc chọn điểm nhấn, đặt điểm nhấn vào bố cục để thể hiện ý đồ đẹp hơn, mạch lạc hơn.
Có những bức ảnh người xem bảo là buồn, chẳng có gì đáng xem, đấy là bức ảnh không có điểm nhấn. Nó không thu hút được mắt người xem dừng lại ngắm, tìm hiểu. Những tấm ảnh như vậy chỉ được người xem nhìn lướt qua.
5. Lưu ý khi crop
Cố gắng bố cục 1 bức ảnh ngay từ khi ngắm trong view finder. Trường hợp xem lại chưa ưng ý thì có thể crop theo ý mình, ảnh số bây giờ hầu như có độ phân giải khá cao. Crop khoảng 40 đến 50% bức ảnh thì bức ảnh đó cũng vẫn tạm dùng được. Có 1 số gợi ý khi crop.
Với chụp cảnh, lựa điểm nhấn, đối tượng vào 1 điểm nào đó của nguyên tắc 1/3.
Với chụp chân dung, crop để phía hướng nhìn của mẫu rộng hơn phía bên kia, tránh crop ngang mắt cá chân, đầu gối.
Với chụp vật chuyển động, thể thao. Để phía hướng của vật di chuyển rộng hơn phía sau.
Còn rất nhiều các gợi ý khác nhau bài này không nói ra hết được.
6. Lưu ý về số lượng
Số lẻ thường bắt mắt hơn số chẵn, chụp 3 hoặc 1 con bò thường đẹp hơn 2 con hoặc 4 con. Hình tam giác, đa giác bất kỳ thườn đẹp hơn những hình vuông, chữ nhật cứng nhắc.
7. Học từ những bức ảnh xuất sắc
Hãy xem nhiều những bức ảnh đẹp, để trong 1 điều kiện tương tự ta có thể bắt chước. Tiếp sau đó khi đã hiểu và thực hành được tốt, người chụp sẽ tìm ra hướng đi, bản sắc của riêng mình.
8. Tránh sự lặp lại, đơn điệu
Sự lặp lại đơn điệu của góc nhìn, khung cảnh, đối tượng sẽ làm giảm tính học hỏi sáng tạo. Hãy cúi người xuống, nâng máy lên, đi xa hơn tìm những góc nhìn, bố cục lạ hơn.
9. Chụp thật nhiều
Nếu thấy 1 sự việc, hiện tượng lạ, đối tượng đẹp hãy chụp thật nhiều. Thay đổi góc nhìn, bố cục. Có thể gặp may bạn sẽ có 1 bức ảnh ưng ý.
10. Không tuân theo nguyên tắc
Có thể không nhất thiết lúc nào cũng phải theo những gợi ý bố cục trên, hãy xem những gợi ý trên là tham khảo và tự tìm những hướng riêng cho chính mình.
Chỉnh sửa cuối: