Khi tắt chức năng O/D, xe sẽ không cho hộp số hoạt động ở số cao nhất mà giới hạn ở số thấp hơn để tăng sức kéo cho xe.
Xe số tự động hiện nay với hộp số tiên tiến, điều khiển điện tử và thường có kèm chế độ bán tự động, cho phép xe lựa chọn hộp số phù hợp nhất trong từng loại địa hình, thậm chí theo thói quen đạp ga của tài xế. Nhưng trước đây, công nghệ chưa tối ưu như hiện nay, nên trên các cần số tự động có thể xuất hiện chức năng O/D để hỗ trợ. Hiện nay cũng có một số xe vẫn trang bị chức năng này, dành cho những người ưa thích cảm hứng lái.
O/D là viết tắt của OverDrive (lái vượt giới hạn). Ở đây giới hạn là tỷ số truyền, ở mức 1,00:1. O/D On tức cho phép xe chạy ở chế độ hộp số có tỷ số truyền vượt qua giới hạn 1,00:1, O/D Off tức giới hạn ở 1,00:1.
Ví dụ một hộp số tự động 6 cấp có cấu tạo tỷ số truyền như sau:
Số 1: 2,97:1
Số 2: 2,07:1
Số 3: 1,43:1
Số 4: 1,00:1
Số 5: 0,84:1
Số 6: 0,56 :1
Như vậy trong trường hợp này, O/D On tức cho phép xe chạy lên đến số 5 và số 6, có tỷ số truyền qua mức giới hạn 1,00:1.
Khi nhấn O/D OFF, chúng ta kiểm soát hộp số không cho chuyển lên cấp số cao nhất, mà chỉ lên đến cấp nào có tỷ số truyền 1:1 là dừng. Trong ví dụ trên thì hộp số sẽ giới hạn ở số 4.
Lúc này, vòng tua máy cao hơn, xe khỏe hơn. Do đó, nếu di chuyển bình thường, O/D luôn ở chế độ On. Tài xế chủ động tắt O/D (về Off) thường trong những tình huống như: đi chậm đường kẹt xe, tăng tốc gấp để vượt, leo dốc không cao lắm, xuống dốc... để tận dụng lực kéo của số 4.
Có một vấn đề đặt ra là: tại sao đã là số tự động - việc sang số được quyết định bởi ECU tùy thuộc vào điều kiện chạy xe tại thời điểm đó, mà lại sinh ra O/D Off để làmgì?
Câu trả lời là: việc sang số phụ thuộc vào điều kiện chạy xe, ví dụ vận tốc xe, vòng tua máy, chênh lệch độ cao giữa 2 trục... nhưng đôi khi các thông số đó không đủ để ECU ra quyết định sang số phù hợp (ví dụ như trường hợp đổ đèo), lúc này tài xế phải giúp ECU bằng cách chọn phương án phù hợp O/D Off hoặc L1, L2 để lái xe an toàn hơn.
Giả sử đổ dốc rộng thênh thang không có cua, đường vắng thì để D đổ dốc 80 km/h cũng không sao, nhưng nếu cua liên tiếp mà chạy ở vận tốc này thì dễ mất kiểm soát, gây tai nạn do đó cần chạy số thấp hơn, dùng phanh động cơ ghì xe. Nếu lạm dụng đạp phanh liên tục để hãm tốc sẽ dẫn tới cháy má phanh giữa đèo, như nhiều trường hợp các xe khách hay gặp.
Các cụ thấy hữu ích, các cụ mời em ly vodka nha
Xe số tự động hiện nay với hộp số tiên tiến, điều khiển điện tử và thường có kèm chế độ bán tự động, cho phép xe lựa chọn hộp số phù hợp nhất trong từng loại địa hình, thậm chí theo thói quen đạp ga của tài xế. Nhưng trước đây, công nghệ chưa tối ưu như hiện nay, nên trên các cần số tự động có thể xuất hiện chức năng O/D để hỗ trợ. Hiện nay cũng có một số xe vẫn trang bị chức năng này, dành cho những người ưa thích cảm hứng lái.
O/D là viết tắt của OverDrive (lái vượt giới hạn). Ở đây giới hạn là tỷ số truyền, ở mức 1,00:1. O/D On tức cho phép xe chạy ở chế độ hộp số có tỷ số truyền vượt qua giới hạn 1,00:1, O/D Off tức giới hạn ở 1,00:1.
Ví dụ một hộp số tự động 6 cấp có cấu tạo tỷ số truyền như sau:
Số 1: 2,97:1
Số 2: 2,07:1
Số 3: 1,43:1
Số 4: 1,00:1
Số 5: 0,84:1
Số 6: 0,56 :1
Như vậy trong trường hợp này, O/D On tức cho phép xe chạy lên đến số 5 và số 6, có tỷ số truyền qua mức giới hạn 1,00:1.
Khi nhấn O/D OFF, chúng ta kiểm soát hộp số không cho chuyển lên cấp số cao nhất, mà chỉ lên đến cấp nào có tỷ số truyền 1:1 là dừng. Trong ví dụ trên thì hộp số sẽ giới hạn ở số 4.
Lúc này, vòng tua máy cao hơn, xe khỏe hơn. Do đó, nếu di chuyển bình thường, O/D luôn ở chế độ On. Tài xế chủ động tắt O/D (về Off) thường trong những tình huống như: đi chậm đường kẹt xe, tăng tốc gấp để vượt, leo dốc không cao lắm, xuống dốc... để tận dụng lực kéo của số 4.
Có một vấn đề đặt ra là: tại sao đã là số tự động - việc sang số được quyết định bởi ECU tùy thuộc vào điều kiện chạy xe tại thời điểm đó, mà lại sinh ra O/D Off để làmgì?
Câu trả lời là: việc sang số phụ thuộc vào điều kiện chạy xe, ví dụ vận tốc xe, vòng tua máy, chênh lệch độ cao giữa 2 trục... nhưng đôi khi các thông số đó không đủ để ECU ra quyết định sang số phù hợp (ví dụ như trường hợp đổ đèo), lúc này tài xế phải giúp ECU bằng cách chọn phương án phù hợp O/D Off hoặc L1, L2 để lái xe an toàn hơn.
Giả sử đổ dốc rộng thênh thang không có cua, đường vắng thì để D đổ dốc 80 km/h cũng không sao, nhưng nếu cua liên tiếp mà chạy ở vận tốc này thì dễ mất kiểm soát, gây tai nạn do đó cần chạy số thấp hơn, dùng phanh động cơ ghì xe. Nếu lạm dụng đạp phanh liên tục để hãm tốc sẽ dẫn tới cháy má phanh giữa đèo, như nhiều trường hợp các xe khách hay gặp.
Các cụ thấy hữu ích, các cụ mời em ly vodka nha