Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 - 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".
Thời Tự Đức, ông Tôn Thất Thuyết nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, là nhân vật "khét tiếng" trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nông dân. Ông được Tự Đức phong làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp cho Dục Đức kế vị ngôi vua vào tháng 7/1883. Chỉ sau ít ngày giữ chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết đã cùng Nguyễn Văn Tường phế lập vua Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Vua Dục Đức bị giam vào ngục cho đến chết.
Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối Hiệp ước Harmand , ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư bộ Lễ rồi Thượng thư bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi. Ông giữ lại chức Thượng thư bộ Binh.
Tháng 8/1884, Tôn Thất Thuyết phế tiếp Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4/7/1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng, Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương.
Trong 10 năm (1885 - 1895) ông Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp nhưng thất bại. Ông phải lánh sang Trung Quốc và mất tại đây năm 1913. Hưởng thọ 74 tuổi.
Gần như toàn bộ gia đình ông hy sinh vì nước.
Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".
Thời Tự Đức, ông Tôn Thất Thuyết nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, là nhân vật "khét tiếng" trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nông dân. Ông được Tự Đức phong làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp cho Dục Đức kế vị ngôi vua vào tháng 7/1883. Chỉ sau ít ngày giữ chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết đã cùng Nguyễn Văn Tường phế lập vua Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Vua Dục Đức bị giam vào ngục cho đến chết.
Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối Hiệp ước Harmand , ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư bộ Lễ rồi Thượng thư bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi. Ông giữ lại chức Thượng thư bộ Binh.
Tháng 8/1884, Tôn Thất Thuyết phế tiếp Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4/7/1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng, Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương.
Trong 10 năm (1885 - 1895) ông Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp nhưng thất bại. Ông phải lánh sang Trung Quốc và mất tại đây năm 1913. Hưởng thọ 74 tuổi.
Gần như toàn bộ gia đình ông hy sinh vì nước.
- Gia sản của ông bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị treo làm phần thưởng: nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.
- Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5/7/1893.
- Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19/9/1887.
- Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26/9/1885.
- Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5/7/1885, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát.
- Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng.
- Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Đạm)
- Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài.
- Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết.
- Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài.
- Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động.
- Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để.
Chỉnh sửa cuối: