[Thảo luận] Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc !!!

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
964
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Bài báo của bác Nguyễn Minh Đồng đăng trên lá cải hay quá mà giờ em mới phát hiện ra, tuy có vẻ dài nhưng rất cô đọng và có logic, em chép lại vào đây để các cụ cùng suy ngẫm :)
Có một số ý như việc phân làn, đổi giờ...vv... bác Đồng đã cảnh báo trong bài là kết quả chả ra gì (và chắc ti tỉ người cũng nói ra rả rồi) mà anh # và đồng bọn vẫn cứ bỏ ngoài tai.
Em xin lỗi các cụ, Đm cái bọn thối na't hại nước hại dân, cút cụ chúng nó hết đi x-(


'Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc'

Vấn đề giao thông hiện tại ở Việt Nam là quản lý, ghi nhận (Registering), chứ không được điều hành (Management). Bảng STOP là dấu hiệu giao thông quan trọng nhất nhưng hầu như không được sử dụng.

Bộ trưởng Giao thông tuyên bố tướng ra trận rất cần sự toàn quyền để quyết định tiến hay lùi. Tôi thấy có niềm hy vọng để giải quyết vấn đề giao thông và giảm sự ô nhiễm môi trường từ giao thông cũng như tăng an toàn giao thông.

Nhưng khi Bộ trưởng tuyên bố cấm xe gắn máy để giải quyết vấn đề giao thông thì tôi lại lo nghĩ về nhiều điều. Mật độ ôtô và xe gắn máy ở Việt Nam, ngay cả ở những thành phố như Sài Gòn và Hà Nội, không phải là quá cao mà chỉ là nhiều hơn những thành phố khác.

Nhiều quốc gia trên thế giới có diện tích mặt bằng dành cho giao thông khoảng 21% (gấp 3 lần) ở Việt Nam là 7%, nhưng số lượng xe cơ giới của họ gấp 20-30 lần. Có nghĩa là diện tích cho mỗi đơn vị xe cơ giới ở Việt Nam cao hơn ở những quốc gia khác. Vấn đề nằm ở chỗ nếu xe gắn máy ở Việt Nam được người Nhật, người Đức, người Mỹ, hay người Singapore cầm lái cộng với phương pháp điều hành giao thông thông minh, logic thì có bị ùn tắc như hiện tại?

Ở ta đi bộ cũng kẹt chứ không phải cần đi xe. Như vậy thì cấm đi bộ? Điển hình là những lần hội hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội lớn, các sân vận động bóng đá... Vì thế, có thể nhận ra căn nguyên nằm ở yếu kém trong tổ chức và con người.

Thực trạng giao thông hiện tại

Cảnh xe tải cán chết người đi xe gắn máy thường thấy trên báo chí hàng ngày là chuyện thường. Theo luật giao thông hiện tại mà không xảy ra điều này mới là chuyện lạ. Kính chiếu hậu có một góc mù khoảng 52 độ, người lái xe tải khó thấy người đi xe gắn máy ở dưới thấp. Khi người đi xe gắn máy ngã vào xe tải thì xe tải không thấy, và nếu thấy thì thắng cũng không kịp. Kính chiếu hậu không cho ta biết khoảng cách thực, không cho ta biết vận tốc thực. Nhưng ở Việt Nam chỉ nhìn kính chiếu hậu là đủ. Khi thi lấy bằng lấy xe thì người lái xe không cần quay đầu lại để nhìn. Chương trình đào tạo lái xe lạc hậu không theo kịp giao thông hiện đại về vận tốc và số lượng.


Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng.

Quy luật vật lý là nếu xe ôtô chạy 80-100 km/h thì khi thắng gấp cần một đoạn đường là 45-70 m. Nếu là xe tải thì cần 120-150 m tùy theo tình trạng bánh xe và tình trạng khô ướt của con đường và hệ thống thắng. Những thông tin này không hề có trong chương trình đào tạo và nhiều hơn nữa.

Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra ở Việt Nam là vì nhiều tài xế xe cho rằng mình phản ứng nhanh, tay lái lụa? Nhưng họ không thể nào vượt qua được quy luật của vật lý học. Vì tài xế không biết và cũng không ai dạy họ. Về kỹ thuật không khó để đo khoảng cách an toàn và xử phạt bằng như vượt vận tốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ mỗi năm lại có một tháng an toàn giao thông, ra quân kiểm soát, còn 11 tháng còn lại thì sao? Về kỹ thuật không khó để kiểm soát liên tục 365 ngày mà không cần ra quân.

Xe cứ vượt ra cướp đường, ai tông tới từ sau sẽ bị lỗi? Quy định kiểu này là quy định khuyến khích vượt ẩu, cướp đường. Điều này phải được sửa lại để tạo một phong cách giao thông an toàn và đúng luật.


Rẽ trái kiểu Mỹ.

Cướp đường, nhưng không gây tai nạn vẫn bị phạt nặng theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là quy định giao thông trên thế giới. Những quy định được phép quẹo phải hay chạy thẳng khi đèn đỏ không được định nghĩa rõ ràng. Trên thế giới, được phép quẹo phải khi đèn đỏ chỉ được sử dụng khi 100% không gây nguy hiểm cho người đang có đèn xanh ưu tiên. Chỉ sử dụng cho những đoạn đường ít giao thông, nếu có xảy ra tai nạn thì người đi đèn đỏ lỗi 100%.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì được phép chạy là cứ chạy, không an toàn cho người có đèn xanh, và giảm lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Tưởng là giảm thiểu ùn tắc nhưng lại là "gậy ông đập lưng ông".

Đi đâu cũng thấy những phân luồng sai, quy định phản logic, đèn quẹo trái thì được gắn ở bên phải ở những con đường thật rộng, cứ lo tìm nhìn đèn giao thông là có thể gây tai nạn (như ở đường Điện Biên Phủ, Cộng Hòa...).

Muốn tạo một thói quen chạy xe an toàn, trật tự thì phải có những quy định logic. Ở Việt Nam hiện tại ai mà chạy đúng luật thì chỉ đứng một chỗ thôi. Ai liều thì được.

Giải pháp cho các vấn đề trên

Giải quyết vấn đề giao thông ở Việt Nam không phải là khó, chỉ cần một chiến lược tổng thể, những ý tưởng thông minh: bảo hiểm, quy định giao thông thông minh, logic và giáo dục giao thông đúng tâm lý và theo kịp điều kiện giao thông nhiều với vận tốc nhanh.

Tôi đã làm việc với Sở Giao Thông Công Chánh TP HCM, một số ý tưởng đã được thực hiện như cầu Sài Gòn, hướng đi đường Nguyễn Văn Trỗi nhưng chỉ là sự chắp vá. Cầu Thủ Thiêm (Sài Gòn) sau 5-6 lần sửa đổi hướng đi, nhưng đến nay vẫn chưa an toàn. Từ trong hầm chạy ra, từ trên cầu vượt chạy xuống, không ai thấy ai. Không an toàn!


Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam.

Cứ chờ có tai nạn rồi sửa cũng không muộn? Việt Nam cần một phương án tổng thể, một giải pháp thông minh để điều hành giải quyết vấn đề giao thông mà không cần cấm gì cả! (thời gian chuẩn bị 3-6 tháng)

Ví dụ: Cấm qua mặt nếu xe đi trước đã báo hiệu đèn quẹo phải hay trái, có như thế mới an toàn và tạo điều kiện để xe quẹo giải phóng mặt bằng nhanh, đặc biệt cho xe buýt dễ chạy an toàn hơn cho xe gắn máy và cho những người khách đi xe buýt và nhiều quy định khác.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không. Tại TP HCM, mỗi sáng cùng giờ 1,2 triệu trẻ em được đưa đến trường. Đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải của riêng mỗi gia đình. Biện pháp nào để trẻ em được đi học và về nhà an toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng giáo dục và Bộ giao thông.

Gia đình sẵn sàng chịu trả tiền đưa đón nếu an toàn cho trẻ em, để khỏi phải chầu chực trước cổng trường, khoảng 10 tỷ giờ lao động, để có nhiều thời giờ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải trí để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn. Đó là khơi nguồn sáng tạo.


Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc.

1,2 triệu học sinh ở TP HCM làm sao đi học lệch giờ? Nếu không tổ chức đón đưa chung của trường? Một gia đình có hai con học khác trường làm sao đưa đón lệch giờ? Rồi phải chạy ngược chạy xuôi tăng thêm giao thông. Bố mẹ làm sao đi làm lệch giờ?

Đi làm lệch giờ đã được thử nghiệm ở châu Âu cách đây 35 năm, nhưng cũng không đem lại kết quả khả quan nào. Làm sao một nhà máy chạy được khi nhân viên đi làm lệch giờ? Kỹ sư đi làm lệch giờ? Không phải cấm cái này cấm cái khác, mở rộng đường là phương pháp giải quyết vấn đề giao thông. Ở châu Âu, Nhật và những nước khác không có biện pháp mở rộng đường, đền bù một số tiền lớn. Họ dùng tiền để giải quyết thông minh hơn.

Vận tốc trung bình hiện tại trong giờ cao điểm là 5-7 km/h. Nếu ta đạt được vận tốc trung bình 20 km/h là đã giải quyết được vấn đề. Cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp?

Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa v.v, không thu nhập thì không có tiền chi, thì không có kinh tế

"Cấm, giới hạn" không phải là biện pháp thông minh, mà chỉ đưa nền kinh tế đi xuống. Nạn tắc đường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể giải quyết được 80% trong vòng 12-18 tháng, Vận tốc giao thông sẽ chậm lại (Stop and Go) trong giờ cao điểm nhưng sẽ không bế tắc (Stop No Go), trừ những trường hợp do tai nạn.

Xem những hình tiêu biểu cho giao thông Việt Nam. Không ùn tắc mới là chuyện lạ.

Nguyễn Minh Đồng
Giám đốc công ty DEVITEC-Consult
 

daile

Xe hơi
Biển số
OF-122105
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
188
Động cơ
382,970 Mã lực
Nơi ở
Quê,Làm ruộng
Bình tĩnh mà chịu đựng nha cụ,may mà anh em mình còn có đất trên này mà phản ứng,chứ phản đối công khai có ngày chúng nó cho một liều rồi ú ớ thì bỏ mịe~X(
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
964
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Cụ nào ngại đọc vì mất thời gian hoặc do chậm hiểu :P em tóm tắt lại những ý chính trong bài phân tích của bác Đồng xuống dưới đây:

1. thứ nhất, đường VN không hề hẹp, xe VN không phải quá đông, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc đường, và TNGT nhiều như hiện nay là do ý thức, tức là do cách tổ chức và con người.

2. Thực trạng GT hiện tại cho thấy:
- chương trình đào tạo lái xe lạc hậu, không bám sát thực tế, không theo kịp giao thông hiện đại
- quy định và luật GT lạc hậu, thậm chí có những chỗ sai lệch và phản logic. Áp dụng máy móc và ngu xuẩn.

3. Giải pháp cho vấn đề hiện nay không phải là CẤM, mà là tổ chức và điều hành GT thông minh,
cụ thể thế nào thì trước tiên cần phải có các cán bộ đủ tâm và năng lực, nói như cụ Hồ dạy là phải "có Đức có Tài", chứ không phải mấy thằng 4`hiện nay x-(

4. Theo bác Đồng thì nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện tình hình một cách đáng kể (80%) trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi


Vẫn biết nói thì dễ, làm mới khó, nhưng cái gì có tính toán dựa trên thực tiễn, có cơ sở khoa học đàng hoàng bao giờ cũng thuyết phục hơn cái mớ thử nghiệm hổ lốn không dự báo. Theo em những người như bác Đồng là những người có trình độ và có tâm, kể cả bác ấy có hơi lạc quan về con số 12-18 tháng cũng như 80% kia thì chắc chắn bác quản lý GT cũng ăn đứt cái thằng cha ấp a ấp úng trước QH không biết bao giờ mới giải quyết nổi 1% tắc đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,432
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Bác Đồng phân tích chuẩn: " Cấm, giới hạn" chỉ là biện pháp ngu xuẩn, đưa xã hội thụt lùi. Cái này anh # phải suy nghĩ !
 

onroad

Xe tăng
Biển số
OF-90711
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
1,501
Động cơ
419,920 Mã lực
Nơi ở
1A minh cầu,tổ 22 HVT. (0280)
Ồ bài này bên đó đã nhận đc 14 trang comment.
Cơ mà chả biết các ảnh ơ trển có thèm ngó tới ko mới quan trọng.
 

YRMAC

Xe đạp
Biển số
OF-3579
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
46
Động cơ
554,459 Mã lực
Cảm ơn cụ Đồng và cụ etran (đã post bài lên) về bài phân tích rất thuyết phục với thực trạng giao thông Vn hiện tại.
Em cũng xin góp 1 vài cảm nhận của em. Tình trạng giao thông lộn xộn, tai nạn chết người tăng liên tục có trách nhiệm của cả chính quyền và người dân.
- Chính quyền (ngành GTVT và CA): điều hành, quản lý GT với kiểu làm việc lạc hậu, bảo thủ, tư duy cái gì không quản được thì cấm cho chắc, CSGT thay vì thực hiện tốt chức năng hướng dẫn GT thì chỉ nhăm nhăm rình bắt lỗi để phạt tiền người vi phạm. Ngành GTVT là chủ đầu tư của các công trình đường, cầu thì để xảy ra tham nhũng, bớt xén, thi công ẩu tả kém chất lượng, cầu đường vừa làm xong đã hỏng tạo thành những cái bẫy chết người. Rồi các ngành (viễn thông, điện, nước, vệ sinh) không đồng bộ với nhau về lắp đặt trang thiết bị, cứ ông này vừa lấp xong thì ông khác lại đào lên ... CB nhà nước thì cậy chức cậy quyền hống hách, ngồi xổm trên luật pháp, có quyền và/hoặc có tiền thì cũng có thể đổi trắng thay đen mọi việc…
- Dân: đa phần ý thức và kiến thức GT rất kém, lên xe ra đường là cứ thế phang ào ào, phòng nhanh, vượt ẩu, đường ta ta đi, thằng nào đụng tao thì nó đền, va chạm nhỏ nhưng mồm thì to và chỉ thích giải quyết bằng nắm đấm (hoặc hàng nóng/lạnh). Ra đường em thấy rất nhiều người nhất là các cụ có tuổi mắt kém tai ù và các mợ, tay lái yếu chỉ hơi va quệt là ngã lăn ra đường, gặp ngày xấu trời có ông xe buýt, xe tải đi bên cạnh thì thôi xong phim. Em xuyên Việt thấy rất ức chế khi gặp người đi 2B đi ngược chiều trên những đoạn QL có con lươn mà cứ sát con lươn mà đi, lại còn nghênh mặt nhìn mình như ý là tao đi đúng, đi bên phải đường của tao đấy nhé :P . Sao đã đi ngược chiều thì không đi sát phía có vỉa hè? Rồi thì buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường …
Còn rất nhiều nữa, có kể ra cả ngày chưa hết. Vì đâu nên nỗi? câu các cụ nói “nhà dột từ nóc” hay là “thượng bất chính, hạ tắc loạn” xem ra bây giờ đúng lắm. Ta đang sống những ngày chói lọi :(( (của thời đồ đểu).
Việt Nam tôi đâu? :-s
 

totot

Xe đạp
Biển số
OF-71495
Ngày cấp bằng
26/8/10
Số km
48
Động cơ
427,580 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giáo dục ý thức thì phải mất cả 1 thế hệ. Thử hỏi có bác nào dám khẳng khái tự nhận mình tham gia giao thông đúng theo các chỉ dẫn hay quy định chưa? Đơn cử trong nội thành B4 tốc độ giới hạn là 50km/h. He he, đường "nhỡ" mà có thoàng một tý là "vèo"... (tự em cũng vậy mà). #:-s
 

ccasanova

Xe tải
Biển số
OF-97754
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
241
Động cơ
401,680 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Vĩnh Tuy.......
Thực trạng giao thông Việt Nam bayh muốn thay đổi phải tổ chức 1 quy mô rất lớn liên quan đến rất rất nhiều ngành
Phải có 1 hướng nhìn xa cải thiện để 5 năm tới sẽ cải thiện đc tình hình
Nhưng e nói thật chứ đọc bài thì thấy hay nhưng chưa biết liệu mình có còn sống để thấy đc những thay đổi này hay k
Các vấn đề đã nêu ở trên rất chính xác nhưng để thay đổi đc đâu có dễ
Đơn giản như vấn đề CSGT mà thôi,ở Hà Nội ta đâu phải cứ muốn là đc ra làm CSGT để đc đứng đường. Họ phải mất rất nhiều tiền để ra đc làm CSGT đứng ở đường
Và nếu như họ k bắt xe để kiếm tiền mà cứ chăm chăm lo cho dân đi đúng đường thì baoh họ mới thu lại đc khoản tiền đã đầu tư
Chưa kể người khác thấy họ lo cho dân quá còn bảo họ ngu
Thực trạng ở VN là vậy, e nói thật chứ có khi VN ta phải 50-100 năm nữa may ra mới thay đổi đc
 

thule6

Xe điện
Biển số
OF-24232
Ngày cấp bằng
15/11/08
Số km
3,238
Động cơ
523,365 Mã lực
Bài báo của bác Nguyễn Minh Đồng đăng trên lá cải hay quá mà giờ em mới phát hiện ra, tuy có vẻ dài nhưng rất cô đọng và có logic, em chép lại vào đây để các cụ cùng suy ngẫm :)
Có một số ý như việc phân làn, đổi giờ...vv... bác Đồng đã cảnh báo trong bài là kết quả chả ra gì (và chắc ti tỉ người cũng nói ra rả rồi) mà anh # và đồng bọn vẫn cứ bỏ ngoài tai.
Em xin lỗi các cụ, Đm cái bọn thối na't hại nước hại dân, cút cụ chúng nó hết đi x-(


'Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc'

Vấn đề giao thông hiện tại ở Việt Nam là quản lý, ghi nhận (Registering), chứ không được điều hành (Management). Bảng STOP là dấu hiệu giao thông quan trọng nhất nhưng hầu như không được sử dụng.

Bộ trưởng Giao thông tuyên bố tướng ra trận rất cần sự toàn quyền để quyết định tiến hay lùi. Tôi thấy có niềm hy vọng để giải quyết vấn đề giao thông và giảm sự ô nhiễm môi trường từ giao thông cũng như tăng an toàn giao thông.

Nhưng khi Bộ trưởng tuyên bố cấm xe gắn máy để giải quyết vấn đề giao thông thì tôi lại lo nghĩ về nhiều điều. Mật độ ôtô và xe gắn máy ở Việt Nam, ngay cả ở những thành phố như Sài Gòn và Hà Nội, không phải là quá cao mà chỉ là nhiều hơn những thành phố khác.

Nhiều quốc gia trên thế giới có diện tích mặt bằng dành cho giao thông khoảng 21% (gấp 3 lần) ở Việt Nam là 7%, nhưng số lượng xe cơ giới của họ gấp 20-30 lần. Có nghĩa là diện tích cho mỗi đơn vị xe cơ giới ở Việt Nam cao hơn ở những quốc gia khác. Vấn đề nằm ở chỗ nếu xe gắn máy ở Việt Nam được người Nhật, người Đức, người Mỹ, hay người Singapore cầm lái cộng với phương pháp điều hành giao thông thông minh, logic thì có bị ùn tắc như hiện tại?

Ở ta đi bộ cũng kẹt chứ không phải cần đi xe. Như vậy thì cấm đi bộ? Điển hình là những lần hội hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội lớn, các sân vận động bóng đá... Vì thế, có thể nhận ra căn nguyên nằm ở yếu kém trong tổ chức và con người.

Thực trạng giao thông hiện tại

Cảnh xe tải cán chết người đi xe gắn máy thường thấy trên báo chí hàng ngày là chuyện thường. Theo luật giao thông hiện tại mà không xảy ra điều này mới là chuyện lạ. Kính chiếu hậu có một góc mù khoảng 52 độ, người lái xe tải khó thấy người đi xe gắn máy ở dưới thấp. Khi người đi xe gắn máy ngã vào xe tải thì xe tải không thấy, và nếu thấy thì thắng cũng không kịp. Kính chiếu hậu không cho ta biết khoảng cách thực, không cho ta biết vận tốc thực. Nhưng ở Việt Nam chỉ nhìn kính chiếu hậu là đủ. Khi thi lấy bằng lấy xe thì người lái xe không cần quay đầu lại để nhìn. Chương trình đào tạo lái xe lạc hậu không theo kịp giao thông hiện đại về vận tốc và số lượng.


Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng.

Quy luật vật lý là nếu xe ôtô chạy 80-100 km/h thì khi thắng gấp cần một đoạn đường là 45-70 m. Nếu là xe tải thì cần 120-150 m tùy theo tình trạng bánh xe và tình trạng khô ướt của con đường và hệ thống thắng. Những thông tin này không hề có trong chương trình đào tạo và nhiều hơn nữa.

Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra ở Việt Nam là vì nhiều tài xế xe cho rằng mình phản ứng nhanh, tay lái lụa? Nhưng họ không thể nào vượt qua được quy luật của vật lý học. Vì tài xế không biết và cũng không ai dạy họ. Về kỹ thuật không khó để đo khoảng cách an toàn và xử phạt bằng như vượt vận tốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ mỗi năm lại có một tháng an toàn giao thông, ra quân kiểm soát, còn 11 tháng còn lại thì sao? Về kỹ thuật không khó để kiểm soát liên tục 365 ngày mà không cần ra quân.

Xe cứ vượt ra cướp đường, ai tông tới từ sau sẽ bị lỗi? Quy định kiểu này là quy định khuyến khích vượt ẩu, cướp đường. Điều này phải được sửa lại để tạo một phong cách giao thông an toàn và đúng luật.


Rẽ trái kiểu Mỹ.

Cướp đường, nhưng không gây tai nạn vẫn bị phạt nặng theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là quy định giao thông trên thế giới. Những quy định được phép quẹo phải hay chạy thẳng khi đèn đỏ không được định nghĩa rõ ràng. Trên thế giới, được phép quẹo phải khi đèn đỏ chỉ được sử dụng khi 100% không gây nguy hiểm cho người đang có đèn xanh ưu tiên. Chỉ sử dụng cho những đoạn đường ít giao thông, nếu có xảy ra tai nạn thì người đi đèn đỏ lỗi 100%.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì được phép chạy là cứ chạy, không an toàn cho người có đèn xanh, và giảm lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Tưởng là giảm thiểu ùn tắc nhưng lại là "gậy ông đập lưng ông".

Đi đâu cũng thấy những phân luồng sai, quy định phản logic, đèn quẹo trái thì được gắn ở bên phải ở những con đường thật rộng, cứ lo tìm nhìn đèn giao thông là có thể gây tai nạn (như ở đường Điện Biên Phủ, Cộng Hòa...).

Muốn tạo một thói quen chạy xe an toàn, trật tự thì phải có những quy định logic. Ở Việt Nam hiện tại ai mà chạy đúng luật thì chỉ đứng một chỗ thôi. Ai liều thì được.

Giải pháp cho các vấn đề trên

Giải quyết vấn đề giao thông ở Việt Nam không phải là khó, chỉ cần một chiến lược tổng thể, những ý tưởng thông minh: bảo hiểm, quy định giao thông thông minh, logic và giáo dục giao thông đúng tâm lý và theo kịp điều kiện giao thông nhiều với vận tốc nhanh.

Tôi đã làm việc với Sở Giao Thông Công Chánh TP HCM, một số ý tưởng đã được thực hiện như cầu Sài Gòn, hướng đi đường Nguyễn Văn Trỗi nhưng chỉ là sự chắp vá. Cầu Thủ Thiêm (Sài Gòn) sau 5-6 lần sửa đổi hướng đi, nhưng đến nay vẫn chưa an toàn. Từ trong hầm chạy ra, từ trên cầu vượt chạy xuống, không ai thấy ai. Không an toàn!


Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam.

Cứ chờ có tai nạn rồi sửa cũng không muộn? Việt Nam cần một phương án tổng thể, một giải pháp thông minh để điều hành giải quyết vấn đề giao thông mà không cần cấm gì cả! (thời gian chuẩn bị 3-6 tháng)

Ví dụ: Cấm qua mặt nếu xe đi trước đã báo hiệu đèn quẹo phải hay trái, có như thế mới an toàn và tạo điều kiện để xe quẹo giải phóng mặt bằng nhanh, đặc biệt cho xe buýt dễ chạy an toàn hơn cho xe gắn máy và cho những người khách đi xe buýt và nhiều quy định khác.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không. Tại TP HCM, mỗi sáng cùng giờ 1,2 triệu trẻ em được đưa đến trường. Đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải của riêng mỗi gia đình. Biện pháp nào để trẻ em được đi học và về nhà an toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng giáo dục và Bộ giao thông.

Gia đình sẵn sàng chịu trả tiền đưa đón nếu an toàn cho trẻ em, để khỏi phải chầu chực trước cổng trường, khoảng 10 tỷ giờ lao động, để có nhiều thời giờ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải trí để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn. Đó là khơi nguồn sáng tạo.


Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc.

1,2 triệu học sinh ở TP HCM làm sao đi học lệch giờ? Nếu không tổ chức đón đưa chung của trường? Một gia đình có hai con học khác trường làm sao đưa đón lệch giờ? Rồi phải chạy ngược chạy xuôi tăng thêm giao thông. Bố mẹ làm sao đi làm lệch giờ?

Đi làm lệch giờ đã được thử nghiệm ở châu Âu cách đây 35 năm, nhưng cũng không đem lại kết quả khả quan nào. Làm sao một nhà máy chạy được khi nhân viên đi làm lệch giờ? Kỹ sư đi làm lệch giờ? Không phải cấm cái này cấm cái khác, mở rộng đường là phương pháp giải quyết vấn đề giao thông. Ở châu Âu, Nhật và những nước khác không có biện pháp mở rộng đường, đền bù một số tiền lớn. Họ dùng tiền để giải quyết thông minh hơn.

Vận tốc trung bình hiện tại trong giờ cao điểm là 5-7 km/h. Nếu ta đạt được vận tốc trung bình 20 km/h là đã giải quyết được vấn đề. Cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp?

Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa v.v, không thu nhập thì không có tiền chi, thì không có kinh tế

"Cấm, giới hạn" không phải là biện pháp thông minh, mà chỉ đưa nền kinh tế đi xuống. Nạn tắc đường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể giải quyết được 80% trong vòng 12-18 tháng, Vận tốc giao thông sẽ chậm lại (Stop and Go) trong giờ cao điểm nhưng sẽ không bế tắc (Stop No Go), trừ những trường hợp do tai nạn.

Xem những hình tiêu biểu cho giao thông Việt Nam. Không ùn tắc mới là chuyện lạ.

Nguyễn Minh Đồng
Giám đốc công ty DEVITEC-Consult
Vodka bài của cụ chủ thớt

Bác Đồng phân tích chuẩn: " Cấm, giới hạn" chỉ là biện pháp ngu xuẩn, đưa xã hội thụt lùi. Cái này anh # phải suy nghĩ !
Thế cụ nghĩ #` # nó ngu chắc cụ lầm roài ........
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
8,845
Động cơ
510,395 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai
Em quẹo trái kiểu Mỹ bị bắt 1 lần rồi, giờ chỉ dám quẹo kiểu vn thôi

 

cuongdt86

Xe tăng
Biển số
OF-87421
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,512
Động cơ
422,580 Mã lực
Tuổi
38

Rẽ trái kiểu Mỹ.

Rẽ trái kiểu Mỹ này có khi cháu mới làm ở ngã 4 Núi Trúc - Kim Mã, hướng từ Núi Trúc rẽ trái ra Kim Mã về hướng ks Daewoo lúc giờ cao điểm thôi mà nhiểu khi cũng hồi hộp bủ mợ. Ngày mát giời thì chẳng sao chứ ngày nắng nóng, mấy con 3:-O nó ấm đầu nó lại lao ra tóm thì vỡ alo. Nhiều chỗ thì vẫn phải đi theo kiểu cổ điển cho nó an toàn vậy. Khổ thế đấy!
Cháu nghĩ 12 - 18 tháng và con số 80% đó có thể là phút cao hứng của bác "Nguyễn Minh Cu" đấy thôi nhưng vẫn là 1 tia hy vọng mà người dân có thể bấu víu vào, có lẽ sẽ phải cần nhiều thời gian hơn 1 năm hay 1 năm rưỡi đó và số % chưa thể được 80 nhưng sẽ làm được, chỉ cần làm có hệ thống và có cái tâm như của bác Cu thì sẽ được. Cháu tin là như thế! Vote cho bác Cu :)
Hãy hy vọng vào 1 tương lai tươi sáng, hy vọng chứ k phải là ảo tưởng, hỡi các ông ngồi trên ạ.
 

ThienRacer

Xe buýt
Biển số
OF-110496
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
741
Động cơ
397,800 Mã lực
dạ thưa cụ mỹ nó làm đc là do nó ít 2b ạ
 

Furious

Xe điện
Biển số
OF-31649
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
2,754
Động cơ
503,970 Mã lực
Cụ nào ngại đọc vì mất thời gian hoặc do chậm hiểu :P em tóm tắt lại những ý chính trong bài phân tích của bác Đồng xuống dưới đây:

1. thứ nhất, đường VN không hề hẹp, xe VN không phải quá đông, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc đường, và TNGT nhiều như hiện nay là do ý thức, tức là do cách tổ chức và con người.

2. Thực trạng GT hiện tại cho thấy:
- chương trình đào tạo lái xe lạc hậu, không bám sát thực tế, không theo kịp giao thông hiện đại
- quy định và luật GT lạc hậu, thậm chí có những chỗ sai lệch và phản logic. Áp dụng máy móc và ngu xuẩn.

3. Giải pháp cho vấn đề hiện nay không phải là CẤM, mà là tổ chức và điều hành GT thông minh,
cụ thể thế nào thì trước tiên cần phải có các cán bộ đủ tâm và năng lực, nói như cụ Hồ dạy là phải "có Đức có Tài", chứ không phải mấy thằng 4`hiện nay x-(

4. Theo bác Đồng thì nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện tình hình một cách đáng kể (80%) trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi


Vẫn biết nói thì dễ, làm mới khó, nhưng cái gì có tính toán dựa trên thực tiễn, có cơ sở khoa học đàng hoàng bao giờ cũng thuyết phục hơn cái mớ thử nghiệm hổ lốn không dự báo. Theo em những người như bác Đồng là những người có trình độ và có tâm, kể cả bác ấy có hơi lạc quan về con số 12-18 tháng cũng như 80% kia thì chắc chắn bác quản lý GT cũng ăn đứt cái thằng cha ấp a ấp úng trước QH không biết bao giờ mới giải quyết nổi 1% tắc đường.
Bao nhiêu năm nay, em thấy trình độ quản lý của chúng vẫn vậy. Vẫn "Áp dụng máy móc và ngu xuẩn"
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
891
Động cơ
388,346 Mã lực
Các ảnh không biết OF với VNexpress là dề đâu. Có mấy thằng thư ký lướt qua vài cái báo giấy và lọc lại các đoạn màu hồng đọc cho nghe trong lúc đang thư giãn hoặc ngủ ngà ngà trên con Mẹc.

Ồ bài này bên đó đã nhận đc 14 trang comment.
Cơ mà chả biết các ảnh ơ trển có thèm ngó tới ko mới quan trọng.
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
7,290
Động cơ
629,598 Mã lực
Bài viết hay, nhưng chả biết có ông nào ở trển đọc và suy ngẫm ko?
Tắc đường là do hạ tầng và tổ chức GT kém cộng với ý thức tham gia giao thông chưa cao. Chứ đâu phải do 4b hay 2b. Cho dù có cấm hết 4b, toàn 2b với nhau cũng vẫn tắc như thường. Em chạy bên Malay thôi mà khi mình phát tín hiệu rẽ trái thì các phuơng tiện cùng chiều và ngược chiều đều nhường đường cho rẽ chứ ko có tình trạng cắt mặt, đè đầu, cướp đường như VN mình.
 

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,440
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào ngại đọc vì mất thời gian hoặc do chậm hiểu :P em tóm tắt lại những ý chính trong bài phân tích của bác Đồng xuống dưới đây:

1. thứ nhất, đường VN không hề hẹp, xe VN không phải quá đông, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc đường, và TNGT nhiều như hiện nay là do ý thức, tức là do cách tổ chức và con người.

2. Thực trạng GT hiện tại cho thấy:
- chương trình đào tạo lái xe lạc hậu, không bám sát thực tế, không theo kịp giao thông hiện đại
- quy định và luật GT lạc hậu, thậm chí có những chỗ sai lệch và phản logic. Áp dụng máy móc và ngu xuẩn.

3. Giải pháp cho vấn đề hiện nay không phải là CẤM, mà là tổ chức và điều hành GT thông minh,
cụ thể thế nào thì trước tiên cần phải có các cán bộ đủ tâm và năng lực, nói như cụ Hồ dạy là phải "có Đức có Tài", chứ không phải mấy thằng 4`hiện nay x-(

4. Theo bác Đồng thì nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện tình hình một cách đáng kể (80%) trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi


Vẫn biết nói thì dễ, làm mới khó, nhưng cái gì có tính toán dựa trên thực tiễn, có cơ sở khoa học đàng hoàng bao giờ cũng thuyết phục hơn cái mớ thử nghiệm hổ lốn không dự báo. Theo em những người như bác Đồng là những người có trình độ và có tâm, kể cả bác ấy có hơi lạc quan về con số 12-18 tháng cũng như 80% kia thì chắc chắn bác quản lý GT cũng ăn đứt cái thằng cha ấp a ấp úng trước QH không biết bao giờ mới giải quyết nổi 1% tắc đường.
Bài viết hay thật và cụ tóm tắt cũng cô đọng. Hy vọng cái cụ thích toàn quyền kia có ngó qua bài này rồi may ra... tỉnh ngộ!
 

4500EFI

Xe buýt
Biển số
OF-10547
Ngày cấp bằng
3/10/07
Số km
535
Động cơ
538,029 Mã lực
Nơi ở
Chặt đầu, lột da....Khương Thượng
Cụ nào ngại đọc vì mất thời gian hoặc do chậm hiểu :P em tóm tắt lại những ý chính trong bài phân tích của bác Đồng xuống dưới đây:

1. thứ nhất, đường VN không hề hẹp, xe VN không phải quá đông, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc đường, và TNGT nhiều như hiện nay là do ý thức, tức là do cách tổ chức và con người.

2. Thực trạng GT hiện tại cho thấy:
- chương trình đào tạo lái xe lạc hậu, không bám sát thực tế, không theo kịp giao thông hiện đại
- quy định và luật GT lạc hậu, thậm chí có những chỗ sai lệch và phản logic. Áp dụng máy móc và ngu xuẩn.

3. Giải pháp cho vấn đề hiện nay không phải là CẤM, mà là tổ chức và điều hành GT thông minh,
cụ thể thế nào thì trước tiên cần phải có các cán bộ đủ tâm và năng lực, nói như cụ Hồ dạy là phải "có Đức có Tài", chứ không phải mấy thằng 4`hiện nay x-(

4. Theo bác Đồng thì nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện tình hình một cách đáng kể (80%) trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi


Vẫn biết nói thì dễ, làm mới khó, nhưng cái gì có tính toán dựa trên thực tiễn, có cơ sở khoa học đàng hoàng bao giờ cũng thuyết phục hơn cái mớ thử nghiệm hổ lốn không dự báo. Theo em những người như bác Đồng là những người có trình độ và có tâm, kể cả bác ấy có hơi lạc quan về con số 12-18 tháng cũng như 80% kia thì chắc chắn bác quản lý GT cũng ăn đứt cái thằng cha ấp a ấp úng trước QH không biết bao giờ mới giải quyết nổi 1% tắc đường.
Đúng vậy thưa các bác, ở các TP lớn của châu Âu như London hoặc Paris đường phố còn bé hơn ở VN rất nhiều mà xe bus 2 tầng vẫn chạy ầm ầm có sao đâu. Sắp thu phí phương tiện chả hiểu được cái lợi gì hay tiền mình lại đưa cho thằng khác tiêu.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
964
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Hihi, em mà là # thì em giải quyết ngay những việc sau theo thứ tự:

- kiến nghị lập tức sửa đổi bổ sung luật lá cho phù hợp hiện tại và văn minh theo quốc tế :D
- cắm biển, kẻ vạch, và tổ chức lại hệ thống đường trong thành phố (chủ yếu là 1 chiều) để tránh các luồng giao thông xung đột
- sau đó lần lượt phổ biến đến mọi người trong vòng 3-6 tháng (phát tài liệu, rao giảng trên báo đài, tổ chức lớp học phù đạo, cái này nhanh lắm vì học lý thuyết lái xe tổng cộng chỉ có chục buổi, mỗi buổi vài tiếng)...
- tiếp nữa là em bắt tất cả các cụ các bác (= cách gửi lịch hẹn), ai hiện đang có bằng ô tô xe máy đến trung tâm sát hạch thi lại, đối với xe máy thì chủ yếu em bắt thi lý thuyết, đối với ô tô bắt buộc cả lý thuyết lẫn đi 30 phút ngoài đường phố. Không lấy 1 đồng phí nào.
- Ai thi không qua (em đoán hiện giờ phải cỡ 90% không qua được lần đầu :D) thì về học lại chờ thi tiếp và tạm thời để xe ở nhà đừng có ra đường vì bọn đệ em sẽ kiểm tra bất chợt, không có bằng mới thì cẩu xe về bãi luôn (chà, kiếm đâu ra cái bãi to như vậy bây giờ ?:D)
- Việc này em chưa tính được bao lâu nhưng tạm ước lượng phải kéo dài cỡ 2-3 năm mới xong. Có thể nói em sẽ đưa toàn dân vào cuộc "cách mạng" nhà nhà học luật GT, người người, ngành ngành học luật GT. Như vậy em sẽ cấp bằng mới cho tất cả mọi người, một tấm bằng có giá trị hơn nhiều so với mảnh giấy bằng lòng bàn tay hiện nay.
- Có 1 cái khó là chống tiêu cực trong thi sát hạch, cái này tạm thời em chưa nghĩ ra :D

Làm được những việc này là em đã nâng cao ý thức của dân lên kha khá. Song song với đó là em xử lý bọn đệ, mấy thằng mặt sò mà các cụ các bác vẫn đang chửi hàng ngày. Giáo dục bọn này có vẻ tương đối khó vì tư duy chúng nó không được tốt bằng những người bình thường, mà lại bị nhiễm thói hư tật xấu quá lâu rồi, bởi vậy em nghĩ em sẽ cho phần lớn về quê chăn gà :)) đào tạo lớp kế cận.
Với cả mục tiêu của em không phải bắt phạt kiếm tiền mà là hướng dẫn Giao Thông nên em chả cần nhiều đệ như anh # hiện nay.
Để xử phạt em sẽ áp dụng khoa học kĩ thuật, phạt nguội qua hình ảnh và camera là chính, người nộp phạt tự ở nhà chuyển khoản vào kho bạc.
Không nộp mà ra đường thì em thu xe :D

Rồi những việc khác như mở đường, xây tàu điện, thêm xe buýt, chỗ gửi xe...vv... em sẽ tính dần dần hoặc em thuê chúng nó tính cho em (chắc phải thuê tây :P)... hé hé làm BT bộ GTVT cũng lắm việc ra phết :))

Các cụ thử đánh giá hộ em phương pháp này với ạ :P mỗi tội em chưa biết các cụ có chịu góp kinh phí cho em làm không, hay các cụ lại chửi em như chửi # 4` :))
 
Chỉnh sửa cuối:

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
838
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
vấn đề giải quyết giao thông ở mình không mới, áp dụng những phương pháp tiên tiến để giải quyết ( học từ các nước có nền quản lý giao thông tiên tiến ) thì cần nghiên cứu rất cẩn thận. Chắc chắn các chuyên gia của ta cũng đã và đang học và áp dụng vào giao thông Việt Nam, điển hình em có thể kể ra đây: bịt ngã ba, ngã tư ( theo thuyết dòng chảy liên tục của các chuyên gia Nhật Bản ), phân làn giao thông, cấm đỗ xe dưới lòng đường, thay đổi giờ làm, biển báo thông minh ( đếm giờ, đèn báo theo làn.. ), tăng phí, phát triển giao thông công cộng, nâng cao ý thức ngừoi tham gia giao thông..v.v hoặc nếu may mắn hơn thì học từ các phương pháp mà bác etran vừa nói ở trên.
Tuy nhiên hầu hết vẫn chưa tỏ ra có tác dụng cao, mà em mạnh dạn đưa ra mấy điểm là nguyên nhân chính sau:
- Phải công nhận là trình độ dân trí của người tham gia giao thông của mình, kể cả ở các tp lớn còn quá thấp. chắc để giải quyết ván đề này thì một đời BT không thể làm xong
- Bộ máy quản lý điều hành giao thông quá cứng nhắc, bảo thủ, trình độ nói thẳng là cũng không cao ( một phần do cách tuỷen dụng hiện nay bị tiêu cực hóa nhiều, lấy đâu người giỏi mà làm ). Mục tiêu của đại đa số bộ máy không phải là " Tất cả để phục vụ cho dân mình đi lại thuận tiện, hiệu quả và an toàn ". Bộ máy quản lý mà chạy lệch với định hướng này thì sẽ này sinh ra đủ thứ tiêu cực, bất cập, quan liêu.
- Quan trọng nhất theo em là người đứng đầu không có đủ tâm và tầm để xoay chuyển được thực trạng giao thông, dẫn đến các phương pháp đưa ra phần lớn là tình thế, là chắp vá, không thể đánh giá được tác dụng cuối cùng của phương pháp có thực sự đem lại hiệu quả không.
Vì vậy các giải pháp bác Đồng đưa ra ở trên là cũng học từ các nước tiên tiến, nhưng muốn xoay chuyển được cả một vấn đề lớn của xã hội, em nghĩ sẽ chưa đủ nếu chưa giải quyết được các vấn đề cốt lõi em nêu trên.
 

anhtuan17

Xe tải
Biển số
OF-43460
Ngày cấp bằng
16/8/09
Số km
208
Động cơ
466,580 Mã lực

Rẽ trái kiểu Mỹ.

Rẽ trái kiểu Mỹ này có khi cháu mới làm ở ngã 4 Núi Trúc - Kim Mã, hướng từ Núi Trúc rẽ trái ra Kim Mã về hướng ks Daewoo lúc giờ cao điểm thôi mà nhiểu khi cũng hồi hộp bủ mợ. Ngày mát giời thì chẳng sao chứ ngày nắng nóng, mấy con 3:-O nó ấm đầu nó lại lao ra tóm thì vỡ alo. Nhiều chỗ thì vẫn phải đi theo kiểu cổ điển cho nó an toàn vậy. Khổ thế đấy!
Cháu nghĩ 12 - 18 tháng và con số 80% đó có thể là phút cao hứng của bác "Nguyễn Minh Cu" đấy thôi nhưng vẫn là 1 tia hy vọng mà người dân có thể bấu víu vào, có lẽ sẽ phải cần nhiều thời gian hơn 1 năm hay 1 năm rưỡi đó và số % chưa thể được 80 nhưng sẽ làm được, chỉ cần làm có hệ thống và có cái tâm như của bác Cu thì sẽ được. Cháu tin là như thế! Vote cho bác Cu :)
Hãy hy vọng vào 1 tương lai tươi sáng, hy vọng chứ k phải là ảo tưởng, hỡi các ông ngồi trên ạ.
Bác này viết về hiện tượng VN thì có nhiều cái đúng nhưng cũng có nhiều điểm NỔ để câu khứa vì bác làm Tư vấn em thử nêu vài điểm

1- Bác nói trong 12 - 18 tháng bác giải quyết 80% là nổ
2- Bác nói rẽ kiểu Mỹ và kiểu VN là bác không hiểu kỹ. Rẽ kiểu VN như bác nói chỉ áp dụng trong trường hợp không có đèn, phải đặt bùng binh. Rẽ thế tránh tạo xung đột đồng mức cho 2 làn xe đi thẳng. Không tin hôm này đèn chết có thằng rẽ kiểu MỸ như bác nói là cả LÀNG nằm im vì 2 làn đi thẳng bị nó chắn.
Rẽ kiểu Mỹ như bác nói thì VIệt vẫn làm với trường hợp có đèn, sẽ bỏ cái bục và mọi người chém cua ngay sang vì làn đi thẳng nói bị dừng. Hoặc có đèn cho từng hướng.
3- Bác ấy bảo tỷ lệ giao thông của nước ngoài nó gấp 3 trong khi xe cá nhân gấp 20 - 30 lần là sai. Bác thử tính xem HCM có khoang 8 triệu dân, HN khoảng 6 triệu có hộ khẩu chưa kể vãng lai vào dạng siêu đô thị rồi, Nga, Mỹ chỉ có vài thành phố to hơn thôi, nhưng diện tích thành phố của nó thì gấp nhiều lần. Thứ hai, hệ thống GT công cộng của nó gồm tầu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt bác tính xem năng lực VC của nó thế nào.
Tính diện tích hạ tầng/đầu dân thì biết chúng ta thấp ra sao.
4- Ở nước ngoài người ta hạn chế tối đa giao cắt đồng mức. Tức là hai làn xe xung đột. Vấn đề này được giải quyết bằng hệ thống cầu vượt hoành tráng. Ở VN có làm trong 18 tháng được không, muốn làm phải di dân đi, VN giải tỏa mấy con đường nhỏ tý mà thế nào có khi tính bằng thập kỷ (đường 32, đường kim liên đoạn hoàn cầu. Cầu giấy - để la thành - Hùng vương...)
Chẳng nói đâu xa các bác sang Kuala Lumper xem, tôi đi mấy nước thấy thằng này có hệ thống đường bộ văn minh nhất ASEAN, SIng cũng tắc đường ô tô và kém thằng Ma nhiều.
5- Bảo dân ta ý thức kém, phần nào đồng ý nhưng các bác thử tưởng tượng : NGười Việt ra nước ngoài đi đứng rất tử tế (vì hạ tầng nó chuẩn, luật nó nghiêm). Mấy chú ÂU, Mỹ sống VIệt lúc mới sang cũng tử tế, sống được thời gian ngắn như người Việt ngay. Bạn em Việt kiều đi bển bảo đi ngon, về HN thời gian đi sai làn phạt liên tục, đếch dám đi xe ô tô. Còn kêu bọn mày đi giỏi thật.

NH là một ma trận với 3 ngã tư một trạm hoặc có chú xxx núp (vì tắc đường cần nhiều xxx lúc rảnh. cả lúc bận đều có ý đồ kiếm cơm cho cả hệ thống), VN là một ma trận cứ 20 km có một thị trấn với máy bắn tốc độ rình sẵn. Không bác tài nào trên này dám hô "đi 2 vạn không nộp cho xxx đồng nào"

Trên đường cao tốc mà tốc độ 150 km có 8 làn xe cho một chiều, không có xung đột đồng mức thì XXX chắc móm vì mọi người luôn đi đúng tốc độ

Tóm lại : Bản chất là hạ tầng kém , như thằng HIV thì thuốc gì cũng bó tay. Muốn giải quyết bằng tình thế là không xong, phải khắc phục Hạ tầng, chữa đúng bài và chữa từ từ. Kết hợp nhiều biện pháp di dân và tái định cư. Nhưng lực thì bất tòng tâm bác ạ

Nổ như bác này nói 12- 18 tháng em đếch tin, VN cần một kiến trúc sư như Lý Quang Diệu mới thay đổi hệ thống được, không chỉ ở lĩnh vực giao thông vì nô bộc bây giờ sang lắm, với lý do lương thấp không được trả thù lao cao thì ngại vận động và làm chức trách một cách chính trực.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top