Ống Luxury viền đỏ của Canon

Trạng thái
Thớt đang đóng

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Ngày nay thường ống kính của các hãng thường sơn mầu viền ống kính để dễ phân biệt "đẳng cấp", tính năng... Nhưng nói chung thì các ống kính mới xịn đều có sơn mầu nhất định.
Nikon có viền vàng (ống xịn)
Tokina viền vàng (xịn ) và đỏ (rẻ tiền)
Canon viền đỏ (ống xịn)
...

Tuy nhiên không phải hãng nào cũng gọi tên như Canon gọi ống viền đỏ là Luxury và gọi tắt là L. Hay ghi ký hiệu thêm ký hiệu L (đỏ) trên ống kính



Với người dùng Canon thì việc "thèm L" là điều đương nhiên, đây là niềm mơ ước của nhiều người khi được sử dụng các chú lens Luxury vì chất lượng quang học và cơ học hoàn hảo của nó...

DANH SÁCH LUXURY:
Ống zoom:
1. Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L
2. Canon EF 17-35mm f/2.8 USM L
3. Canon EF 17-40mm f/4 USM L
4. Canon EF 20-35mm f/2.8L
5. Canon EF 24-70mm f/2.8 USM L
6. Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
7. Canon EF 28-70mm f/2.8 USM L
8. Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
9. Canon EF 35-350mm f/3.5-5.6 USM L
10. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L
11. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS
12. Canon EF 70-200mm f/4 USM L IS
13. Canon EF 70-200mm f/4 USM L
14. Canon EF 100-300mm f/5.6 L
15. Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6 USM L IS
...

Ống fix:
1. Canon EF 24mm f/1.4 USM L
2. Canon TS-E 24mm f/3.5 L
3. Canon EF 35mm f/1.4 USM L
4. Canon EF 50mm f/1.2 USM L
5. Canon EF 85mm f/1.2 USM L
6. Canon EF 135mm f/2 L USM
7. Canon EF 180mm f/3.5 L USM macro
8.Canon EF 200mm f/2.8 L USM II
9. Canon EF 300mm f/4 USM L IS
10. Canon EF 300mm f/4 USM L
11. Canon EF 400mm f/5.6 USM L
...
Ống đặc biệt
...

Xin lưu ý các bác là, tôi sẽ lấy ví dụ dẫn chứng chủ yếu của 02 hãng Nikon và Canon. Vì dù sao đây là 2 hãng dàng đầu về DSLR hiện nay, nhiều người dùng. Các bác dùng hãng khác xin đường buồn, đồng thời các bác dùng Nikon hay Canon cũng không đi quá sa đà vào việc so sánh hơn thua. Mà hãy tập trung cung cấp các thông tin cần thiết nhất cho người sử dụng, đó mới là điều quan trọng nhất và là mục đích mà topic này tôi lập ra.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
1. Khái niệm chung:

Luxury là tên gọi cho dòng ống kính cao cấp nhất của Canon EF và chúng ta thường gọi tắt là L. Dấu hiện để phân biệt với các lens khác là viền đỏ trên miệng ống kính.


Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L

Các ống L thường được đều chống thấm nước kể làm bằng vỏ nhựa hay kim loại. Các ống L thường có ít nhất một thấu kính "đặc biệt", thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn... Các ống kính L thường được trang bị hệ thống USM và IS. USM cũng có nhiều loại nhưng L thường dùng loại USM tốt nhất.



Tuy nhiên có 2 điều khác biệt với Nikon:

1. Ống Luxury của Canon thường là loại EF mà không là EF-S (lắp cho máy crop) dù cũng có ống kính EF-S có tính năng có thể nói là tương tự hoặc gần tương tự như EF-S 17-55mm chẳng hạn... Trong khi đó ống Deluxe của Nikon có cả loại cho máy 28mm (ký hiệu DX) như 12-24mm f4, 17-55mm f2.8... Nikon không phân biệt Deluxe cho máy Crop hay máy FF.

2. Đối với người dùng chuyên nghiệp hay "sành điệu" thì chắc là sẽ có thể không vừa lòng khi Canon có vẻ "bình dân hoá" Luxury hơn khi có nhiều ống L có 2 khẩu hoặc một khẩu f4 thay vì f2.8. Các ống này nhỏ, nhẹ và tất nhiên là rẻ tiền hơn. Phù hợp cho những người dùng "không chuyên" muốn được sở hữu L mà kinh phí còn "hạn chế".
Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
17-40mm 4 L USM
Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
70-200mm 4 L USM
...

Chú ý:
- Để tiện tôi sẽ gọi máy DSLR có cảm biến Full Frame là máy 43mm hoặc FF (đường chéo cảm biến khoảng 43mm)
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
2. Màu của ống Luxury:
Các ống L góc rộng và tầm trung của Canon thường có mầu đen
Trong khi các ống tele lại thường có màu trắng.


Theo tôi được biết thì ở ống kính tiêu cự dài việc giảm thiểu hiện tượng quang sai là cần thiết. (Các thấu kính thường gần giống như một phần của quả cầu. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính gọi là hiện tựng quang sai). Và Canon đã chế tạo ra Fluorite là một dạng tinh thể nhân tạo đắt tiền được dùng trong nhiều ống kính tele dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp (UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) ,thấu kính ED ở Nikon) để giảm hiện tượng quang sai này...


Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS giá khoảng 1.700USD (BH)


Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu đen giá khoảng 1.625USD (BH)

Tuy nhiên có lẽ Fluorite là chất mà nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nó như độ giãn nở chẳng hạn, và khi nó bị ảnh hưởng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hình ảnh của ống kính. Chính vì vậy mà các chú Tele của Canon thường được sơn trắng vì màu trắng là mầu ít hấp thụ nhiệt nhất. Như việc ta mặc áo trắng vào mùa hè sẽ mát hơn là mặc áo màu khác vậy.

Còn Nikon dùng ED (extra-low dispersion) trong dòng Deluxe, có lẽ ED không quá "mẫn cảm" với nhiệt độ nên Nikon sơn ống kính lúc thì đen khi lại trắng :D


Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu trắng




Không có và có ED
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Vậy không phải ngẫu nhiên mà Canon lại sơn ống có Fluorite mầu trắng đâu nhé. Chắc khi nào chất này được nâng cấp hoặc thay thế có thể sẽ phổ biến ống Tele Luxury mầu đen hơn :D

Vì vậy cũng lưu ý các bác dùng Canon trắng không nên sơn màu khác cho ống kính của mình. Hoặc dùng một loại vỏ trang trí ở nước ngoài có bán. Vì có thể nó hấp thụ nhiệt và ảnh hưởng đến ống kính của chính các bác.
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
Bác nhầm, nếu có ảnh hưởng thì bọn BHPhotovideo đã không bán miếng băng dính đen và màu sẫm cho ống tele của Canon. Ở bên Mỹ mà bán thế nếu bị ảnh hưởng thì BH bị kiện 1 cái chắc phá sản luôn. Mọi cái ở trên của bác đều là do bác chắc là.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Không hiểu bác LACETI có phải là dân Pro Ni hay không mà kiến thứuc của cụ về CANON L có chút sai lệch
1/cụ nói
Theo tôi được biết thì ở ống kính tiêu cự dài việc giảm thiểu hiện tượng quang sai là cần thiết. (Các thấu kính thường gần giống như một phần của quả cầu. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính gọi là hiện tựng quang sai). Và Canon đã chế tạo ra Fluorite là một dạng tinh thể nhân tạo đắt tiền được dùng trong nhiều ống kính tele dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp (UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) ,thấu kính ED ở Nikon) để giảm hiện tượng quang sai này...
Flourite không phải là 1 loại tinh thể nhân tạo mà nó có trong tự nhiên . nó đuọc mệnh danh là lọai tinh thể nhiều màu sắc nhất trong các loại tinh thể ( công thức hóa học là CaF2)
Link tham khảo
http://en.wikipedia.org/wiki/Fluorite
http://www.galleries.com/minerals/halides/fluorite/fluorite.htm
http://webmineral.com/data/Fluorite.shtml

CANON có sử dụng chất này trong khi chế tạo các loại ống kính L đời đàu tuy nhiên hiện nay CANON không sử dụng nhiều chất này nữa mà dùng UD và ED
cái này chắc cụ nhầm . Có thể CANON có thể tự tổng họp đuọc CaF2 nhưng không phải vì théà quy kết nó là tinh thể nhân tạo
2 / Cụ nói
Tuy nhiên có lẽ Fluorite là chất mà nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nó như độ giãn nở chẳng hạn, và khi nó bị ảnh hưởng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hình ảnh của ống kính. Chính vì vậy mà các chú Tele của Canon thường được sơn trắng vì màu trắng là mầu ít hấp thụ nhiệt nhất. Như việc ta mặc áo trắng vào mùa hè sẽ mát hơn là mặc áo màu khác vậy.
cái điều này em thấy cũng có tý vấn đề . Tinh thể nói chung rất ít bị chịu ảnh hửong nhiều về nhiệt độ ( khỏang chịu nhiệt của các loại tinh thể thừong khá cao ) vậy cụ lấy điều này ra lý giải về cái việc ống L sơn trắng em nghĩ chưa thiỏa đáng .
À noi thêm là NIKON cũng co sử dụng Flourite trong việc sản xuat ông kinh của mình chứ không phải chỉ mình CANON đâu ợ .
Nikon MicroscopyU: Introduction to Microscope Objectives
Although similar in construction to fluorite objectives, the lenses have different ... an artifact that increases in severity with higher magnification. ...
www.microscopyu.com/articles/optics/objectiveintro.html - 70k -
3/ cái cách cụ lý giải màu trắng của L canon em cũng thấy chưa thỏa đáng
vì ống kính dễ hỏng cũng có lý nhưng tại sao ng ta vẫn làm thân máy màu đen ??? Thân máy nhièu khi còn nhạy cảm với nhiệt độ hơn cả ống kính ấy chứ . Thân máy nhiều bộ phận điện tử mỏng manh hơn ống kính nhiều
sau jhi ngó nghiêng qua anh google em thấy việc CANOn sơn trắng các ông TELE của mình nhằm các mục đích sau
- 1 chiêu tiêp thị cao tay . Tại sao ??
+ màu trắng rất dễ nhận thấy trong đám đông
+ màu trắng khác hẳn với các loại ông khác rẻ có đắt có nhưng cùng màu đen không khẳng định đẳng cấp của ống với ng không chuyên
+ các ốnh kính viễn vọng thừongd duọc sơn màu trắng ==>> tạo cảm giác chuyên nghiệp hơn mạnh mẽ hơn cho ng sử dụng ống kính máy ảnh màu trắng . Các thiết bị vũ trụ và quang học chính xác cũng hay có màu trắng
+ các ống kính L thuòing khá to so với thân máy và cũng khá nặng . màu trắng sẽ làm cho ng sử dụng cảm thấy bớt nặng nề hơn khi sử dụng ( kiểu cân sắt cân bông cân nào nhẹ hơn ấy )
- bảo vệ ống kính bởi nhiệt đọ ( cái này em nghxi chỉ là phụ mà thôi )

Chắc thấy nhiều cái hay như thê snên NIKON đành bắt chứoc đẻ tung ra ống kính cao cấp cũng có sơn trắng ???
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hì hì .. gì chứ đồ dùng nhiều ở ngoài trời thì sơn mầu trắng để chống nhiệt là đúng roài ...
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,595
Động cơ
591,080 Mã lực
Vậy mà có thằng hâm vác 70-200/2,8L đi sơn đen. Pín nhỉ
 

HaintVinataba

Xe máy
Biển số
OF-14997
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
92
Động cơ
513,520 Mã lực
Em có mấy con này mà cụ chẳng cho nó vào danh sách:
Canon EF 14mm f/2.8L USM
Canon EF 50mm f/1.0L USM
Canon EF 85mm f/1.2L II USM
Canon EF 16-35mm f/2.8L II USM

Và cả con này nữa:





Vì nó màu đen, mấy thằng bạn bảo là hàng sơn lại, tức quá em quảng nó đi rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Vụ sơn trắng đề các ống có fluorite do chất fluorite mẫn cảm với nhiệt độ không phải em nghĩ ra đâu nhé... Các bác vào Photonotes.org cũng có ghi:

Why are some Canon lenses painted white or silver?

Nearly all large telephoto L series lenses have barrels constructed from solid metal and painted off-white, rather than black plastic or black-painted metal. Canon say they do this since white surfaces absorb less heat than black when used out in the sun, and fluorite crystal lens elements are sensitive to heat - they can expand and contract, altering their optical properties.
Tạm dịch:

Tại sao có vài ống kính Canon được sơn màu trắng hay màu bạc?

Gần như tất cả ống kính tele L loại lớn có nòng làm bằng kim loại cứng và sơn màu "gần trắng", thay vì nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon nói họ làm như thế vì bề mặt trắng hấp thụ ít nhiệt hơn đen khi sử dụng dưới ánh nắng mặt trời, và thành phần tinh thể flourite trong ống kính nhạy cảm với nhiệt - nó có thể co, dãn thay đổi đặc tính quang học.
....

Một số ống sơn đen dòng L bác nào ví dụ ở trên là loại đời cũ không có flourite
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
Photonotes.org là ai. Nguồn tin có đáng tin cậy không. Thế có trang photonotes.vn bảo là cứ sơn đen thoải mái thì sao.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Vụ sơn trắng đề các ống có fluorite do chất fluorite mẫn cảm với nhiệt độ không phải em nghĩ ra đâu nhé... Các bác vào Photonotes.org cũng có ghi:

Why are some Canon lenses painted white or silver?

Nearly all large telephoto L series lenses have barrels constructed from solid metal and painted off-white, rather than black plastic or black-painted metal. Canon say they do this since white surfaces absorb less heat than black when used out in the sun, and fluorite crystal lens elements are sensitive to heat - they can expand and contract, altering their optical properties.
Tạm dịch:

Tại sao có vài ống kính Canon được sơn màu trắng hay màu bạc?

Gần như tất cả ống kính tele L loại lớn có nòng làm bằng kim loại cứng và sơn màu "gần trắng", thay vì nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon nói họ làm như thế vì bề mặt trắng hấp thụ ít nhiệt hơn đen khi sử dụng dưới ánh nắng mặt trời, và thành phần tinh thể flourite trong ống kính nhạy cảm với nhiệt - nó có thể co, dãn thay đổi đặc tính quang học.
....

Một số ống sơn đen dòng L bác nào ví dụ ở trên là loại đời cũ không có flourite
bác đọc lại phần trên mà em đã pót hộ cái
thứ nhất Flourite cũng có trong ống CANOn và NIKKOR ==>> ông Nikkor khinh khách hàng à ???
thứ 2 ống đời cũ mới dùng nhiều Flourite ống đời mới thì ít dùng
thứ 3 trang web của cụ hay gần hết các trang web khác đều là phỏng đoán dựa theo tý thông tin leak từ hãng còn lý do chính em nghĩ là do động cơ QUẢNG CÁO tạo sự khác biệt nhiều hơn ....

3/ cái cách cụ lý giải màu trắng của L canon em cũng thấy chưa thỏa đáng
vì ống kính dễ hỏng cũng có lý nhưng tại sao ng ta vẫn làm thân máy màu đen ??? Thân máy nhièu khi còn nhạy cảm với nhiệt độ hơn cả ống kính ấy chứ . Thân máy nhiều bộ phận điện tử mỏng manh hơn ống kính nhiều
sau jhi ngó nghiêng qua anh google em thấy việc CANOn sơn trắng các ông TELE của mình nhằm các mục đích sau
- 1 chiêu tiêp thị cao tay . Tại sao ??
+ màu trắng rất dễ nhận thấy trong đám đông
+ màu trắng khác hẳn với các loại ông khác rẻ có đắt có nhưng cùng màu đen không khẳng định đẳng cấp của ống với ng không chuyên
+ các ốnh kính viễn vọng thừongd duọc sơn màu trắng ==>> tạo cảm giác chuyên nghiệp hơn mạnh mẽ hơn cho ng sử dụng ống kính máy ảnh màu trắng . Các thiết bị vũ trụ và quang học chính xác cũng hay có màu trắng
+ các ống kính L thuòing khá to so với thân máy và cũng khá nặng . màu trắng sẽ làm cho ng sử dụng cảm thấy bớt nặng nề hơn khi sử dụng ( kiểu cân sắt cân bông cân nào nhẹ hơn ấy )
- bảo vệ ống kính bởi nhiệt đọ ( cái này em nghxi chỉ là phụ mà thôi )

Chắc thấy nhiều cái hay như thê snên NIKON đành bắt chứoc đẻ tung ra ống kính cao cấp cũng có sơn trắng ???
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
Thermodynamic argument (and observed reality for that matter) says that, for an object in thermal equilibrium with its surroundings, emissivity == absorptivity. This means that two objects in radiative contact with some reservoir (aka "the Sun"), they will both come to the same temperature, regardless of their color or other properties.

The color will certainly change the equilibrium times, but not the final temperature. For a camera lens or other thin tubes, I would expect these equilibrium times to be rather short, to the point that color has no practical effect. The better argument is that Canon's "white" is just a marketing tactic, otherwise Nikon and everyone else -- who employ engineers of equal merit -- would be using white too.

(And I guess it should be noted that things that take a long time to heat up will take a long time to cool down. Generally speaking, it's a good thing if your optics quickly equilibrate, so if any color is to be preferred, choose black.)
Ai dịch hộ em với. :)):)):))
 

buloonggi

Xe điện
Biển số
OF-2115
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
3,849
Động cơ
605,615 Mã lực
Nơi ở
chỗ các cụ vẫn gọi em đi nhậu ấy (b)
Thermodynamic argument (and observed reality for that matter) says that, for an object in thermal equilibrium with its surroundings, emissivity == absorptivity. This means that two objects in radiative contact with some reservoir (aka "the Sun"), they will both come to the same temperature, regardless of their color or other properties.

The color will certainly change the equilibrium times, but not the final temperature. For a camera lens or other thin tubes, I would expect these equilibrium times to be rather short, to the point that color has no practical effect. The better argument is that Canon's "white" is just a marketing tactic, otherwise Nikon and everyone else -- who employ engineers of equal merit -- would be using white too.

(And I guess it should be noted that things that take a long time to heat up will take a long time to cool down. Generally speaking, it's a good thing if your optics quickly equilibrate, so if any color is to be preferred, choose black.)
Cái đoạn trên hay nhờ :)):)):))
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
Tôi thấy là bác Lekima đang cố defame Canon lens bằng cái vụ sơn Trắng sơn Đen. Tinh thể flourite là một trong những chất liệu tốt nhất dùng dể làm high performance telescopes and camera lens elements.

Bác có thể tham khảo Wiki en.wikipedia.org/wiki/Fluorite

Fluorite is used instead of glass in some high performance telescopes and camera lens elements. Exposure tools for the semiconductor industry make use of fluorite optical elements for ultraviolet light at 157 nm wavelength. Fluorite has a uniquely high transparency at this wavelength. Fluorite has a very low dispersion so lenses made from it exhibit less chromatic aberration than those made of ordinary glass. In telescopes it allows crisp images of astronomical objects even at high power. Fluorite also has ornamental and lapidary uses. The Canon camera company produces synthetic fluorite crystals which are used in their more expensive telephoto lenses.

Nikon chắc cũng biết điều này mà không tự tổng hợp được và sử dụng trong Lens của mình thật là điều đáng tiếc cho Nikonians! Bời vì Performance của Flourite VƯỢT TRỘI so với các thể loại UD glass (Canon) hay ED glass (Nikon)

Tham khảo về EF Lens Technology tại đây software.canon-europe....k_9_EN.pdf

Bản thân tôi cho rằng một mình ED glass quá lép vế trước Flourite và UD glass của Canon.

Cho nên sự phân loại của bác đem viền đỏ Canon L lens so với viền vàng của Nikon là không ăn nhập và khập khiễng.

Bản thân Nikon Corp chưa từng tiếp thị ống viền vàng như một loại thời trang cao cấp Deluxe thì bác cũng đừng làm hộ Nikon Corp vì như vậy rất dễ gây hiểu nhầm từ phía người dùng và những người mới bắt đầu chụp ảnh vỉ bản thân những lập luận và so sánh của bác không phải lúc nào cũng đúng nhu trong trường hợp này.

Còn việc sơn đen sơn trắng ư? Là chất rắn thì hầu hết đều chịu tác động dẵn nở vì nhiệt. Xê dịch một và micron cũng ảnh hưởng ít nhiều đến bước sóng ánh sáng. Chuyện sơn trắng để giảm bức xạ nhiệt bảo vệ thấu kính bên trong (flourite, UD hay ED) cũng là chuyện bình thường, nhất là đối với các loại telephoto lớn có và diện tích tiêp xúc với môi trường lớn, bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn. Bác đã từng để xe máy yên xe màu đen ngoải trời nắng chửa, cẩn thận ngồi lên là bỏng chổ tiếp xúc với yên xe đấy.

Dân pro sử dụng các loại telephoto lens này thường ở trong những điều kiện khắc nghiệt như rửng rú, sa mạc, sân vận động, nóng, lạnh thay đổi liên tục.

Thiết nghĩ Nikon cũng nên làm như vậy cho các loại lens của mình hơn là làm nửa với như bây giờ. Đây là việc tốt nhà sản xuất nên làm để bảo vệ equipments hơn là cái việc ví von Tây đen "trim" trắng của bác.

Tôi đảm bảo là người hiểu biết về các yếu tố tác động về nhiệt đến equipment sẽ luôn chọn telephoto lens trắng, nếu cho 2 lựa chọn là trắng và đen ở bất kì brand nào.

Nếu bác không cho là sơn trắng là việc cần thiết thì tôi thấy Nikon có white version, chăng qua là muốn a dua, ăn theo dòng lens trắng HUYỀN THOẠI của Canon mà thôi.

Ngoài ra ống trắng, đối với Canon có giá trị thương hiệu nổi bật mà ai cũng biết:

Đây là cái sự HUYỀN THOẠI và THƯƠNG HIỆU của Canon Lens
Trích của bác DPnewbie from photo.vn

Thật là một sự nực cười khi 1 Nikonian viết về Canon. Rõ ràng là muốn Nikon vô địch mà.
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,320
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Ui lại cái nhau rồi, chuyện này có mà cái nhau cả ngày !


Em thì cứ có máy mà chụp là ngon rồi, càng can thiệp được nhiều vào quá trình chụp em càng thích.


Ngồi mà cái nhau thế cũng chả khác gì tranh luận xem cái xe máy Honda hay Yamaha tốt hơn - kết luận là đi công nông vẫn oai hơn vì nhiều người phải tránh mình hơn :))
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
3/ cái cách cụ lý giải màu trắng của L canon em cũng thấy chưa thỏa đáng
vì ống kính dễ hỏng cũng có lý nhưng tại sao ng ta vẫn làm thân máy màu đen ??? Thân máy nhièu khi còn nhạy cảm với nhiệt độ hơn cả ống kính ấy chứ . Thân máy nhiều bộ phận điện tử mỏng manh hơn ống kính nhiều
sau jhi ngó nghiêng qua anh google em thấy việc CANOn sơn trắng các ông TELE của mình nhằm các mục đích sau
Hì hì, về cái mỏng manh của thân máy với nhiệt độ thì không phải đâu.

1. Đối với ống kính: Giãn nở nhiệt là một trong những nguyên nhân gây ra sai lệch của hệ thống quang học, do hệ số giãn nở không bao giờ giống hệt nhau, dù làm bằng cùng một loại vật liệu.

2. Trong cái body máy ảnh, chỉ có cái cảm biến là mỏng manh nhất. Thằng này rất dễ bị chết một vài pixel do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, đồ điện tử có thể hoạt động bình thường đến khoảng 70 độ C. Cao hơn nữa thì các linh kiện bán dẫn có thể rơi vào trạng thái bão hòa (đại loại, *éo còn tính bán dẫn nữa, mà dẫn điện như kim loại). Ở nhiệt độ thấp quá thì nó hay gặp vấn đề với hơi ẩm, bị "hóa đá".

3. Nói chung là em cũng *éo hiểu nó sơn ống L màu trắng để làm gì, nhưng có lẽ, lý do chủ yếu để chống nóng ngoài trời, cũng là một ý kiến hay (cộng thêm các lý do khác như Pín nói nữa nó lại càng nên sơn trắng, ha ha ha.).

4. Thêm lý do nữa, có lẽ khi sản xuất ống L, các nhà máy của Canon đang bị thừa sơn trắng, ha ha ha ha, tiện thể dùng luôn. Rồi thằng manager này nó bỏ việc, thằng khác lên thay. Thế là, mày đã sơn màu trắng thì ông cũng sơn trắng, cho an toàn, :21::21::21::21::21: (Lý do này là độc quyền của em đấy nhá, ko copy từ đâu, mà cũng chả sách nào dạy thế đâu.)

Bài tổng hợp của bác Lacetti hay lắm. Bác tiếp tục đi, em chả care mèo đen, với lại mèo trắng đâu. Mèo nào cũng là thịt, ặc ặc. Còn ở ABC thì Mèo nào cũng là mèo bựa, hê hê.
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
khứa khứa
thế thì vứt cụ cái tủ chống ẩm đi dùng làm gì ợ???
Tủ chống ấm là để chống ẩm. Chủ yếu cho ống kính, tránh bị nấm mốc. Trong body thì hệ thống gương, cửa trập, etc. cũng có thể bị mốc nếu ẩm quá. Còn riêng phần mạch điện tử thì hơi ẩm đến 100% mà ko có condensing thì cũng chả làm sao cả.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top