Dạo này tình hình offroad lên kinh quá, ngoài các chuyên gia offroader kinh nghiệm đầy mình, đã thấy xuất hiện rất nhiều amateur ăn theo cho biết, hoặc ít nhiều trong đầu có ý nghĩ tự mình offroad xem thử thế nào .
Em mạn phép lập topic này, lượm lặt mấy thông tin chia xẻ với các amateur, sẵn nhờ các chiên da bồi thêm ít kinh nghiệm thực tế nữa, biết đâu giúp các bác tránh được cảnh dở khóc dở cười hoặc rơi vào tình thế mà chắc chắn không một ai muốn thử . :s :s :s
Hy vọng với loạt bài này, các bác offroad-kiểu-tài-tử như em có được vài chiêu mẹo vặt lận lưng phòng khi nguy cấp .
Bắt đầu nhé các bác .
Ở mỗi dạng địa hình, ta sẽ gặp các trở ngại khác nhau, độ khó khác nhau và do vậy, cách chuẩn bị , xử lý, ứng biến đương nhiên cũng khác nhau . Ta tạm chia ra làm 4 loại địa hình : cát và bùn lầy, đất đá, sông suối và đèo dốc các bác nhé . Còn vượt băng, tuyết thì bên mình không có, khỏi bàn !
AA. Vài mẹo vặt khi đi trên địa hình cát và sình lầy
1.Khi đi trên địa hình cát lún hoặc bùn lầy, các bác nên xì lốp xe đi 1 ít để tăng diện tích tiếp xúc lốp với mặt đường, đồng thời tăng độ bám đường . Nhưng đừng có tưởng bở mà xì cho cố :68: ! Bởi vì ta phải nhớ rằng khi xì lốp thì khoảng sáng gầm cũng giảm theo, kẻo tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa; và nhớ bơm lại lốp khi ra đường nhựa nhé !:36:
2. Giữ đều ga, cố gắng giữ tốc độ nhanh và cài số cao . Không nhồi chân ga (làm cho lốp xoáy đào sâu xuống cát) và không dừng lại cho đến khi ra khỏi bãi cát nhé . Nếu thấy có hiện tượng trượt xoáy lốp, các bác nên nhả chân ga 1 chút xíu cho bánh xe giảm tốc độ xoay rồi đạp ga trở lại .:30:
3. Nếu địa hình quá trơn trượt, mất độ bám lốp và vợ yêu các bác đi theo kiểu kịch câm, các bác nên đánh vô lăng thật nhanh qua lại sang 2 bên 1 cung nhỏ thôi (khoảng 1/8 vòng cung vô lăng trở lại) . Việc này giúp cho vách 2 bánh trước có điều kiện ăn vào mặt đường .
4. Nếu đường quá mềm và sình lầy khiến lốp lún sâu trong rãnh, các bác nên thường xuyên để ý kỹ hướng đi của 2 lốp trước nhé . Cái này quan trọng đấy, vì khi em xe đã đào rãnh rồi thì nó sẽ cứ đi theo hướng cái rãnh ấy, cho dù các bác có đánh lái sang trái hay phải và khó mà thoát được . Có 1 chú ý quan trọng nữa là khi đang lội bùn, các bác đang đánh lái mà xe bất ngờ gặp 1 chỗ khô hoặc đất cứng hơn, lúc đấy các lốp trước có điều kiện bám đường hơn sẽ khiến chiếc xe văng đột ngột ra khỏi rãnh và các bác có thể bị mất lái . +o( +o(
5. Nhớ bật cần gạt nước trước khi đâm đầu vào 1 bãi lầy to các bác nhé . Để lâu sình đọng lại trên kính mới bật thì có khi nó nhấc lên không nổi đấy
6. Nếu nhắm thấy có khả năng "giữa đường gãy gánh" thì liệu mà móc sẵn dây cáp trước khi xung phong các bác nhé , để khi em nó sa lầy rồi thì đỡ phải lội trong sình mà móc cáp .
7. Như nói ở 2), thông thường cách tốt nhất khi đi offroad vẫn là tránh làm cho lốp xoáy khiến xe lún thêm, nhưng trong địa hình lầy lội, có khi "đốt lốp" lại là 1 quyết định sáng suốt hơn . Đó là khi gặp đường đất sét bám chặt vào lốp, khiến mặt lốp trở nên trơn tuột như 1 đôi dép mòn . Lúc đấy lực ly tâm khi "đốt lốp" sẽ giúp đẩy văng lớp đất sét bám, làm sạch rãnh lốp khến chúng bám đường hơn, và xe các bác mới chạy tới được.
8. Sau khi vượt qua bãi lầy, cố gắng rửa sạch lớp bùn dưới gầm xe càng sớm càng tốt, vì lớp bùn giữ ẩm sẽ làm xe chóng rỉ sét và bị ăn mòn . Nếu lười biếng để lại lớp "bánh nướng" khô dần ở bệ máy và trục lái, chắc chắn xe sẽ tản nhiệt không đều và các bác sẽ hối không kịp, đặc biệt là khi trở lại "mát ga" ở tốc độ cao vì vừa thoát được đoạn đường khổ ải .(h)
9. Mấy chiêu trên đã áp dụng hết mà vẫn dính chưởng thì alo bác LXC (h) (h)
Em mạn phép lập topic này, lượm lặt mấy thông tin chia xẻ với các amateur, sẵn nhờ các chiên da bồi thêm ít kinh nghiệm thực tế nữa, biết đâu giúp các bác tránh được cảnh dở khóc dở cười hoặc rơi vào tình thế mà chắc chắn không một ai muốn thử . :s :s :s
Hy vọng với loạt bài này, các bác offroad-kiểu-tài-tử như em có được vài chiêu mẹo vặt lận lưng phòng khi nguy cấp .
Bắt đầu nhé các bác .
Ở mỗi dạng địa hình, ta sẽ gặp các trở ngại khác nhau, độ khó khác nhau và do vậy, cách chuẩn bị , xử lý, ứng biến đương nhiên cũng khác nhau . Ta tạm chia ra làm 4 loại địa hình : cát và bùn lầy, đất đá, sông suối và đèo dốc các bác nhé . Còn vượt băng, tuyết thì bên mình không có, khỏi bàn !
AA. Vài mẹo vặt khi đi trên địa hình cát và sình lầy
1.Khi đi trên địa hình cát lún hoặc bùn lầy, các bác nên xì lốp xe đi 1 ít để tăng diện tích tiếp xúc lốp với mặt đường, đồng thời tăng độ bám đường . Nhưng đừng có tưởng bở mà xì cho cố :68: ! Bởi vì ta phải nhớ rằng khi xì lốp thì khoảng sáng gầm cũng giảm theo, kẻo tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa; và nhớ bơm lại lốp khi ra đường nhựa nhé !:36:
2. Giữ đều ga, cố gắng giữ tốc độ nhanh và cài số cao . Không nhồi chân ga (làm cho lốp xoáy đào sâu xuống cát) và không dừng lại cho đến khi ra khỏi bãi cát nhé . Nếu thấy có hiện tượng trượt xoáy lốp, các bác nên nhả chân ga 1 chút xíu cho bánh xe giảm tốc độ xoay rồi đạp ga trở lại .:30:
3. Nếu địa hình quá trơn trượt, mất độ bám lốp và vợ yêu các bác đi theo kiểu kịch câm, các bác nên đánh vô lăng thật nhanh qua lại sang 2 bên 1 cung nhỏ thôi (khoảng 1/8 vòng cung vô lăng trở lại) . Việc này giúp cho vách 2 bánh trước có điều kiện ăn vào mặt đường .
4. Nếu đường quá mềm và sình lầy khiến lốp lún sâu trong rãnh, các bác nên thường xuyên để ý kỹ hướng đi của 2 lốp trước nhé . Cái này quan trọng đấy, vì khi em xe đã đào rãnh rồi thì nó sẽ cứ đi theo hướng cái rãnh ấy, cho dù các bác có đánh lái sang trái hay phải và khó mà thoát được . Có 1 chú ý quan trọng nữa là khi đang lội bùn, các bác đang đánh lái mà xe bất ngờ gặp 1 chỗ khô hoặc đất cứng hơn, lúc đấy các lốp trước có điều kiện bám đường hơn sẽ khiến chiếc xe văng đột ngột ra khỏi rãnh và các bác có thể bị mất lái . +o( +o(
5. Nhớ bật cần gạt nước trước khi đâm đầu vào 1 bãi lầy to các bác nhé . Để lâu sình đọng lại trên kính mới bật thì có khi nó nhấc lên không nổi đấy
6. Nếu nhắm thấy có khả năng "giữa đường gãy gánh" thì liệu mà móc sẵn dây cáp trước khi xung phong các bác nhé , để khi em nó sa lầy rồi thì đỡ phải lội trong sình mà móc cáp .
7. Như nói ở 2), thông thường cách tốt nhất khi đi offroad vẫn là tránh làm cho lốp xoáy khiến xe lún thêm, nhưng trong địa hình lầy lội, có khi "đốt lốp" lại là 1 quyết định sáng suốt hơn . Đó là khi gặp đường đất sét bám chặt vào lốp, khiến mặt lốp trở nên trơn tuột như 1 đôi dép mòn . Lúc đấy lực ly tâm khi "đốt lốp" sẽ giúp đẩy văng lớp đất sét bám, làm sạch rãnh lốp khến chúng bám đường hơn, và xe các bác mới chạy tới được.
8. Sau khi vượt qua bãi lầy, cố gắng rửa sạch lớp bùn dưới gầm xe càng sớm càng tốt, vì lớp bùn giữ ẩm sẽ làm xe chóng rỉ sét và bị ăn mòn . Nếu lười biếng để lại lớp "bánh nướng" khô dần ở bệ máy và trục lái, chắc chắn xe sẽ tản nhiệt không đều và các bác sẽ hối không kịp, đặc biệt là khi trở lại "mát ga" ở tốc độ cao vì vừa thoát được đoạn đường khổ ải .(h)
9. Mấy chiêu trên đã áp dụng hết mà vẫn dính chưởng thì alo bác LXC (h) (h)
Chỉnh sửa cuối: